K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2016

Câu 1 :

  • Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
  • Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.

Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

Câu 2 :

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, khi Đức xâm chiếm Ba Lan ngày 1/9/1939. Cuộc chiến lan rộng sang nhiều quốc gia và dân tộc trên toàn cựu lục địa. Khi thế chiến chấm dứt năm 1945, tổng cộng 27 triệu trong tổng số 110 triệu binh lính đã chết, khoảng 25 triệu thường dân thiệt mạng.

Cuộc chiến đã làm thay đổi sâu sắc cục diện chính trị toàn cầu. Đức và Nhật, cũng như Anh và Pháp mất sức mạnh chính trị hàng đầu. Các nước Đông Âu chuyển thành vệ tinh của hệ thống Xô viết. Mỹ vươn ảnh hưởng ra khắp thế giới và dần trở thành siêu cường. Liên Xô và Mỹ đối đầu trong hàng thập kỷ thời Chiến tranh lạnh.

Một trong những nguyên nhân gây nên thảm hoạ Thế chiến II là tư tưởng của phát xít Đức muốn tiêu diệt tất cả những người Âu gốc Do Thái, dẫn đến cái chết của 6 triệu người thuộc dân tộc này.

Dưới đây là những mốc quan trọng trong cuộc chiến:

Năm 1937

Ngày 7/7 - Binh lính Nhật đấu súng với quân nhân Trung Quốc trên cây cầu Marco Polo gần Bắc Kinh, lấy đó làm cớ khởi động cuộc chiến Trung - Nhật lần thứ hai (kết thúc ngày 9/5/1945).

Năm 1939

23/8 -- Hai ngoại trưởng Đức và Liên Xô - Ribbentropp và Molotov - ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau tại Matxcơva. Một hiệp ước bí mật khác giữa Hitler và Stalin xác lập biên giới giữa hai bên.

1/9 -- Quân đội Đức xâm chiếm Ba Lan. Thế chiến II bắt đầu. Hai ngày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Ngày 5/9, Mỹ tuyên bố trung lập.

27/9 -- Chiến dịch chinh phục Ba Lan của Đức hoàn thành với việc quân đội quốc xã chiếm Vacsava.

12/10 -- Những người Do Thái đầu tiên bị trục xuất khỏi Đức và đưa tới Ba Lan. Hai tuần sau, cơ quan mật vụ SS quy định rằng người Do Thái phải đính các ngôi sao màu vàng trên quần áo để phân biệt.

8/11 -- Một kế hoạch ám sát Hitler tại Munch thất bại.

Năm 1940

27/3
-- SS Trưởng cơ quan mật vụ Đức SS Heinrich Himmler ra lệnh xây dựng trại tập trung Auschwitz.

9/4 -- Đức tấn công Đan Mạch và Na Uy mà không tuyên bố. Một tháng sau, nước này ra đòn nhằm vào Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và miền bắc nước Pháp. Giai đoạn đầu của chiến dịch tấn công Tây Âu hoàn tất trong vài ngày. Đầu tháng 6, Đức mở cuộc không tập vào Paris và chiếm thành phố này 11 ngày sau đó.

17/6 -- Liên Xô chiếm các nước vùng Baltics.

13/8 -- Đức tấn công Anh bằng đường không.

13/9 -- Italy tấn công Bắc Phi và tiếp tục chiến dịch xâm chiếm Trung Đông.

23/9 -- Nhật Bản chiếm Đông Dương.

27/9 -- Đức, Italy, Nhật ký hiệp ước, chính thức lập trục quyền lực phát xít.

2/11 -- Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đề nghị giúp đỡ các quốc gia bị xâm chiếm.

20/11 -- Hungary và sau đó là Bulgaria tham gia hiệp ước trục phát xít.

Năm 1941

14/1 -- Chính phủ Mexico tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các nước Liên Mỹ cũng bị coi là tấn công Mexico. Nước này bắt đầu trấn áp các phần tử thân phát xít.

12/2 -- Thống chế Đức Erwin Rommel nhận chức tư lệnh Quân đoàn châu Phi, sau khi đưa quân vào Libya.

6/4 -- Đức tấn công Nam Tư và Hy Lạp.

9/4 -- Anh bắt đầu chiến dịch không kích Berlin, sử dụng bom của Mỹ. Mặc dù Mỹ duy trì trung lập, chính sách "tiền và hàng" cho phép các nước Đồng minh, đặc biệt là Anh, được dùng tiền mặt mua vũ khí và chở về bằng tàu của Anh. Sau khi tái cử tháng 11/1940, Roosevelt tăng cường hỗ trợ Đồng minh. Theo luật của Mỹ, Washington được phép cho vay vũ khí và vật chất khác cho các nước, nếu cuộc chiến tranh của những nước này nằm trong phạm vi lợi ích của Mỹ trên trường quốc tế.

1/6 -- Quân đội Anh chiếm Baghdad và tấn công Syria một tuần sau đó. Nửa tháng sau, Mỹ đóng cửa tất cả các lãnh sự quán Mỹ.

