K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

vì nơi đây gắn liền với những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của dân tộc

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Một số vấn đề xã hội:

+ Hành trang cuộc sống

+ Ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ

+ Tinh thần yêu nước trong dịch bệnh

+ Bảo vệ môi trường

+ Trân trọng cuộc sống

+ ....

- Đó là những vấn đề xã hội cần có ý kiến vì đều đề cập đến những vấn đề nóng hổi trong xã hội, được nhiều người quan tâm và bàn luận, có có sự phân tích, đánh giá để đưa ra những kết luận khách quan.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Đề bài: Thuyết minh Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung). Từ ý kiến trên, hãy trình bày ý kiến của anh/chị về việc rèn luyện tài, đức và trách nhiệm với quốc gia của mỗi con người.

Gần đây đài, báo đưa tin về một trào lưu mới của các công chức trẻ tuổi: rời bỏ công sở nhà nước gia nhập đội ngũ kinh tế tư nhân. Trào lưu này nói lên điều gì? Phải chăng đó là do Chính phủ sử dụng nhân tài chưa hợp lý? Hay là do trách nhiệm công dân của thế hệ trẻ đang giảm sút nghiêm trọng? Dù nguyên nhân nào, cũng thấy nổi cộm vấn đề cơ bản của một quốc gia đang phát triển - người hiền tài và vai trò, trách nhiệm của họ đối với đất nước.

 

Ngay từ thế kỉ XV, cha ông ta đã đề cao tầm quan trọng đặc biệt của người hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Đó là câu mở đầu bài văn bia được khắc trên bia tiến sĩ đầu tiên (năm Nhâm Tuất, 1442) ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Thân Nhân Trung soạn dưới sự cho phép của vua Lê Thánh Tông, vào năm 1484. Như chúng ta đều biết, ở đời vua Lê Thánh Tông, nước ta được coi là ổn định, dân sống no ấm, xã hội thịnh vượng, đặc biệt những năm niên hiệu Hồng Đức. Nhân dân được mùa (1495), vua Lê Thánh Tông đã lập hội Tao Đàn gồm nhị thập bát tú (28 vị văn thần), vua là Tao Đàn nguyên súy, con Thân Nhân Trung được cử làm Tao Đàn phó nguyên súy cùng với Đỗ Nhuận. Sau khi đỗ tiến sĩ (năm 1469), Thân Nhân Trung lần lượt trải qua nhiều chức quan cao dưới triều Lê Thánh Tông như Quốc Tử Giám Tế tửu, Hàn lâm viện thị độc, Đông các đại học sĩ, ... Sơ lược về tiểu sử Thân Nhân Trung như vậy để chúng ta thấy một phần lý do xã hội thời Lê Thánh Tông phát triển - vua chọn và sử dụng được hiền tài, trong số đó có Thân Nhân Trung.

Tại sao nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và hiền tài quyết định “thế nước mạnh, yếu”? Hiền tài theo cách nói của người xưa có nghĩa là người có đức và có tài (người xưa nhấn mạnh đức trước tài). Người có tài và có đức chính là nguồn lực tiềm ẩn (nguyên khí) tiềm tàng trong mỗi quốc gia. Đất nước phồn vinh, phát triển đi lên (thế nước mạnh, rồi lên cao) là nhờ nguồn lực hiền tài được phát huy mạnh mẽ (nguyên khí mạnh, ngược lại, nguồn lực hiền tài nếu không được phát huy (nguyên khí suy) đất nước sẽ suy thoái đi xuống (thế nước yếu, rồi xuống thấp). Điều này có ý nghĩa như một quy luật tất yếu. Bởi người tài đức là người vừa có tài, vừa biết thương yêu chăm lo cho dân, họ sẽ dựa trên lợi ích của dân dùng tài năng của mình để hoạch định những chính sách có tầm cỡ chiến lược, những sách lược hợp lý, sắc bén có tác dụng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao... của đất nước. Xã hội ổn định, thịnh vượng sẽ tạo phúc lợi cao, bảo đảm cho người dân một đời sống ấm no, sung túc. 

Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ Đinh, Lý, Trần, Lê,... đến Nguyễn đều đã chứng minh quy luật sống còn của triều đại và quốc gia. Trong các đời vua đầu của mỗi triều đại, thường là các vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông,... khi các vua mới lập quốc, đều hết lòng hết sức với vận mệnh quốc gia, biết sử dụng hiền tài làm cho đất nước phát triển đi lên. Nhờ hiền tài được trọng dụng, sức dân được động viên, các vua Trần đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Mông - Nguyên - đế quốc hùng mạnh nhất thế giới hồi đó. Sang đời Lê, Lê Lợi do biết dùng tài năng của quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi kết hợp với sức mạnh tổng hợp quân dân cho nên đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, đưa lịch sử đất nước sang trang mới. Lê Thánh Tông sáng suốt minh oan và phục hồi vẹn toàn danh dự cho vị công thần khai quốc nhà Lê, chấm dứt nghi án về cuộc đời đau thương mà vĩ đại của Ức Trai ... Rõ ràng các bậc hiền tài được vua trọng dụng đều đã không phụ lòng dân nước. 

 

Đến các đời vua cuối, một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tan nhà, mất nước chính là việc vua không nghe lời can gián của các triều thần hiền tài mà nghe lời xúi giục của kẻ gian thần, mải mê ăn chơi hưởng lạc, xao nhãng triều chính. Xem xét lịch sử xưa nay đều thấy công lao đức độ của hiền tài thật có ý nghĩa quyết định đối với vận nước, thế nước. Hiền tài được phát triển và cống hiến luôn là động lực thúc đẩy quốc gia tiến bộ nhờ các chính sách phục quốc, an dân. Ngược lại, khi hiền tài phải náu thân nơi thôn cùng xóm vắng, ấy là lúc đất nước lâm nguy bởi những người đứng đầu không còn đặt lợi ích dân, nước lên trên hết.

Soạn bài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 

Với tư cách là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta cần phải phấn đấu trở thành hiền tài góp phần đưa thể nước đi lên, góp phần “giữ lấy nước” để không phụ công cha ông “dựng nước” như lời Bác Hồ đã dạy. Làm thế nào để trở thành hiền tài? Theo tôi, điều này vừa khó vừa không khó. Khó ở chỗ, sự thông minh cũng như tài năng, trí tuệ là những cái bẩm sinh, dù muốn con người cũng không thể cải tạo được bộ não mà cha mẹ đã tạo tác cho mình. Song lại không khó ở chỗ, hiền tài không phải chỉ là những nhân tài xuất chúng siêu việt mà hiền tài có thể là những con người bình thường có tâm và có một tầm trí tuệ đủ để giải quyết tốt những vấn đề của quốc gia, xã hội. Và việc nước thì thật vô cùng rộng lớn muôn mặt. Mỗi người hiền tài cũng chỉ góp một phần nhỏ bé mà thôi. Vậy nên, nếu có ý chí quyết tâm, thế hệ trẻ chúng ta có thể tu dưỡng để góp phần nhỏ bé đó của mình cho sự đi lên của thế nước. Chúng ta cần phải học tập và rèn đức luyện tài thế nào? Theo tôi, điều trước hết là việc “rèn đức”, đúng như ông cha ta từng quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Lễ” và “đức” không có gì cao xa, mà chính là tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương đất nước, là tấm lòng báo đáp công ơn cha mẹ, thầy, cô, xứ sở và một ý thức về nghĩa vụ công dân cao cả - dốc hết sức mình làm cho xã hội ngày càng công bằng, dân chủ và phồn vinh hơn. Nghe lí thuyết thì có vẻ văn hoa xa vời, nhưng bạn hãy nhìn thực tế những con người đang ngày đêm “rèn đức” quanh mình, họ đâu có gì xa xôi không tưởng? Những bạn học sinh sinh viên vượt lên hoàn cảnh gia đình miệt mài học tập. Những bạn trẻ hi sinh cả mùa hè nghỉ ngơi hoặc kiếm sống để tham gia các phong trào tình nguyện Tiếp sức mùa thi, Vì màu xanh đất nước hay Trách nhiệm - Tình thương,... Những người hiến máu nhân đạo, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, dũng cảm chống lại tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện,... Tôi nghĩ rằng, từ những việc làm nho nhỏ ấy, thế hệ trẻ sẽ dần học được cách sống quan tâm, chia sẻ với cộng đồng cũng như dần thấu hiểu ý nghĩa vô giá của tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở 

