K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

mong mọi người giúp mk vs ạ 

31 tháng 10 2021

tham khảo

sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM chính là một trong những đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường sống, từ đó có thể giúp chúng tồn tại và phát triển, nếu không chúng sẽ bị đào thải theo quy luật của tự nhiên (thuyết Tiến hóa của Đác uyn). Sự thích nghi đó có thể được giải thích như sau : – Ở nhóm Thực vật C4 bao gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu…. Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiêt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Chính vì thế để đảm bảo luôn có đủ lượng CO2 cần thiết nên thực vật C4 cố định CO2 theo chu trình Hatch – Slack. Trong chu trình này, sản phẩm được tạo ra đầu tiên là axit oxaloaxetic, axit malic và axit aspartic. Các chất này đều chuyển hóa thành axit malic. Axit malic sẽ được đưa vào tế bào bao bó mạch để dự trữ. Khi nào cần cố định CO2, axit malic sẽ được vận chuyển tới lục lạp và tại đây axit malic bị decacboxyl hóa, CO2 được giải phóng và đi vào chu trình Calvin để tạo ra chất hữu cơ. Có thể nói axit malic chính là nguồn dự trữ CO2 lý tưởng cho những cây sống ở nơi có nồng độ CO2 thấp.

Tham khảo!

- Giải thích tên gọi của các nhóm thực vật:

+ Gọi là thực vật $C3$ vì sản phẩm đầu tiên khi cố định $CO_2$ là hợp chất có $3$ $carbon$ $(3$ $–$ $PGA).$

+ Gọi là thực vật $C4$ vì sản phẩm đầu tiên khi cố định $CO_2$ là hợp chất có $4$ $carbon$ $(oxaloacetic$ $acid$ $–$ $OAA).$

+ Gọi là thực vật $CAM$ $(Crassulacean$ $Acid$ $Metabolism)$ vì chúng cố định $CO_2$ bằng con đường $CAM$ (diễn ra gồm $2$ giai đoạn tương tự thực vật $C4$ nhưng diễn ra trên cùng một tế bào ở hai thời điểm khác nhau) và được đặt tên theo họ thực vật mà cơ chế này lần đầu tiên được phát hiện ra - họ $Crassulacean.$

- Sự thích nghi với điều kiện sống trong quá trình quang hợp ở $3$ nhóm thực vật:

+ Nhóm thực vật $C3$ thích nghi với điều kiện khí hậu vùng ôn đới và cận nhiệt đới (điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, nước,… thường ổn định không quá cao cũng không quá thấp). Do đó, thực vật C3 chỉ cần tiến hành cố định $CO_2$ theo chu trình $C3$ $(Calvin)$ khi có ánh sáng.

+ Hai nhóm thực vật $C4$ và $CAM$ có quá trình quang hợp thích nghi với điều kiện sống không thuận lợi: nhóm thực vật $C4$ thích nghi với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới và cận nhiệt (cường độ ánh sáng cao); nhóm thực vật $CAM$ thích nghi với khí hậu sa mạc hoặc các điều kiện hạn chế về nước (cường độ ánh sáng cao, thiếu nước). Do đó, pha tối ở cây $C4$ và $CAM$ có thêm chu trình sơ bộ cố định $CO_2$ (dưới tác dụng của $enzyme$ $PEP$ $–$ $carboxylase$ có ái lực cao với $CO_2,$ cây $C4$ và $CAM$ có thể cố định nhanh $CO_2$ ở nồng độ rất thấp) đảm bảo nguồn cung cấp $CO_2$ cho quang hợp trong điều kiện khí khổng chủ động đóng một phần để tránh mất nước khi trời nắng, hạn.

30 tháng 8 2018

Chọn D.

I à đúng, khái niệm hướng động

II à đúng, vai trò của hướng động

III, IV à  đúng, các kiểu hướng động

25 tháng 12 2018

Chọn đáp án B.

- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước:

     2 H 2 O   ⇒ 4 H + + 4 e -   + O 2                                   

+ Giải phóng Oxi

+ Bù lại điện tử electron cho diệp lục a

+ Các proton H+ đến khử NADP+ thành NADPH-, ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ

18 tháng 2 2018

Đáp án A

Các phát biểu đúng là : III, IV.

I sai vì chỉ có ATP và NADPH được sử dụng trong pha tối, O2được thải ra ngoài.

II sai vì chu trình Canvin có ở tất cả các loài thực vật.

26 tháng 10 2023

Trong môi trường bất lợi ít CO2 để quang hợp thì thực vật C4 và CAM có thêm chu trình cố định CO2 để dự trữ lượng CO2 cho chu trình Calvin

Ở quá trình này, chất ban đầu là hợp chất 3C PEP dưới tác dụng của enzyme PEP carboxylaza cố định CO2 từ kk vào thành hợp chất 4C OAA. Hợp chất OAA đi đến tb bao bó mạch rồi phân giải trở lại thành CO2 cung cấp nguyên liệu cho chu trình Calvin và cũng có phân giải thành phân tử pyruvate quay lại tái sinh thành hợp chất PEP, lặp lại chu trình ban đầu. 

6 tháng 11 2018

III. Phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc à đây là hướng tiếp xúc.

IV à  đây hướng tiếp xúc. Do sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía ngược lại (không tiếp xúc) của tua cuốn làm cho nó quấn quanh giá thể.

Vậy: B đúng