K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2020

Rừng và con người vốn là những người bạn tốt, gắn bó thân thiết. Rừng đã bảo vệ, che chở, giúp đỡ cho nhân dân Việt Nam trong những cuộc chiến tranh tàn khốc: “Rừng xà nu uỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…” (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).

Rừng như những người, đồng chí, đồng đội cùng bộ đội ta lập chiến luỹ, vấy bắt quân thù: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cấy núi đá ta cùng đánh Tấy Núi giãng thành lũy săt dày Rừng che bộ đội, rừng vấy quân thù ” (Việt Bắc- Tố Hữu).

Rừng – một người bạn tốt, người đồng đội cần trường, dũng cảm đã cùng chúng ta đồng cam cộng khổ khi khó khăn… Thử hỏi, cuộc sống hiện nay của chúng ta sẽ ra sao nếu không có rừng? Hành tinh xanh của chúng ta sẽ như thế nào nếu như rừng – lá phổi xanh của trái đất bị tàn phá đến chết dần chết mòn? Con người cóthế sống được không, nếu không còn ôxy cho chúng ta hô hấp?… Neu coi sự tàn phá khủng khiếp của những tên lâm tặc là giai đoạn đầu của căn bệnh ung thư phối thì phải chăng sự thờ ơ, lãnh đạm của con người đối với rừng là chất xúc tác để đẩy căn bệnh nan y ấy đến giai đoạn cuối?

Con người biết hay không những gì mình đã và đang làm với rừng xanh? Hình ảnh tấm gương trong phòng triển lãm của vườn quốc gia Cúc Phuơng cho bạn thấy điều gì? Đó là chân dung của bạn, của tôi, của chúng ta, tất cả những con người đang sống và hít thở bầu không khí trong lành mà rừng xanh mang lại nhưng lại vô trách nhiệm với rừng. Vô trách nhiệm với rừng cũng chính là vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Chúng ta không quan tâm đến rùng, đến sự sống còn của rừng tức là chúng ta đang huỷ hoại cuộc sống của chính mình và tất cả mọi người.

Nhìn vào guơng bạn thấy không? Những tiếng kêu cứu vang vọng từ rừng xanh, những tiếng kêu tha thiết của người bạn đang bị chặt đi những cánh tay, đôi chân đang ri máu trong đau đớn của sự phản bội. Và mặc cho nhũng tiếng kêu thảm thương ấy, những con người vô tâm, vô tình vẫn không ngừng ra tay tàn phá rừng, để mỗi năm họ cướp đi hàng ngàn, hàng vạn hécta rừng. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, năm 1943, diện tích rừng tự nhiên là 14,3 triệu ha nhưng đến năm 1983 chỉ còn lại khoảng 6,8 triệu ha. Như vậy trung bình một năm Việt Nam mất đi 187.500 ha rừng – một con số báo động so với diện tích rừng ở Việt Nam.

Trong những năm gần đấy, nhà nước đã ban hành các luật về bảo vệ rừng nhưng do sự thiếu hiểu biết của con người nên diện tích rừng Việt
Việt Nam trồng 100.000 ha rừng nhưng diện tích rừng bị phá lên đến 220.000 ha. Con người chặt phá rừng như vậy để làm gì? Đề làm những đồ nội thất sang trọng, xấy dựng những ngôi nhà sàn nghỉ dưỡng cao cấp hay có khi đơn giản chỉ để lấy củi… Ở nhiều nước, nhiều châu lục trên thế giới lượng gỗ khai thác được lấy làm củi chiếm ti’ lệ lớn như ở Châu Phi 8,8%, Châu Á 75%, Nam Mĩ 72%… Hơn một nửa số gỗ được khai thác chi để làm củi. Những con số kia chứng tỏ điều gì? Đó là sự khai thác bừa bãi của con người đối với rừng, chi để phục vụ cho những nhu cầu tam thường mà không nghĩ đến hậu quả.