Đồng thời với “rèn đức”, chúng ta còn phải chú trọng “luyện tài”, bởi nếu chỉ có “đức” người ta có lẽ chỉ làm được ông Bụt mà thôi. Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”.

Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”. 

Trong lịch sử thời hiện đại ở nước ta, có lẽ chưa bao giờ vấn đề người hiền tài và sử dụng người hiền tài lại được đặt ra khẩn thiết như hôm nay. Vô vàn những bài toán kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục năm giải đang đòi hỏi thế hệ trẻ tham gia trí tuệ. Một trong các “quốc sách” hàng đầu của đất nước hiện nay phải là “đào tạo và sử dụng hiền tài” - phát huy “nguyên khí quốc gia”. Có tư tưởng đúng đắn mới thành công một nửa, nếu tư tưởng không được thực hành thì tất cả lại chỉ là lời nói suông. Vận mệnh đất nước và cuộc sống của chính gia đình mình đang từng phút giây kêu gọi trách nhiệm “rèn đức luyện tài” của mỗi bạn trẻ chúng ta.

10 tháng 3 2021

Đoạn văn mà bạn 

TK#

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cấp sách đến trường, tôi đã được các thầy cô dạy về lòng tự hào quê hương.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng.
Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.
Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn.
Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.
Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.
Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc.
Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm.

Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.
Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.

10 tháng 3 2021

đoạn văn chứ không phải bài văn nha em

10 tháng 3 2021

tham khảo dàn ý :

Dàn ý chi tiết:
1, Mở bài
-Chủ nghĩa nhân văn là một nội dung xuyên suốt của văn học trung đại Việt Nam.
-Tư tưởng nhân văn không chỉ thể hiện ở cảm hứng xót thương đồng cảm với số phận của con người mà còn biểu hiện ở cảm hứng ngợi ca.
-Nằm trong suối nguồn của tư tưởng dân tộc, văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung) đã ngợi ca vai trò vị trí của con người, đặc biệt là những người tài đối với đất nước.
2, Thân bài
a, Thân Nhân Trung (1418-1499)-tác giả của văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- là một trí thức nổi tiếng thời hậu Lê. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469. Ông nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông ban chức Tao đàn phó nguyên súy.
b, Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ra đời trong bối cảnh phục hưng văn hóa, phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài ở triều Lê
+Từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lễ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.
+“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trích trong “Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba” do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức.
+Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội). Văn bia (văn kí khắc trên bia đá) nhằm ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
c, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được viết theo thể văn nghị luận trung đại.
d, Với cách lập luận kiểu diễn dịch bằng cách so sánh và nghệ thuật đối, ngay từ đầu, tác giả đã nêu lên một chân lí hiển nhiên, rõ ràng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
-Hiền tài là những người tài cao học rộng và có đạo đức
-Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
-Như vậy đối với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc, người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu.
-Hiền tài có quan hệ chặt chẽ với sự thịnh suy của đất nước:
+ “Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao.”
+ “Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”
→Có thể thấy hiền tài có vai trò quyết định đối với vận mệnh đất nước, quyết định sự thịnh suy, tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc.
e, Bởi “kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế” nên “các đấng thánh đế minh vương” luôn luôn “lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
-Các nhà nước phong kiến Việt Nam- các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” :
+ Các vị vua ghi danh, ban chức tước cho người hiền: “đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”
+Hiền tài còn được khắc tên, bày tiệc mừng “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ”
+Chẳng những thế, minh quân triều Lê còn cho “dựng đá đề danh” hiền tài “đặt ở cửa Hiền Quan” (Quốc Tử Giám).
→Những việc làm ấy, những chính sách ấy đã thể hiện được sự quan tâm, trân trọng của các thánh đế minh vương đối với người hiền, có tác dụng khuyến khích hiền tài.
g, Đặc biệt là việc dựng đá đề bia khắc tên những người đỗ Tiến sĩ có ý nghĩa vô cùng to lớn:
-Trước tiên, việc làm đó đã khuyến khích được người hiền ra giúp nước, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn giũa danh tiết gắng sức giúp vua.
-Đồng thời việc làm này cũng có tác dụng ngăn ngừa điều ác, kẻ ác khiến cho ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy; kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
-Đối với đất nước, việc khắc bia Tiến sĩ có tác dụng “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai”, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển “rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nước nhà
h, Với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sâu sắc; kết cấu logic đầy sức thuyết phục và sự vận dụng linh hoạt các kiểu câu, đặc biệt là câu hỏi tu từ, "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" xứng đáng làm một văn bản nghị luận xuất sắc thời trung đại.
3. Kết bài:
-"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" là một trong những áng văn nghị luận xuất sắc thời trung đại.
-Tác phẩm thể hiện tư tưởng đúng đắn và sáng ngời của thời đại Lê Thánh Tông: coi trọng, tôn vinh hiền tài, khuyến khích phát triển giáo dục.
-Những tư tưởng đúng đắn mới mẻ trong bài đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

