K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pari:

– Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam Bắc, Mỹ buộc phải đàm phán với ta ở Hội nghị Pari từ 13/5/1968 để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đến 25/1/1969, bắt đầu hội nghị bốn bên (Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hoa kỳ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam cộng hoà).

– Hội nghị Pari diễn ra trong bối cảnh Mỹ liên tiếp thất bại trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược của ta mùa hè 1972. Ta cũng đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại trở lại của Mỹ ở miền Bắc. Phong trào đòi chấm dứt chiến tranh xâm
lược của Mỹ tiếp tục diễn ra trên thế giới và cả ở Mỹ.

– Tháng 10/1972, khi nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng thống, bản dự thảo Hiệp định Pari được hoàn tất và hai bên đã thoả thuận
ngày ký chính thức. Mỹ trở mặt, gây sức ép buộc ta phải nhân nhượng bằng cách mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972. Nhưng chúng đã bị đánh bại, buộc phải ký Hiệp định Pari ngày 27/1/ 1973.

* Ý nghĩa của Hiệp định Paris:

– Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Mỹ và các nước
khác không được dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.

– Hiệp định Pari mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân Mỹ và quân đội nước ngoài phải rút toàn bộ ra khỏi
miền Nam, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

2 tháng 11 2021

A

2 tháng 11 2021

A ạ 

26 tháng 10 2019

Đáp án A

Trong hội nghị Giơnevơ, mặc dù hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt do quan điểm của hai bên khác nhau nhưng sau đó do căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lương giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng, Việt Nam đã kí Hiệp đinh Giơnevơ ngày 21-7-1954.

Hiện nay, trong quá trình hội nhâp và phát triển, trong xu thế “toàn cầu hóa”, các nước mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hơp tác cũng nhau phát triển. Việt Nam cần học tập tinh thần đàm phán hòa bình và hợp tác đối ngoại từ Hiệp định Giơnevơ. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên cần thu hút vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật của nước ngoài. Đồng thời học tập kinh nghiệm quản lí và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một số vấn đề chính trị liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, nếu như trước kia các nước giải quyết với nhau bằng chiến tranh thì giờ đây hầu hết đều giải quyết theo luật pháp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Với vấn đề Biển Đông, Việt Nam đang kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế bên cạnh việc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là xu thế chung của thế giới.

6 tháng 2 2019

Đáp án A
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử sâu sắc. Trong công tác ngoại giao, nổi lên bài học về đánh giá chính xác tình hình quốc tế, chiến lược, thái độ của các nước lớn để tìm ra đối sách phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Bài học trong quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay cần thực hiện biện pháp đàm phán hòa bình, tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề xung đột, giữ vững ổn định và phát triển. Giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình đã trở thành xu thế của thế giới. Thực tế vấn đề biển Đông của Việt Nam cũng đang trong tiến trình giải quyết bằng biện pháp hòa bình

4 tháng 6 2018

Đáp án D

Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. Đây là mục tiêu hàng đầu của cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược (1945 - 1954).

27 tháng 8 2019

Đáp án D

- Đáp án A loại vì nếu dựa vào các nước lớn thì ta không có tiếng nói, kết quả ngoại giao sẽ bị chi phối hoàn toàn và phục vụ cho lợi ích của các nước lớn chứ không phải vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.

- Đáp án B loại vì tình hình quốc tế luôn luôn thay đổi, hoạt động đối ngoại ở bất kì thời kì nào cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc chung là giữ vững quyền dân tộc cơ bản của dân tộc.

- Đáp án C loại vì phải căn cứ vào tình hình thực tế và luật pháp quốc tế. Một hội nghị quốc tế có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhất là quan hệ lợi ích đan xen chồng chéo giữa các nước lớn nên chỉ đưa ra 1 hội nghị quốc tế là chưa phù hợp.

- Đáp án D lựa chọn vì chỉ có tăng cường thực lực thì ta mới có cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại.

15 tháng 10 2019

Đáp án D

5 tháng 8 2018

Đáp án D

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền quốc gia.

- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

-  Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

28 tháng 12 2017

Đáp án C

Cũng như Hiệp định Sơ Bộ (6-3-1946), nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết hiệp định Giơnevơ là không vi phạm chủ quyền quốc gia.

- Đối với Hiệp định Sơ bộ: mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương: Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.