Hậu quả của những việc làm ấy, bạn thấy không? Nếu chưa thấy, hãy nhìn vào gương – tấm gương thời gian, để cùng nhìn lại. Mỗi năm môi truờng sống của chúng ta lại một xấu đi, nhiều quy luật tự nhiên đã bị thay đổi, bão. lũ, sống thần, động đất… xảy ra thường xuyên bất thường. Chắc các bạn còn nhớ trận sống thần, rồi cơn bão Chan-chu lịch sử cách đấy mấy năm trước ở Đông Nam Á. Cơn bão đã phá huỷ hàng ngàn ngôi nhà, làm hàng triệu người dân bị thiệt mạng, bị mất nơi cư trú. Tất cả cũng chi do những khu rừng phòng hộ ngày càng giảm sút. Xã hội của chúng ta đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp khu chế xuất… ra đời, thải ra hàng tấn khí thải mỗi năm. Môi trường của chúng ta sẽ ra sao nếu mất đi “chiếc máy điều hoà” – Rừng xanh. Sức khoẻ con người có thể tốt được không khi sống trong một môi trường đầy khói bụi và C02?

Hãy soi mình vào gương đi các bạn! Soi vào đó và ngẫm lại chỉnh mình. Mình đã làm đièu gì gây hại cho rừng? Mình đã làm gì để bảo vệ rừng? Soi vào gương để thấy mình xinh đẹp, đáng yêu, đáng sống biết chừng nào. Cuộc sống có muôn vàn những điều mới lạ với muôn sắc muôn màu mà có lẽ sống đến 100 tuổi, 200 tuổi chúng ta cũng chưa khám phá hết. Vậy mà trong nhũng năm tháng tới chúng ta phải sống trên giường bệnh, hăng ngày phải chống chọi với những cơn đau chỉ vì mắc phải một căn bệnh nào đó do môi trường bị ô nhiễm thì còn đâu là thú vị?… Tại sao chúng ta lại tự đào “mồ” chôn mình như vậy? Tại sao chúng ta không bảo vệ sực khoẻ của mình, cuộc sống của mình khi mà chúng ta cố thể làm điều đó?

Hãy bảo vệ những khu rừng, vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ của chính chúng ta.

Bảo vệ rừng không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là của tất cả chúng ta, những người đang sống, đang hít thở bầu không khí trong lành do rừng xanh mang lại… Để bảo vệ rừng mỗi người chúng ta cần có ý thúc, có trách nhiệm hơn, chấp hành luật pháp, ngăn chặn những hành ví sai Irái gây tổn hại cho rừng. Mỗi nước trên thế giới cần triển khai luật hảo vệ và phát triển rừng sao cho phù hợp với hiện trạng ở từng nước. Tiến hành giao đất giao rừng cho nông dân để việc bảo vệ rừng không còn là của riêng một cơ quan hay tổ chức nào. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc thiểu số định cầnh định cư, ổn định cuộc sống để họ ngừng tập tục sống du canh du cư rồi đốt rừng làm rẫy. Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của rừng cho người dân, đặc biệt là các em học sinh. Tổ chúc các buổi học ngoại khoá, thục hành, tìm hiểu thiên nhiên để các em có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, để các em biết yêu thiên nhiên và nhận thức được vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người, của chính các em. Nghiên cứu các giống cấy trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở mỗi vùng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thực hiện tái sinh rừng. Nghiêm cấm các hành vi phá hoại rừng, khai thác gỗ trái phép. Ban hành “Sách đỏ” để bảo vệ các giống cấy quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng…

Dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh” cùng tấm gương đằng sau ô cửa gỗ trong phòng triến lãm của rừng quốc gia Cúc Phương (Nho Quan – Ninh Bình) là bức thông điệp cho những ai chưa thấy được tầm quan trọng của rừng và hậu quả của việc phá rừng, cho những ai hờ hững với tiếng kêu cứu thảm thiết từ rừng xanh. Vạn vật trên Trái đất là một tổng thể đăng đối, hài hoà. Tất cả đều có sự sống, có linh hồn. Con người không thể ích kỉ chỉ vì cái lợi của mình mà quên đi sự tồn tại của các sinh vật khác. Con người phải chung sống hoà thuận với thiên nhiên – đó là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay. Nếu cố tình đi ngược lại quy luật ấy ắt sẽ tự dẫn đến sự huỷ diệt chính bản thân mình.