10 tháng 3 2021

Thân Nhân Trung là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ, tài năng và là một nhà giáo mẫu mực của thời đại. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong số đó “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một tác phẩm tiêu biểu. Nó không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà tác phẩm ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị khi mà trong xã hội hiện nay giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu.

Tác phẩm đã nêu lên ý nghĩa và mục đích của việc dựng bia tiến sĩ. Muốn đất nước yên bình thì việc đầu tiên là phải tôn vinh những hiền tài có công lớn với đất nước, ghi công để khích lệ động viên họ.

 

Câu mở đầu tác phẩm khiến chúng ta càng thêm khâm phục sự tài đức và khéo léo trong lối hành văn của ông “Tôi dẫu nông cạn vụng về nhưng đâu dám từ chối xin kính cẩn chấp tay cúi đầu mà làm bài kỉ” thiện sự khiêm tốn của người viết. Sau đó ông khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với sự suy vong của đất nước. Những từ ngữ với kết cấu chặt chẽ, hợp lý rõ ràng bắt đầu được đưa ra với đầy sức thuyết phục “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp…”. Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao học rộng và có đạo đức. Hiền tài là nguyên khí nghĩa là khẳng định những người có tài cao học rộng và có đạo đức sẽ làm nên vận mệnh của đất nước. Người hiền tài có vai trò quyết định đến sự suy thịnh của đất nước. Hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu, người hiền tài chính là sự kết tụ của tinh hoa đất trời và của dân tộc.

Sau đó ông khẳng định ông nêu việc đào tạo nhân tài là một việc rất quan trọng “Vì vậy các đấng thánh đế minh chẳng ai là không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Tiếp đó để làm sáng hơn cho luận điểm, ông viết “đã yêu mến cho khoa danh lại đỗ cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên tháp ở Pháp Nhạn ban cho Danh hiệu Long hổ bày tiệc Văn hỉ”. Sau mỗi khoa thi “Triều đình mừng được người tài không có việc gì lắm đến mức cao nhất”. Bằng lối hành văn súc tích, tác giả đã nêu bật lên vai trò của các bậc hiền tài. Nhưng tác giả cũng cho rằng những thiết đãi, trọng dụng của triều đình với các bậc hiền tài như thế vẫn là chưa đủ so với sự chăm lo cống hiến của các bậc hiền tài cho đất nước. Tác giả nêu rằng như vậy ta phải khắc tên bia đá cho các chiến sĩ để tên tuổi và công danh của các bậc hiền tài được lưu tiếng thơm đến muôn đời sau, và cũng để cho xứng với sự cống hiến của các bậc hiền tài cho đất nước, khích lệ những người tài ở khắp mọi nơi trên đất nước thấy được sự trọng dung nhân tài của triều đình mà ra sức giúp vua giúp nước xây dựng non sống mở mang bờ cõi “Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa hiền quan khiến cho kẻ sĩ chông vào mà phấn trấn hâm mộ rèn luyện danh tiết ráng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu.” Vậy còn trách nhiệm của kẻ sĩ chốn lều tranh là phải như thế nào? Là phải “ra sức báo đáp” ân đức của thánh đế, của triều đình.

