K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

a. Phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý vì:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

            - Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

            - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

            - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

            - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

26 tháng 1 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2

            + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2

- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).

            - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên  26,9 % (2005).

2. Nguyên nhân:

- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.

- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.

- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.

 - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.

- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

 3. Hậu quả và hướng giải quyết

a. Hậu quả:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.

- Hạn chế di dân tự do.

 

Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt NamCâu 2: a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bảnb) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi...
Đọc tiếp

Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam

Câu 2: 

a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản

b) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường,trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ đã học ( gạch chân và chỉ rõ biện pháp tu từ đó )

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về thể loại kí hiện đại? Văn bản kí "Cô Tô" cuả Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết gì?

Câu 4: Kiến An quê hương chúng ta được thiên nhiên ưu đãi nhiều phong cảnh đẹp và hữu tình. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất ( đồi Thiên Văn )

4
30 tháng 4 2016

Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 4 2016

còn lại dài lăm -nhác ghi

26 tháng 1 2016

Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng là do:

- Quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ tỉ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.

- Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

Ví dụ:

Năm

Tổng dân số (triệu người)

Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

2000

77635,4

1,36

2005

83106,3

1,31

2007

85195,0

1,23

 

 

 

 

5 tháng 1 2017

Tỉ lệ gia tăng dân sớ có xu hướng giảm do :

nước ta thực hiện tốt công tác dân số về kế hoạch hóa gia đình mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con

Quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng do:

-Tháp dân sớ trẻ, quy mô dân số đông , đứng thứ 14 trên thế giới (2002)

- Tỉ lệ sinh và sớ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao

-tư tưởng cũ lạc hậu trọng nam khinh nữ

-Một số bộ phận chưa nhận thức đúng về công tác dân số ,kế hoạnh hóa gia đình đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa

22 tháng 4 2016

Câu 1: * Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi.

​Câu 2: Phân bố dân cư ở Bắc Mĩ không đều: Do sự tương quan giữacác khu vực địa hình phía Tây và phía Đông ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư

- Quần đảo phía Bắc Ca-na-đa thưa dân nhất.

- Vùng đông Nam Ca-na-đa, ven bờ nam vùng Hồ lớn và ven biển đông Bắc Hoa Kì tập trung dân đông nhất.

 Sự phân bố  dân cư  lại có sự khác biệt giữa các khu vực Chủ yếu do điều kiện tự nhiên không thuận lợi: miền Bắc giá lạnh, phía Tây là núi non hiểm trở(dải núi Cooc-đi-e) 

23 tháng 4 2016

cảm ơn bn rất nhiều Hà Như Thuỷ!

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  ViệtNam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quiđịnh của pháp luật”.Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:a. Khi lưu thông trên...
Đọc tiếp

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.

   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt

Nam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui

định của pháp luật”.

Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt………,tránh………….

 b. Gia đình có………………tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của

mình, đặc biệt là bậc Giáo dục ………...

Câu 6.Điền  những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau cho phù hợp:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi…………phải hoàn thành bậc giáo dục………

b. Chúng ta phải biết………….chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự ……….

chỗ ở của mình.

1
14 tháng 4 2016

Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:

Giải:

Câu 4:

Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật

Câu 5:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải

b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học

Câu 6:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học

b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.

Chúc bạn học tốt!hihi

26 tháng 1 2016

1. Vai trò:

 Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Vì vậy, rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng.

2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái.

a. Biến động diện tích rừng ở nước ta

- Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên 12,7 triệu ha (2005) so với 7,2 triệu ha

 (1983), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

            - Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), hiện còn rất ít.

            - Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

            b. Nguyên nhân

            - Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.

            - Chặt phá rừng lấy củi đốt.

            - Du canh, du cư, mở rộng diện tích canh tác.

- Đốt rừng làm rẫy, một phần diện tích rừng bị phá để ấy đất trồng cây công nghiệp.

c. Phân loại

- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.

- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên …, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa, lịch sử  và môi trường.

- Rừng kinh doanh, sản xuất là rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho nền kinh tế.

3. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

Bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

            a. Ngành trồng rừng

- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.

- Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…

            b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.

            - Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.

- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).

26 tháng 1 2016

- Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước.

- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu.

- Khí hậu có tính chất cận xích đạo ; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

- Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa, năng động.

- Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi, cơ sở tạo giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, công nghiệp xay xát,...).

- Các nguyên nhân khác (chính sách khuyến nông, nhu cầu về gạo ở trong nước và xuất khẩu,...).

Định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng

- Tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch,...

 

7 tháng 3 2019

Đồng bằng sông cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.

+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển.

+ Khí hậu cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), thích hợp với cây lúa nước.

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.

+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi.

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.



28 tháng 4 2016

Vì trẻ em là tương lai của đất nước, vì vậy đảng và nhà nước luôn muốn quan tâm đến việc học của công dân để mỗi công dân có kiến thức góp phần xây dựng đất nươc này

28 tháng 4 2016

#Nga : tks bạn nhjều :*

26 tháng 1 2016

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta. 

- Khu vực sản xuất phi vật chất (dịch vụ) chiếm tỉ trọng thấp hơn khu vực vật chất, nhưng đang có xu hướng tăng liên tục từ 21,8 % (2000) lên 24,5 % (2005).

  - Khu vực sản xuất vật chất (nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng) chiếm tỉ trọng cao hơn khu vực phi vật chất, nhưng đang có xu hướng giảm liên tục từ 78,2 % (2000) lên 76,5 % (2005). Trong đó, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng đang có xu hướng giảm mạnh từ 65,1 % (2000) xuống còn 57,3 % (2005); khu vực công nghiệp – xây dựng tuy chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng đang tăng mạnh từ 23,1 % (2000) lên 18,2 % (2005).

- Ở nước ta có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và III. Sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.

 

26 tháng 1 2016

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tỉ lệ lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần từ 65,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 7,8%), nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng có tỉ lệ lao động thấp nhất và đang có xu hướng tăng dần từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005 (tăng 5,1%).

- Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (năm 2000) lên 24,5% (năm 2005), tăng 2,7%.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-neu-mot-so-chuyen-bien-ve-co-c95a9347.html#ixzz3yLPxtRK0