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/558031.html

Tham gia link đó nha bạn,mình bận quá!

8 tháng 2 2018

II – Để có độ “mở” tạo cơ hội cho người viết trình bày những cảm nhận riêng của bản thân xoay quanh nạn phá rừng. Song ở đây không gò bó người viết đi theo những trình tự lập luận quen thuộc.

Cần chú ý một số điểm sau: 

1. Từ lời giới thiệu hấp dẫn, có tính giáo dục cao trong phòng triển lãm ở rừng quốc gia Cúc Phương, người viết cần khẳng định: “Kẻ thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người:

+ Con người không hiểu biết…

+ Con người vô trách nhiệm…

+ Con người hám lợi…

+ Con người coi thường pháp luật…

v.v…

– Con người (dù trục tiếp hay gián tiếp) chính là kẻ thù gây tội ác cho rừng xanh.

2. Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu, khiến mỗi người còn “đọc” được bao điều hệ trọng khác.

– Soi vào gương ta nhìn thấu suốt, ta nghe vọng về tiếng rừng xanh kêu cứu. Hiện trạng diện tích rừng bị thu hẹp một cách báo động (dẫn chứng bằng số liệu cụ thể – so sánh sự tàn phá mỗi ngày một tăng cả ờ trong nước và trên thế giới)

– Soi vào gương ta thấy hậu quả của thảm hoạ phá rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đời sống sản xuất, sức khoẻ con người, an ninh xã hội… (bão lũ, sự nóng lên của trái đất v,v…).

– Soi vào gương ta ngẫm lại mình, có làm điều gì gây hại cho rừng không?

– Soi vào gương ta thấy mình đáng yêu, đáng sống lắm chứ. Vậy hà cớ gì ta lại “đào mồ” để chôn ta (chặt phá rừng – huỷ diệt lá phổi của sự sống…)

– Soi vào gương ta thấy trách nhiệm bảo vệ rừng không phải của riêng mà của tất cả chúng ta.

– Đề ra những giải pháp ngăn cấm nạn phá rừng…

3. Khẳng định sống hoà hợp với thiên nhiên – là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay.



8 tháng 2 2018

“Chúng em vui sao khi đàn chim trở lại. Thiên nhiên của chúng em là rừng xanh tươi mãi mãi…”. Các bạn có nhận ra những câu hát quen thuộc này không? Đó là câu hát trong một bộ phim rất nổi tiếng ở Việt Nam: Khi đàn chim trở về. Câu hát ấy cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi, gợi cho tôi bao suy nghĩ. Đúng! Thiên nhiên của chúng ta đã từng xanh tươi với những “rừng vàng biển bạc” và có lẽ sẽ xanh tươi mãi mãi nếu “kẻ thù của rừng xanh” không xuất hiện. Kẻ thù của rừng xanh là ai? Các bạn biết không, vào trong phòng triển lãm của rừng quốc gia Cúc Phương (Nho Quan – Ninh Bình) bạn sẽ thấy trên tường một ô của gỗ có gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của mình. Vâng! Kẻ thù của rừng xanh! Kẻ thù của rừng xanh, không ai khác chính là chúng ta, là con người, vì sự kém hiểu biết, vô trách nhiệm, vì những món lợi trước mắt mà con người đang dần trở mặt với những khu rừng, gây ra tội ác đối với rừng xanh. Rừng và con người vốn là những người bạn tốt, gắn bó thân thiết. Rừng đã bảo vệ, che chở, giúp đỡ cho nhân dân Việt Nam trong những cuộc chiến tranh tàn khốc: “Rừng xà nu uỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…” (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành). Rừng như những người, đồng chí, đồng đội cùng bộ đội ta lập chiến luỹ, vây bắt quân thù: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù ” (Việt Bắc- Tố Hữu) Rừng – một người bạn tốt, người đồng đội can trường, dũng cảm đã cùng chúng ta đồng cam cộng khổ khi khó khăn… Thử hỏi, cuộc sống hiện nay của chúng ta sẽ ra sao nếu không có rừng? Hành tinh xanh của chúng ta sẽ như thế nào nếu như rừng – lá phổi xanh của trái đất bị tàn phá đến chết dần chết mòn? Con người có thể sống được không, nếu không còn ôxy cho chúng ta hô hấp?… Nếu coi sự tàn phá khủng khiếp của những tên lâm tặc là giai đoạn đầu của căn bệnh ung thư phổi thì phải chăng sự thờ ơ, lãnh đạm của con người đối với rừng là chất xúc tác để đẩy căn bệnh nan y ấy đến giai đoạn cuối? Con người biết hay không những gì mình đã và đang làm với rừng xanh? tấm gương trong phòng triển lãm của vườn quốc gia Cúc Phương cho bạn thấy điều gì? Đó là chân dung của bạn, của tôi, của chúng ta, tất cả những con người đang sống và hít thở bầu không khí trong lành mà rừng xanh mang lại nhưng lại vô trách nhiệm với rừng. Vô trách nhiệm với rừng cũng chính là vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Chúng ta không quan tâm đến rừng, đến sự sống còn của rừng tức là chúng ta đang huỷ hoại cuộc sống của chính mình và tất cả mọi người. Kẻ thù của rừng xanh chính là con người chúng ta Nhìn vào gương bạn thấy không? Những tiếng kêu cứu vang vọng từ rừng xanh, những tiếng kêu tha thiết của người bạn đang bị chặt đi những cánh tay, đôi chân đang rỉ máu trong đau đớn của sự phản bội. Và mặc cho những tiếng kêu thảm thương ấy, những con người vô tâm, vô tình vẫn không ngừng ra tay tàn phá rừng, để mỗi năm họ cướp đi hàng ngàn, hàng vạn hécta rừng. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, năm 1943, diện tích rừng tự nhiên là 14,3 triệu ha nhưng đến năm 1983 chỉ còn lại khoảng 6,8 triệu ha. Như vậy trung bình một năm Việt Nam mất đi 187.500 ha rừng – một con số báo động so với diện tích rừng ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhà nước đã ban hành các luật về bảo vệ rừng nhưng do sự thiếu hiểu biết của con người nên diện tích rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị suy giảm. Giai đoạn 1985 – 1990 trung bình một năm Việt Nam trồng 100.000 ha rừng nhưng diện tích rừng bị phá lên đến 220.000 ha. Con người chặt phá rừng như vậy để làm gì? Để làm những đồ nội thất sang trọng, xây dựng những ngôi nhà sàn nghỉ dưỡng cao cấp hay có khi đơn giản chỉ để lấy củi… Ở nhiều nước, nhiều châu lục trên thế giới lượng gỗ khai thác được lấy làm củi chiếm tỉ lệ lớn như ở Châu Phi 8,8%, Châu Á 75%, Nam Mĩ 72%… Hơn một nửa số gỗ được khai thác chỉ để làm củi. Những con số kia chứng tỏ điều gì? Đó là sự khai thác bừa bãi của con người đối với rừng, chỉ để phục vụ cho những nhu cầu tàm thường mà không nghĩ đến hậu quả. Hậu quả của những việc làm ấy, bạn thấy không? Nếu chưa thấy, hãy nhìn vào gương – tấm gương thời gian, để cùng nhìn lại. Mỗi năm môi trường sống của chúng ta lại một xấu đi, nhiều quy luật tự nhiên đã bị thay đổi, bão, lũ, sóng thần, động đất… xảy ra thường xuyên bất thường. Chắc các bạn còn nhớ trận sóng thần, rồi cơn bão Chan chu lịch sử cách đây mấy năm trước ở Đông Nam Á. Cơn bão đã phá huỷ hàng ngàn ngôi nhà, làm hàng triệu người dân bị thiệt mạng, bị mất nơi cư trú. Tất cả cũng chỉ do những khu rừng phòng hộ ngày càng giảm sút. Xã hội của chúng ta đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp khu chế xuất… ra đời, thải ra hàng tấn khí thải mỗi năm. Môi trường của chúng ta sẽ ra sao nếu mất đi “chiếc máy điều hoà” – Rừng xanh. Sức khoẻ con người có thể tốt được không khi sống trong một môi trường đầy khói bụi và C02? Hãy soi mình vào gương đi các bạn! Soi vào đó và ngẫm lại chính mình. Mình đã làm điều gì gây hại cho rừng? Mình đã làm gì để bảo vệ rừng? Soi vào gương để thấy mình xinh đẹp, đáng yêu, đáng sóng biết chừng nào. Cuộc sống có muôn vàn những điều mới lạ với muôn sắc muôn màu mà có lẽ sống đến 100 tuổi, 200 tuổi chúng ta cũng chưa khám phá hết. Vậy mà trong những năm tháng tới chúng ta phải sống trên giường bệnh, hằng ngày phải chống chọi với những cơn đau chỉ vì mắc phải một căn bệnh nào đó do môi trường bị ô nhiễm thì còn đâu là thú vị?… Tại sao chúng ta lại tự đào mồ chôn mình như vậy? Tại sao chúng ta không bảo vệ sức khoẻ của mình, cuộc sống của mình khi mà chúng ta có thể làm điều đó? Hãy bảo vệ những khu rừng, vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ của chính chúng ta. Bảo vệ rừng không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là của tất cả chúng ta, những người đang sống, đang hít thở bầu không khí trong lành do rừng xanh mang lại… Để bảo vệ rừng mỗi người chúng ta cần có ý thức, có trách nhiệm hơn, chấp hành luật pháp, ngăn chặn những hành vi sai trái gây tổn hại cho rừng. Mỗi nước trên thế giới cần triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng sao cho phù hợp với hiện trạng ở từng nước. Tiến hành giao đất giao rừng cho nông dân để việc bảo vệ rừng không còn là của riêng một cơ quan hay tổ chức nào. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc thiểu số định canh định cư, ổn định cuộc sống để họ ngừng tập tục sống du canh du cư rồi đốt rừng làm rẫy. Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của rừng cho người dân, đặc biệt là các em học sinh. Tổ chức các buổi học ngoại khoá, thực hành, tìm hiểu thiên nhiên để các em có cư hội tiếp xúc với thiên nhiên, để các em biết yêu thiên nhiên và nhận thức được vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người, của chính các em. Nghiên cứu các giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ớ mỗi vùng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thực hiện tái sinh rừng. Nghiêm cấm các hành vi phá hoại rừng, khai thác gỗ trái phép. Ban hành “Sách đỏ” để bảo vệ các giống cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng… Dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh” cùng tấm gương đằng sau ô cửa gỗ trong phòng triển lãm của rừng quốc gia Cúc Phương (Nho Quan – Ninh Bình) là bức thông điệp cho những ai chưa thấy được tầm quan trọng của rừng và hậu quả của việc phá rừng, cho những ai hờ hững với tiếng kêu cứu thê thiết từ rừng xanh. Vạn vật trên Trái đất là một tổng thể đăng đối, hài hoà. Tất cả đều có sự sống, có linh hồn. Con người không thể ích kỉ chỉ vì cái lợi của mình mà quên đi sự tồn tại của các sinh vật khác. Con người phải chung sống hoà thuận với thiên nhiên – đó là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay. Nếu cố tình đi ngược lại quy luật ấy ắt sẽ tự dẫn đến sự huỷ diệt chính bản thân mình.