 

Thân Nhân Trung tiếp tục ngợi ca các bậc hiền tài đức độ “Có người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng” bên cạnh đó tác giả cũng đem lời chỉ trích với những kẻ âm mưu, mưu đồ hại nước “cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác”. Và ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia mộ một lần nữa “Có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được” thế thì việc khắc bia mộ lợi ích rất nhiều “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”. Với lối liệt kê trùng điệp, đối lập kết hợp giọng văn trang trọng cùng lối nói mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu đã khiến cho chúng ta thấy được tác dụng to lớn của việc khắc bia mộ. Nhân tài của nước ta không nhiều nhưng cũng không quá hiếm hoi nhưng để họ trở thanh nhân tài thì triều đình, đất nước cần có những chính sách hiệu quả. Tấm bia đá sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước.

Đọc tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ta hiểu rõ hơn về nền văn hiến của dân tộc, biết được vai trò quan trọng của việc trọng dụng nhân tài và ý nghĩa to lớn của việc lập bia tiến sĩ.

Kết cấu đầu cuối của đoạn trích có sự tương ứng và phần trước làm tiền đề cho phần sau bởi mở đầu tác giả khẳng định vai trò của hiền tài “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” khẳng định vai trò quan trọng to lớn của hiền tài không bao giờ thay đổi trong mọi thời đại, phần sau Thân Nhân Trung nêu lên ý nghĩa sâu xa của việc khắc bia mộ tiến sĩ. Với những lập luận hùng hồn, đối lập, nghệ thuật liệt kê trùng điệp đối lập làm lay động lòng người khiến cho các bậc hiền tài ngày càng phấn đấu xây dựng đất nước. Bên cạnh đó tác phẩm không chỉ nhấn mạnh sự quan trọng của hiền ài trong xã hội triều Lê mà trong mọi thời đại thì hiền tài luôn giữ một vai trò quan trọng “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

Cuối cùng tác phẩm muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc lập bia tiến sĩ vừa để tạo tiêng thơm, danh tiếng cho người tài vừa để họ một lòng tận trung với nước bên cạnh đó còn để răn dạy những kẻ có ý đồ xấu biết lấy đó mà sáng lòng lương thiện. Vậy việc lập bia đá là hoàn toàn quan trọng và có ý nghĩa to lớn.

Bài viết của Thân Nhân Trung như một tiếng chuông làm thức tỉnh lòng yêu nước,muốn được cống hiến cho đất nước của các bậc hiền tài.Đây không chỉ là bài học về việc xây dựng đất nước giàu mạnh trong xã hội thời Lê mà còn là bài học cho ngày nay khi mà giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.