22/6 -- Không tuyên bố chiến tranh, Đức tấn công Liên Xô. Hungary, Italy, Romania và Slovakia đứng về phe Đức chống Liên bang Xô viết. Hai ngày sau, Đại hội Giám mục Đức ủng hộ chính phủ đánh Liên Xô.

12/7 -- Anh và Liên Xô ký hiệp ước hỗ trợ.

Sept. 11/9 -- Hải quân Mỹ được lệnh bắn bất kỳ tàu chiến nào của Đức xâm phạm lãnh hải. Trước đó, một tàu khu trục Mỹ và tàu ngầm Đức đã đọ súng ở phía bắc Iceland.

30/9 -- Đức mở màn cuộc tấn công Matxcơva.

5/12 -- Anh tuyên bố chiến tranh chống Phần Lan, Hungary và Romania. Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch phản công Đức ở Matxcơva. Quân đội Đức, từ chỗ chỉ cách thủ đô Liên Xô 30 km, đã lùi về phía sau 250 km trong vòng vài tuần. Matxcơva không còn bị đe doạ.

7/12 -- Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của hải quân Mỹ tại Trân Châu cảng, Hawaii. Ngay hôm sau, Mỹ tuyên chiến với Nhật.

11/12 -- Trung Quốc tuyên chiến với Đức, Italy và Nhật Bản.

12/12 -- Đức và Italy tuyên chiến với Mỹ.

Năm 1942

1/1 -- Tại Washington, 26 quốc gia ký hiệp ước không chấp nhận hoà bình riêng rẽ với trục phát xít.

20/1 -- Các đại diện cấp cao của SS, đảng phát xít và các bộ trong chính phủ Đức quốc xã họp tại Berlin ra quyết định trục xuất và tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu, coi đó là "giải pháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái".

8/3 -- Quân đội Đan Mạch trên đảo Java đầu hàng, Nhật kiểm soát toàn bộ Indonesia. 10 ngày sau, Mỹ bắt đầu không kích Tokyo. Đến cuối tháng 4, máy bay Đức được lệnh đánh bom các cơ sở văn hoá đáng chú ý trên đất Anh, bất kể những vị trí này có tầm quan trọng chiến lược hay không.

8/6 -- Tàu ngầm Nhật nã đạn vào thành phố Newcastle của Australia.

13/9 -- Trận chiến Stalingrad bắt đầu.

Năm 1943

14/1 -- Hội nghị 10 ngày ở Casablanca khai mạc. Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Theodor Roosevelt đề ra chiến lược chiến tranh.

2/2 -- Trận chiến Stalingrad kết thúc, quân Đức bị bao vây và đầu hàng.

19/4 -- Cuộc nổi dậy bên trong trại tập trung ở Vacsava bắt đầu. Lính SS tiến vào nhằm bao vây nhưng sau đó bị những người kháng chiến Ba Lan đánh trả. SS và quân đội Đức lập tức đàn áp, và giết chết 56.000 người Do Thái trong vòng 4 tuần.

13/5 -- Quân đoàn châu Phi của Đức quốc xã đầu hàng quân Anh và Mỹ ở Tunis.

24/7 -- Đồng minh thực hiện những cuộc không tập quy mô lớn nhất tính đến thời điểm đó nhằm vào Hamburg. Bom các loại giết chết 30.000 người trong đó có 5.000 trẻ em, phá huỷ nửa thành phố.

10/7 -- Quân đồng minh đổ bộ Sicily dưới sự yểm trợ của không quân. Số phận của độc tài Benito Mussolini sắp được định đoạt. Đến cuối tháng 7, chế độ phát xít ở Italy chấm dứt.

13/10 -- Italy tuyên chiến với Đức.

28/11 -- Tại Tehran, bộ ba Churchill, Roosevelt và Stalin gặp nhau lần đầu tiên. Sau đó tổng thống Mỹ và thủ tướng Anh gặp riêng tại Cairo, thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến nhưng không thành. Ankara duy trì trung lập.

Năm 1944

6/6 -- D-Day: Quân đồng minh đổ bộ lên Normandy ở miền bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai với 5.000 tàu chiến và hơn 14.000 máy bay ném bom và chiến đấu.

20/7 -- Một kế hoạch nữa nhằm ám sát Hitler thất bại.

25/8 -- Rumania tuyên chiến với Đức. Tại Paris, tướng Đức Dietrich von Choltitz đầu hàng tướng Pháp Philipp Leclerc. Gần một tháng sau, Phần Lan ký thoả thuận đình chiến với Liên Xô.

21/10 -- Quân đội Mỹ chiếm Aachen, thành phố đầu tiên của Đức rơi vào tay quân Đồng minh. Dân chúng xem quân đội Mỹ như những người giải phóng. Cuối năm đó, chính phủ lưu vong của Hungary tuyên chiến với Đức.

