K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2017

Đáp án: C

Giải thích: Mục…IV bài 17….Trang…101...SGK Lịch sử 11 cơ bản

15 tháng 8 2018

Đáp án là C

22 tháng 12 2019

Đáp án là B

23 tháng 2 2021

Câu 9. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?

A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.

C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.

*Câu 10. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?

A. Trận En Alamen (10/1942).

B. Trận Xtalingrat (11/1942).

C. Trận Beclin (4/1945).

D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).

23 tháng 2 2021

Câu 9. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?

A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.

C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.

*Câu 10. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?

A. Trận En Alamen (10/1942).

B. Trận Xtalingrat (11/1942).

C. Trận Beclin (4/1945).

D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).

 
9 tháng 12 2019

Đáp án C

27 tháng 7 2017

Đáp án C

Mĩ ném bom làm tổng số người Nhật bị thiệt mạng lên đến 300.000 người lúc ban đầu, và thêm nhiều người chết vì di chứng nhiễm phóng xạ trong nhiều năm kế tiếp. Có sự tranh cãi về việc có cần thiết phải thả bom nguyên tử trên đất Nhật hay không. Phía Mỹ vẫn cho rằng việc này đã dẫn đến việc Nhật đầu hàng một cách mau chóng, tránh thương vong cao cho quân Mỹ nếu đánh vào Nhật bằng chiến tranh quy ước (như kinh nghiệm đánh lên hai đảo Iwo Jima và Okinawa đã cho thấy). Ngược lại, những người phản đối hành động này cho rằng hành động ném bom của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc tối thiểu là tránh đánh vào thường dân, bởi ở Hiroshima và Nagasaki hầu hết chỉ là dân thường và chỉ có ít cơ sở quân sự tại đây. Những người này đặt ra câu hỏi: Nếu việc sử dụng bom nguyên tử là cần thiết, tại sao Mỹ lại ném vào thành phố đông dân cư mà không ném vào các căn cứ quân sự lớn của Nhật như quân cảng Yokosuka hay Sasebo? Những người phản đối vụ ném bom tin rằng Mỹ đã hành động theo lối thực dụng: họ muốn các cơ sở quân sự của Nhật còn nguyên vẹn để có thể thu được chiến lợi phẩm là các tài liệu nghiên cứu, vũ khí kiểu mới hoặc các nhà khoa học giỏi của Nhật; việc ném bom thành phố thường cũng đủ gây chấn động mà lại đảm bảo không làm Mỹ mất đi chiến lợi phẩm của mình.

Sau này, khi đã có bom nguyên tử trong tay, để đánh gục hẳn sức chiến đấu của phe phát xít, chấm dứt hoàn toàn trận chiến dai dẳng hao người tốn của giữa phát xít và phe đồng minh, Mỹ đã quyết định dùng đến phương án cuối cùng: đó là thả bom nguyên tử xuống 2 cơ sở tàng trữ vũ khí hàng đầu của Nhật Bản là Nagasaki và Hiroshima.

Tuy nhiên trong vài tháng trước khi ném hai quả bom nguyên tử kia, Mỹ đã rải hơn 63 triệu truyền đơn xuống 33 thành phố trên khắp nước Nhật, trong đó đưa ra cảnh báo về việc đánh bom dữ dội các thành phố chính của Nhật Bản:

Hãy đọc thật kỹ vì nó có thể cứu lấy mạng sống của chính bạn, người thân hay bạn bè của bạn.

Trong vài ngày tới, một số hoặc tất cả những thành phố được liệt kê trong danh sách ở mặt sau truyền đơn này sẽ bị phá hủy bởi những quả bom của người Mỹ. Những thành phố này đang sở hữu các hãng xưởng, nhà máy lắp ráp chế tạo thiết bị quân sự.

Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt tất cả những trang thiết bị mà các phe phái quân sự đang sử dụng để kết thúc cuộc chiến vô nghĩa này. Nhưng, không may, những quả bom không có mắt.

Vì vậy, theo các chính sách nhân đạo của Mỹ, Không quân Mỹ, chúng tôi không muốn làm tổn thương người vô tội, do đó chúng tôi cảnh báo và yêu cầu bạn hãy di tản khỏi những thành phố được liệt kê để cứu lấy mạng sống của chính bạn.

Người Mỹ không chiến đấu chống lại nhân dân Nhật Bản, mà chiến đấu chống lại các thế lực quân sự đang sử dụng nhân dân Nhật Bản. Nền hòa bình mà Mỹ mang lại sẽ giải thoát cho người dân như các bạn đang phải sống trong sự áp bức của quân đội Nhật và đồng thời cũng có ý nghĩa mang đến một Nhật Bản mới tốt đẹp hơn.

Các bạn có thể mang hòa bình trở lại bằng cách chọn ra những người lãnh đạo mới và giỏi, những người thật sự muốn kết thúc chiến tranh.

Chúng tôi không thể hứa rằng những thành phố này sẽ được an toàn, một số hoặc tất cả sẽ bị phá hủy. Do vậy, hãy chú ý đến cảnh báo này và sơ tán khỏi các thành phố này ngay lập tức!

Với cảnh báo này, quân Nhật vẫn không đầu hàng. Tuy nhiên, người Nhật đã coi trọng những gì được viết trong truyền đơn, khá nhiều người Nhật đã rời khỏi các thành phố chính. Chính phủ Nhật lúc bấy giờ đã bắt giữ bất cứ ai lưu trữ các tờ truyền đơn này vì không muốn đầu hàng.

Nước Mỹ yêu cầu các bạn ngay lập tức tuân thủ những gì chúng tôi nói trong truyền đơn này.

Chúng tôi đang sở hữu những quả bom kinh khủng nhất lịch sử loài người. Một trong số những quả bom mà chúng tôi đang nghiên cứu có sức công phá đến hơn 2.000 lần những gì mà một cái máy bay khổng lồ B-29 có thể mang lại.

Thực tế khủng khiếp này là một lý do để bạn suy nghĩ và chúng tôi bảo đảm rằng điều đó là tuyệt đối chính xác.

Chúng tôi chỉ mới bắt đầu sử dụng loại vũ khí này để chống lại quê hương các bạn. Nếu các bạn vẫn nghi ngờ, hãy xem lại những gì đã xảy ra ở Hiroshima khi chỉ có một quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố đó.

Trước khi sử dụng bom này để tiêu diệt mọi nguồn lực của quân đội mà họ có được để kéo dài cuộc chiến tranh vô ích này, chúng tôi kêu gọi các bạn hãy yêu cầu Nhật Hoàng kết thúc chiến tranh. Tổng thống của chúng tôi đã soạn ra cho các bạn 13 quyền lợi bảo đảm cho một lần đầu hàng danh dự. Chúng tôi khuyến khích bạn chấp nhận những quyền lợi này và bắt đầu công việc xây dựng một nước Nhật mới, một Nhật Bản tốt hơn và yêu hòa bình.

Các bạn nên bắt đầu thực hiện những bước cần thiết để đình chiến. Nếu không, chúng tôi sẽ kiên quyết sử dụng bom này và tất cả các loại vũ khí vượt trội khác để phản ứng kịp thời và kết thúc chiến tranh.

Song song với việc này, Mỹ tiếp tục rải truyền đơn xuống các thành phố khác của Nhật Bản, cảnh báo họ về việc thả quả bom tiếp theo.

9 tháng 3 2021

 

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Giới sử học cũng có nhiều tranh cãi rằng việc thả bom nguyên tử có thực sự khiến Nhật Bản quyết định đầu hàng hay không (bởi nhiều thành phố Nhật trước đó đã bị bom san phẳng mà Nhật vẫn không đầu hàng), hay đó là do quyết định tham chiến chống Nhật của Liên Xô khiến Nhật Bản không còn phương án tác chiến khả thi (do phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng lúc).

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nó đã gây bao nhiêu thương tích cho người dân.