1 tháng 11 2016
Ca dao – dân ca là một thể loại văn học dân gian có khả năng đi sâu phản ánh mọi mặt cuộc sống của nhân dân lao động. Phong tục cưới xin cũng là một để tài quen thuộc mà ca dao thường quan tâm, miêu tả. Với cái nhìn hóm hỉnh, hài hước, tác giả dân gian phản ánh phong tục cưới xin ngày xưa qua bài ca dao sau đây: Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…  Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : dù trong cảnh sống nghèo khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui. Người bình dân đã tìm thấy niềm vui ngay trong cảnh nghèo như thế. Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân trong ca dao. Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo. Lại chọn đúng cảnh đám cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cưới, để vui, để thể hiện lòng yêu đời, ham sống. Khi người ta tự cười mình thì tiếng cười ấy bộc lộ rõ nhất bản lĩnh và quan niệm sống của họ. Vậy thì ở đây, người nông dân đã tự cười mình như thế nào và tiếng cười ấy đã cho ta thấy tâm hổn của họ ra sao?  Bài ca dao là cuộc đối thoại lí thú giữa chàng và nàng. Các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh trào lộng, hài hước để thể hiện nội dung trữ tình. Tình yêu của chàng trai và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân. Để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương.  Đứng trước sự việc hệ trọng của đời người, chàng và nàng không còn mơ mộng như lúc mới yêu nhau được nữa. Hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức trình quan viên hai họ về dự định cho đám cưới nay mai.  Sự lí thú bắt đầu từ chỗ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình toan dẫn cưới khi anh ta chưa hể hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì. Chàng trai hồn nhiên giãi bày: Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.  Lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai. Nhà nghèo thật nhưng cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục ? Sự khoác lác, ba hoa của chàng trai được tác giả hé mở qua từ toan: Cưới nàng, anh toan dẫn voi… một ý định phi lí khó có thể thành hiện thực. Chàng trai đã khôn ngoan đưa ra những lễ vật chỉ có trong tưởng tượng của mình. Đó là voi, trâu, bò… toàn những con vật quý hiếm hoặc đắt tiền, có khi cả đời anh ta không thể nào mua được.  Để trấn an người yêu, bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng trai đã “tưởng tượng” ra lễ cưới thật sang trọng, lình đình. Ai ngờ mỗi lần công bố lại là một lần thay đổi, mỗi lần thay đổi lại được giải thích bằng lí do nực cười: dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ máu hàn và dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân. Lí lẽ của chàng trai thoạt nghe cũng có vẻ chấp nhận được. Chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật nêu trên một cách khôn ngoan: phần vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái (từ sợ được lặp lại ba lần). Đúng là một chàng rể chu đáo, cẩn thận, ai nỡ ngờ vực lòng thành của chàng.  Đọc kĩ, ta sẽ thấy với lối nói giảm dẫn: voi – trâu – bò – chuột, chàng trai đã khéo léo đánh đồng con voi, con trâu, con bò với con chuột, vì chúng đều là thú bốn chân! Sự khéo léo còn được tô vẽ bằng hình ảnh hài hước: dẫn con chuột béo, tức là lễ vật cũng đàng hoàng, tươm tất để mời dân mời làng, nào có thua kém gì so với các lễ vật khác.  Bằng biện pháp trào phúng sắc sảo, các tác giả dân gian đã chi ra sự lúng túng, bao biện của chàng trai. Sự khoe khoang, khoác lác dù có tinh ranh đến đâu, lập luận khôn ngoan đến mấy thi cuối cùng sự thật cũng bị phơi bày trước con mắt của cô gái.  Như trên đã nói, tuy cô gái chưa nêu ra điều kiện dẫn cưới nhưng chàng trai đã vội vã công bố lễ vật dẫn cưới của mình. Lễ vật lúc đầu thì to tát, sang trọng, càng về sau càng giảm và rốt cuộc chỉ là một con chuột béo, làm cho ai ai cũng phải ngơ ngác, ngạc nhiên. Thành ngữ Đầu voi đuôi chuột bắt nguồn từ đây chăng?  Nhưng ngược lại, cô gái trong bài ca dao lại thản nhiên, bình tĩnh, không chê bai, không từ chối mà còn khen: Chàng dẫn thế em lấy làm sang. Nỡ nào em lại phá ngang như là.., Bởi cô gái đã “đi guốc vào bụng” người yêu. Cô còn lạ gì tính sĩ diện của chàng trai muốn làm đám cưới thật linh đình trong khi nhà nghèo, tiền nong chẳng có. Cô gái thông minh đã bắt thóp được điểm yếu của chàng trai. Bằng tấm lòng chân thành của người vợ tương lai, cô ôn tồn giãi bày ý định của mình: Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Cưới xin là việc hệ trọng nhất trong đời người con gái, vậy mà cô chi thách có… một nhà khoai lang! Kể cũng lạ đời! Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo. Thái độ không mặc cảm mà còn chấp nhận cảnh nghèo khiến cho lời thách cưới lạ lùng bỗng trở nên dí dỏm, đáng yêu. Hơn thế nữa, lời thách cưới của cô gái còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lạo động thuở xưa: coi tình nghĩa quý hơn của cải. Cô gái không đả động đến những vật dẫn cưới như voi, trâu, bò, chuột… mà chàng trai vừa nêu ra. Hai từ đối lập Người ta và Nhà em chi ra hai lối suy nghĩ khác nhau. Chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi cô gái thách cưới bằng một lễ vật độc đáo, ít ai nghĩ đến: một nhà khoai lang. Cũng hài hước, dí dỏm nhưng chàng trai thì úp úp, mở mở; còn cộ gái lại thật thà như đếm. Bởi vì lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá, tầm thường quá! Câu nói của cô như mở lòng, mở dạ cho chàng trai, khiến chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng.  Một nhà khoai lang, mới nghe tưởng quá nhiều nhưng thực tế đó là thử lễ vật xoàng xĩnh, chàng trai có thể kiếm được. Dân tộc ta bao đời nay sống bằng lúa ngô, khoai sắn. Lễ vật tuy bình thường nhưng ý nghĩa thì sâu xa, thấm thía.
Để cho người yêu an tâm không còn băn khoăn gì nữa, cô gái giải thích cặn kẽ: Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi. Làng là các vị chức sắc trong làng xã, mỗi khi có ma chay, cưới hỏi, phải nghĩ đến họ trước tiên. Cô gái đã cẩn thận chọn những củ to để mời làng theo đúng lễ nghi. Còn khoản đãi bà con họ hàng, cô gái dùng những củ nhỏ hơn. Cùng cảnh ngộ “thân cò, thân chim”, ai mà không cảm thông, chia sẻ.
Lo cho làng và họ hàng xong, cô gái mới quay về với gia đình mình: Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Tiếng gọi chàng ơi! như thổn thức tận đáy lòng cô gái. Cô muốn có sự đồng cam cộng khổ với người yêu. Cô tính toán tỉ mỉ: bao nhiêu củ mẻ sẽ để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Thật tội nghiệp nhưng không sao! Trẻ con, rất hồn nhiên, chúng không đòi hỏi gì cả, vì chúng hiểu nhà mình cũng rất nghèo.
Cách suy tính của cô gái thật cụ thể, kĩ càng: Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn… 