Năm 1945

27/1 -- Hồng quân Liên Xô giải phóng trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã Auschwitz, khi đó vẫn đang giam giữ 7.000 người.Auschwitz là biểu tượng của chế độ diệt chủng phát xít Đức, nguyên nhân của 6 triệu cái chết của người Do Thái. Nơi đây từng giam 1,3 triệu người, khoảng 900.000 bị giết bằng cách tống vào phòng hơi ngạt hoặc xử tử ngay sau khi đặt chân đến. Hơn 200.000 người khác chết vì bệnh tật, đói, tra tấn, bị biến thành vật thí nghiệm.

4/2 -- Churchill, Roosevelt và Joseph Stalin hội đàm tại Yalta. Khi chiến thắng đang tới gần, bộ ba bàn bạc về thế cân bằng quyền lực ở châu Âu sau chiến tranh, và cách thức nhằm nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở châu Á.

13-14/2 -- Sau cuộc không kích vào ngày 3/2 ở Berlin giết chết 22.000 người, Đồng minh đánh bom Dresden. Số thương vong trong vụ này không rõ ràng, ước tính từ 60.000 đến 245.000 người chết.

10/3 -- Tokyo bị tấn công đường không. 80.000 người chết và 20 km2 của thành phố bốc cháy.

12/4 -- Harry S. Truman nhậm chức tổng thống, sau khi Roosevelt qua đời.

16/4 -- Liên Xô bắt đầu tấn công Berlin. Ngày 25/4, thành phố này bị bao vây hoàn toàn. Bất chấp nguy cơ thất bại rõ ràng, SS buộc binh lính lựa chọn hoặc chiến đấu tiếp hoặc bị treo cổ.

25/4 -- Lần đầu tiên Mỹ và Liên Xô hội quân ở Torgau, Đức.

28/4 -- Độc tài Mussolini bị quân kháng chiến treo cổ.

30/4 -- Adolf Hitler tự sát trong hầm ngầm ở Berlin. Trong vòng 4 ngày sau đó, quân Đức đầu hàng ở Hà Lan, tây bắc Đức và Đan Mạch. Ngày 7, chúng đầu hàng vô điều kiện ở Reims, Pháp.

8/5 -- Đức ký tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Berlin. Toàn bộ quân đội Đức ngừng chiến kể từ 11h01 đêm 8/5. Sau đó nước Đức được chia thành 4 khu vực. Thủ đô Berlin cũng được chia làm 4.

6/8 -- Mỹ thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, giết chết hơn 100.000 người. Ngày 9, máy bay Mỹ thả bom xuống Nagasaki, giết 36.000 người và làm bị thương khoảng 40.000. Sau đó 5 ngày, Nhật đầu hàng vô điều kiện.

14/11 -- Toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg bắt đầu xử các trùm phát xít.

26 tháng 12 2016

Phần diễn biến của e quá dài dòng, đối với diễn biến của bất cứ cuộc khởi nghĩa, cuộc đấu tranh nào thì cũng nên trình bày ngắn gọn và dễ hiểu thôi, kể cả trong bài thi tự luận môn Lịch sử em cũng nên làm như vậy.

Chúc em học tốt!

27 tháng 10 2021

Trước CTTG II, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Sau CTTG II hàng loạt các nước nổi dậy giành chính quyền. Nhưng sau đó các nước tư bản trở lại xâm lược.

Câu 1 : Những biến đổi quan trọng của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? Biến đổi nào là quan trọng nhất , vì sao ?Câu 2 : Nhật Bản là 1 quốc gia tư bản rất giàu mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2.Bằng nhưng hiểu biết của mình em hãy :1.Nêu tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 .Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?2....
Đọc tiếp

Câu 1 : Những biến đổi quan trọng của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? Biến đổi nào là quan trọng nhất , vì sao ?

Câu 2 : Nhật Bản là 1 quốc gia tư bản rất giàu mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2.Bằng nhưng hiểu biết của mình em hãy :

1.Nêu tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 .Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?

2. Nguyên nhân nào quan trọng nhất , vì sao?

Câu 3 : Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến đời sống con người hện nay? Em hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế của cuộc cách mạng đó?

Câu 4 :

a.       Em hãy làm rõ nhận định :một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á

b.      Thời cơ và thách thức khi các nước ra nhập ASEAN

0
1 tháng 5 2021

Đặc điểm nổi bật của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

 

A:

tình hình châu Á căng thẳng, đối đầu và chiến tranh luôn tiếp diễn.

 B:

sau khi giành được độc lập, các nước châu Á phát triển đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,

C:

châu Á trở thành khu vực ổn định về chính trị, có nền kinh tế phát triển năng động.

D:

phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, giành nhiều thắng lợi

3 tháng 11 2023

* Tham khảo:
- Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vào kinh tế phát triển, chính sách kinh tế tự do, công nghệ và nghiên cứu phát triển, hệ thống giáo dục và vị thế quốc tế.

19 tháng 11 2021

Xiêm - ThaiLand

19 tháng 11 2021

Thái Lan

22 tháng 11 2021

Tham khảo

+ Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Dựa vào thành tựu khoa học - kĩ thuật...

+ Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).

+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.

+ Nhà nước đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý.

22 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nhiều ạ

2 tháng 3 2017

- Vì nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận.