K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2017

Xét về mục đích của cuộc chiến tranh:

Như chúng ta đã biết cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc chủ yếu là mâu thuẩn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 ở Châu Âu và cuộc cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẩn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Xôvanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới.

Xét về mặt tính chất của cuộc chiến tranh:

Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết.

Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là cuộc chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. không chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc.

Tóm lại, nói chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa là vì nó xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc với nhau.

25 tháng 4 2019

batngodai qua

26 tháng 4 2021

*Nguyên nhân

-Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh kiểm được cử lên thay nắm toàn bộ binh quyền, lập ra thế lực họ Trịnh

-người con cả Nguyễn Ương bị giết, người con thứ Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam, lập ra thế lực họ Nguyễn

* nói tính chất của cuộc chiến tranh này là chiến tranh phi nghĩa vì khiến :

-đất nước bị chia cắt làm 2 đàng: Đàng Trong, Đàng ngoài;

- đời sống nhân dân khổ cực, phải phiêu tán;

-nạn đói, dịch bệnh hoành hành;

-kinh tế kém phát triển

25 tháng 2 2021

1)

-Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng suy vong. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Các phe phái đánh nhau liên miên. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

-Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước : - Khởi nghĩa Trần Tuân (đầu năm 1511) ở Hưng Hóa (vùng Tây Bắc) và Sơn Tây (Vĩnh Phúc, Phú Thọ). Nghĩa quân có đến hàng vạn người đã từng tiến về Từ Liêm (Hà Nội) uy hiếp kinh thành Thăng Long - Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghê An và phát triển ra Thanh Hóa. - Khởi nghĩa Phùng Chương (1515) ở vùng núi Tam Đảo - Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh)

 

 

25 tháng 2 2021

 

Tính chất các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn là chính nghĩa hay phi nghĩa? Vì sao?

  Phi nghĩa vì Chiến tranh tàn khốc kéo dài 60 năm, kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Tình hình nông nghiệp khá ảm đạm. Ruộng đất công xã ngày càng thu hẹp lại, các triều đình bị chiến tranh chi phối không quản lý tốt được đất đai, do đó một phần không nhỏ đất chuyển sang sở hữu tư nhân. Sự biến đổi trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn phần nào tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tự do hơn. Điều đó tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế hàng hóa theo chiều hướng mở rộng

25 tháng 2 2021

Câu 1:- Đầu thế kỷ XVI,vua quan ăn chơi xa xỉ,xây dựng cung điện,lâu đài tốn kém.- Nội bộ triều Lê giành quyền lực lẫn nhau.- Dưới triều Lê Uy Mục,quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực,giết hại công thần nhàLê.- Dưới Triều Lê Tương Dực,tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái,đánh giết nhau liên miênsuốt hơn 10 năm.- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516 ở Đông Triều (QuảngNinh).Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long,có lần chiếm được,vua Lê phải chạyvào Thanh Hoá.Câu 2:Chiến tranh Nam-Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn là phi nghĩa vì chính quyền chỉnghĩ đến việc chiếm ngai vàng mà không nghĩ đến cuộc sống của người dân để họ bị ảnh hưởng và bị thiệt hại nhiều đến đời sống của họ.

25 tháng 2 2021

 

Tôi trả lời cho bạn mà bạn lấy câu trả lời của tôi để trả lời cho người khác à

4 tháng 5 2021

Nguyên nhân:Do sựu tranh chấp quyền lực của bộ máy nhà nước, quan lại

Hậu quả :Nhân dân đói khổ , phải đi li tán rời bỏ làng mạc , chết đầy đường,nền nông nghiệp bị đình trệ , kinh tế bị thiệt hại nghiệm trọng sa sút , chế độ binh dịch nặng nề 

phong trào Tây Sơn không phải là chiến tranh phong kiến . Vì phong trào bùng nổ do nhân dân đứng lên đấu tranh nhằm mục đích : chấm dứt sự chia cắt đất nc do chúa trịnh - vua lê và đánh tan quân xâm lược Xiêm , Thanh .

 

4 tháng 5 2021

 - Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân nên không gọi là chiến tranh phong kiến. - Vì đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân thế kỉ XVIII. 2. Đánh tan 2 cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam và quân Thanh ở phía Bắc, giữ gìn trọn vẹn độc lập dân tộc, bảo toàn lãnh thổ.

câu 1 mik ko bt nha:33bucminhhahanhonhung

21 tháng 3 2017

Câu 1 :

Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.

27 tháng 3 2022

REFER

Nói cuộcchiến tranh Trịnh-Nguyễn là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì:

+ Cướp đi đồng ruộng, đất đai của nhân dân.

+ Người dân khốn khổ vì chồng, cha, cụ,... đi lính, đi phu, gia đình li tán.

+ Cuộc sống không được bình yên, nhân dân đói khổ phiêu bạt

+ CHiến tranh cướp đi những mạng người mà không thương tiếc.

+ Mùa màng bị tàn phá nặng nề, thiên tai lớn, dịch bệnh phát sinh, lan truyền.

=> Chiến tranh quá phi nghĩa, ảnh hưởng, thiệt hại nhiều đến đời sống nhân dân, chính quyền chỉ lo chiếm ngai vàng mà để nhân dân khốn khổ tột cùng.

27 tháng 3 2022

Phi nghĩa.

Vì nó đã:

- Gây ra chia cắt đất nước Đàng Trong - Đàng Ngoài

- Gây chia li, đói khổ.

- Ảnh hưởng lâu dài đến chính trị - kinh tế của đất nước ta.

- ...

 - Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân nên không gọi là chiến tranh phong kiến. - Vì đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân thế kỉ XVIII. 2. Đánh tan 2 cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam và quân Thanh ở phía Bắc, giữ gìn trọn vẹn độc lập dân tộc, bảo toàn lãnh thổ.

4 tháng 5 2021

- Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội.

- Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.

Mk nghĩ là vậy. Bạn có thể tham khảo nha.

Học tốt :D

13 tháng 3 2017

Nói cuộc chiến tranh Nam-Bắc và cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì:

+ Cướp đi đồng ruộng, đất đai của nhân dân.

+ Người dân khốn khổ vì chồng, cha, cụ,... đi lính, đi phu, gia đình li tán.

+ Cuộc sống không được bình yên, nhân dân đói khổ phiêu bạt

+ CHiến tranh cướp đi những mạng người mà không thương tiếc.

+ Mùa màng bị tàn phá nặng nề, thiên tai lớn, dịch bệnh phát sinh, lan truyền.

=> Chiến tranh quá phi nghĩa, ảnh hưởng, thiệt hại nhiều đến đời sống nhân dân, chính quyền chỉ lo chiếm ngai vàng mà để nhân dân khốn khổ tột cùng.