Tấm lòng chân thành của cô gái dành cho làng, họ hàng, con trẻ và còn cho cả con lợn, con gà nữa. Dường như cô muốn tất thảy đều vui vẻ chia sẻ với hạnh phúc của cô.

Còn kiếm đâu ra được cô gái chu đáo, đảm đang như cô gái này nữa ? Chàng trai chắc không còn băn khoăn, lo lắng. Đám cưới của hai người sẽ thuận buồm xuôi gió, Mối tơ vò của chàng trai đã được cô gái nhẹ nhàng, khéo léo tháo gỡ, họ thong dong đi vào cuộc sống lứa đôi hạnh phúc trăm năm. Kết thúc cuộc tình thật có hậu!

 Nghệ thuật hài hước, trào lộng kết tụ ở việc khắc họa hình ảnh chàng trai cố khoe mẽ để che đậy cảnh nghèo của mình và ở việc miêu tả thái độ chân thật, cởi mở, nhẹ nhàng kiểu “lạt mềm buộc chặt, nói ngọt lọt đến xương” của cô gái. Bài ca dao thành công vì đã đối sánh hai tính cách, hai hướng suy nghĩ khác nhau. Đó là sự đối lập giữa tính sĩ diện, đua đòi theo thói tục lạc hậu và sự sáng suốt, giản dị phù hợp với cuộc sống của quần chúng lao động.  Đọc bài ca dao trào lộng Cưới nàng anh toan dẫn voi…, đằng sau tiếng cười hả hê có khi là nước mắt. Với sự thương yêu, đồng cảm trong cuộc sống, thuận vợ thuận chồng trong nếp nghĩ và công việc, những đôi lứa đang yêu nhất định sẽ sống hạnh phúc. Đó cùng là ước mơ của người bình dân tự ngàn xưa.