K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2016

Về những cơ hội, Thủ tướng nêu năm vấn đề chính:
Một là: khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.
Ba là: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Bốn là: Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.

Về những thách thức, Thủ tướng nhấn mạnh bốn vấn đề lớn.
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển". 

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ. 

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Thủ tướng nêu rõ: Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải "nhất thành bất biến" mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất. 

Thủ tướng cũng bảy tỏ tin tưởng: "Với thành tựu to lớn sau 20 năm Đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước đã gia nhập WTO, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta"./.
 

12 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Giải thích tại sao việc sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng.

- Sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trưòng.

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái. Trong khi nước ta có bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp, chỉ khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức trung bình của thế giới.

- Trên thực tế, tài nguyên đất của nước ta đã bị thoái hoá một phần do sức ép của dân số và do sử dụng đất không hợp lí kéo dài.

b) Phân tích sự khác nhau cơ bản trong sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng và ở trung du, miền núi nước ta

- Đồng bằng sông Hồng: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông sản xuất hàng hoá. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, lại có nhiều công trình cơ sở hạ tầng..., đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Vì vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất có ý nghĩa hàng đầu.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan rất mật thiết với việc phát triển thuỷ lợi, sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Đồng bằng Duyên hải miền Trung: vấn đề trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển chắn gió, chống cát bay và việc giải quyết nước tưới trong mùa khô lại có ý nghĩa rất quan trọng.

- Miền núi, trung du: Việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Cần hạn chế nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng bừa bãi.

25 tháng 12 2018

Gợi ý làm bài

*Toàn ngành:

-Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

-Cán cân xuất nhập khẩu tiến đến cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới.

*Xuất khẩu:

-Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.

-Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiộp, hàng nông, lâm, thủy sản.

-Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

*Nhập khẩu:

-Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh.

-Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.

-Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

1 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành vào mùa hạ, giữa gió mùa mùa hạ và Tín phong Bán cầu Bắc.

- Đầu mùa hạ

+ Gió Tây Nam TBg gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới, chạy theo hướng kinh tuyến. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn, đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra ngoài xa về phía đông, nên dải hội tụ chủ yếu chạy dọc theo Philippin, đoạn cuối áp sát vào miền Nam nước ta.

+ Dải hội tụ nhiệt đới vào thời kì này là nguyên nhân gây mưa mưa Tiểu mãn (vào tiết Tiểu mãn đầu tháng VI) ở Trung Bộ nước ta.

- Giữa và cuối mùa hạ:

+ Gió mùa Tây Nam gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta.

+ Dải hội tụ này vắt ngang qua Bắc Bộ vào tháng VIII, theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lùi dần vào Trung Bộ và Nam Bộ vào tháng IX, X, sau đó lùi xuống vĩ độ trung bình ở Xích đạo. Dải hội tụ này thường gây mưa lớn, áp thấp, bão; nên tháng đỉnh mưa và áp thấp, bão cũng lùi dần từ bắc vào nam theo sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới.

11 tháng 2 2017

HƯỚNG DẪN

- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành bởi gió mùa mùa hạ gặp Tín phong Bán cầu Bắc.

- Đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa Tiểu mãn cho miền Trung.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Nam bán cầu lên gặp Tín phong Đông Bắc tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây biến động dữ dội thời tiết (mưa, áp thấp, bão...) Dải hội tụ này dịch chuyển từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, tháng VIII vắt ngang qua Bắc Bộ, tháng IX và X dịch chuyển vào Nam Bộ và Trung Bộ.

4 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.

26 tháng 4 2017

Đáp án: B

Giải thích: Gia nhập vào thị trường chung thế giới, VN không thể tránh khỏi thế bị cạnh tranh gay gắt bởi các nền kinh tế lớn hơn ⇒ Đây là thách thức trực tiếp và lớn nhất của VN.

23 tháng 2 2019

a) Thuận lợi

* Vị trí địa lí: là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa. Các đảo, quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình - đất đai:

+ Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải dồng bằng hẹp phía đông, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh.

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển chủ yếu là đất cát pha thích hợp để trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, bông vải, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (dừa) và trồng lúa ngô, khoai, rau quả.

+ Đất feralit trên đá badan Phú Yên, Quảng Ngãi và rải rác ở một số nơi khác; đất feralit trên các loại đá khác phân bố khắp vùng núi của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm,...

+ Các vùng gò đồi, đất rừng chân núi có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Khí hậu: Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông.

- Nguồn nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh họat. Tiềm năng thủy điện trên các sông không lớn nhưng cũng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng ở Tây Nguyên. Ngoài gỗ, rừng còn có một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm. Độ che phủ rừng của vùng là 39% (năm 2002).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khoáng sản:

+ Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa).

+ Vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

+ Đá axít: Quy Nhơn, Phan Rang.

+ Ngoài ra còn có sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Qung Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên biển:

+ Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi thuỷ sán (nuôi tôm hùm, tôm sú).

+ Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

+ Có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lốt, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

+ Vùng ven biển thuận lợi cho việc sản xuất muối. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh...

+ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân s gần 8,4 triệu người (năm 2002), nguồn lao động tương đối dồi dào. Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, người Chăm).

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

+ Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Qung Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện phát triển du lịch.

b) Khó khăn

- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...; hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

- Đồng bằng hẹp bị chia cắt, đất xấu.

- Độ che phủ rừng còn thấp.

- Nghèo tài nguyên khoáng sản.

- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn.

- Môi trường một số vùng đồi núi, ven biển bị suy thoái do mất rừng và do ô nhiễm môi trường.

- Đời sống của một bộ phận dân còn nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.

- Chịu nhiều tổn thất về người và của trong chiến tranh.

3 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh

− Dân cư – lao động: Dân cư đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm và nhiều lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

− Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

− Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện.

− Thế mạnh khác: Thị trường tiêu thụ lớn; lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…

b) Giải thích

− Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo.

− Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển, nên không thể tạo thêm nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm.