K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2021

Sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua vì vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic, đồng thời các prôtêin phức tạp đã chuyển thành các prôtêin đơn giản dễ tiêu ; sản phẩm axit  lượng nhiệt dược sinh ra  nguyên nhân làm sữa đông tụ.
----đây nha bạn.

23 tháng 3 2023

Giải thích hiện tượng sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng đông đặc sau khi lên men: Khi lên men, vi khuẩn lactic chuyển hóa đường có trong sữa thành acid lactic, làm giảm độ pH trong dịch sữa. Khi pH giảm, protein trong sữa kết tủa lại, chuyển sang dạng đông đặc. Do đó, khả năng đông tụ sữa cũng là tiêu chí đánh giá sự thành công của việc làm sữa chua.

17 tháng 8 2023

Tham khảo

a.

- Nhận xét về trạng thái, mùi vị của sữa chua sau khi lên men:

+ Màu sắc sữa chuyển từ màu trắng sang trắng ngà.

+ Trạng thái từ lỏng sang đông tụ (đặc sệt lại).

- Giải thích những biến đổi trong thí nghiệm làm sữa chua: Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa chua thành acid lactic, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu; sản phẩm acid và lượng nhiệt dược sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ. Vì thế sữa chua có vị ngọt của sữa giảm hơn so với nguyên liệu sữa ban đầu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ.

b.

- Khi làm dưa chua nên phơi héo rau vì: Khi phơi nắng, giúp làm giảm lượng nước trong dưa, làm dưa muối giòn hơn và ít bị khú. Đồng thời, việc phơi nắng cũng giúp phân giải các chất gây hại tồn dư trong dưa, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng sau này.

- Khi muối dưa cần cho thêm đường vì: Thêm 1 - 2 thìa đường để cung cấp thêm thức ăn cho vi khuẩn lactic nhất là đối với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.

- Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.

14 tháng 3 2021

bn nên hiowir chị gg chứu ko nên hỏi ở đây

14 tháng 3 2021

1) Ủ trong vòng 8 tiếng là đủ để đông, nếu lâu hơn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua.

2) Do sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra.

3) Protêin

4) Khi lên men thành sữa chua (ủ men) thì nó có cấu trúc liên kết mạch yếu. Nếu không giữ trong tủ lạnh thì quá trình lên men sẽ tiếp tục diễn ra → phá vỡ cấu trúc → sữa chua bị vữa nát, trở nên quá chua.

9 tháng 4 2021

Tạo môi trường kị khí, giảm hoạt động của vi sinh vật 

23 tháng 4 2021

a. do vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic nên độ pH trong sữa giảm, casein trong sữa sẽ đông tụ và làm cho sữa từ lỏng trở thành sệt.

b. cho thêm sữa chua làm men cái chứa các vi sinh vật lên men là vi khuẩn lactic. Sữa chua dùng làm men cần được để hết lạnh hoàn toàn hoặc chuyển về trạng thái lỏng giúp khâu trộng sữa chua cái với phần sữa chua còn lại dễ dàng hơn, và giúp cho vi khuẩn không bị ảnh hưởng khi chuyển từ môi trường lạnh sang môi trường ấm, ngoài ra sữa chua cái đặc khi trộn sẽ khuấy mạnh tay ảnh hưởng đến hoạt động của vsv

c. nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến cường độ phát triển và còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của vi sinh vật có lợi. Vsv phát triển mạnh ở nhiệt độ ở 40 – 44 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn thì lên men kém, cao hơn thì mất men

e. vi khuẩn lactic

f. Để bên ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại trong sữa chua lên men nhanh => sữa chua sẽ nhanh hư và khó bảo quản. Vì thế phải bỏ vào tủ lạnh để bảo quản tốt và giảm sự lên men của vi sinh.

23 tháng 3 2023

Khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi để tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, tránh nhiễm khuẩn vào nguyên liệu, đảm bảo cho quá trình lên men sữa chua được thành công.