19 tháng 4 2019

Tham khảo:

Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó c là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế . Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương trâm “hòa nhập chứ không hòa tan.” Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa. Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình. Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

19 tháng 4 2019

Nhưng câu hỏi là dựa vào tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn mà bạn? Sao mik cảm thấy hơi lạc đề 1 chút thế?

Tham khảo

https://olm.vn/hoi-dap/detail/2021436334120.html

16 tháng 12 2021

Thế Lữ đến với phong trào Thơ mới ngay từ buổi đầu từ buổi đầu. Không hề có những tuyên bố lớn lao, hay định hướng rõ ràng cho tư tưởng, Thế Lữ âm thầm đóng góp những bài thơ và từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng thơ. Có lẽ, đó là tính cách của Thế Lữ khi ông cho rằng nghệ thuật là phải thầm lặng. Trong nghệ thuật không nhất thiết phải kêu ca. Ông dùng sức mạnh của nghệ thuật để khẳng định xu hướng mới chứ không đi vào lí luận dài dòng. Và trong giai đoạn đầu ông đã thắng lớn, khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại và phát triển của nền thơ mới, tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Một trong những bài thơ tiêu biểu, đầy sức mạnh của ông trong giai đoạn ấy chính là Nhớ rừng.

 

Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.

Trở lại thời kì này, vào những năm đầu thế kỉ 20, tình cảnh đất nước thật điêu đứng. Sau những cuộc khai thác thuộc địa tàn khốc của thực dân Pháp khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ, tình hình xã hội hết sức căng thẳng, tù túng. Những người trẻ tuổi như thế hệ của Thế Lữ luôn khao khát tìm lấy một hướng giải thoát nhưng đành bất lực trước thực tại. Thêm vào đó, trào lưu tư tưởng phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta, tình thần tự do và khát vọng sống không ngừng sôi sục tiếp thêm sức mạnh cho nền văn học phát triển.

Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.

Đầu thế kỉ 20, bối cảnh ở nước ta vô cùng bức bối. Pháp tăng cường vơ vét của cải và đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong khi đó, các luồng văn hóa mới mẻ phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta hình thành một tầng lớp thành niên mới. Họ cảm thấy bức bách trong hoàn cảnh khủng bố ngột ngạt và không ngừng khao khát tìm kiếm một cuộc sống mới.

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Chính bị giam cầm một cách vô lí, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ và không ngừng mơ ước được tự do.

Mở đầu bài thơ, Thế Lữ dựng lên bức tranh con hổ trong vườn bách thú thấm đẫm tâm trạng buồn rầu:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

Từ “gậm” thể hiện rõ ràng tâm trạng uất ức tột cùng của hổ. Ở đây lại là “gậm một khối căm hờn” . Nghĩa là nó tự nghiền ngẫm cái bi kịch của mình mà không hiểu tại sao lại như thế. Bởi không hiểu cho nên nó chán chường, mệt mỏi. Nó buông xuôi bấy lâu nay trong tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua”.

 

Thật đáng sợ thay khi mà ta mong mỏi một điều gì đó mà không tin rằng nó chưa hẳn là có thật. Và càng đáng sợ hơn khi bao quanh con hổ là chiếc lồng sắt vững chắc. Cái mà nó không thể phá được và sẽ giam cầm nó vĩnh viễn. Thế nhưng, dù bất lực nhưng cái oai hùng của nó vẫn không hề mất đi:

“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”.

Trước mắt hổ, những gì quen thuộc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Loài người kia dù đã đủ sức giam cầm nó nhưng nó không hề sợ mà còn tỏ ra khinh thường, khiêu khích, không ngừng đe dọa. Nó tự bào chữa cho tình thế của mình và xem đó chỉ là một rủi ro. Bởi lỡ bước sa cơ nên phải chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm”. Dường như, vai trò và sức mạnh của nó đã hoàn toàn bị loài người đánh cắp.

Nó luôn tự kiêu về sức mạnh của mình và liên tục hồi tưởng quá khứ mỗi khi tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc như thế này:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…”

Chốn rừng thiêng xưa nơi hổ từng ngự trị là một khung cảnh ghê gớm. Qua nỗi nhớ của hổ, ta thấy rõ điều đó. Khung cảnh hiện lên với “bóng cả, cây già” thâm u,bí hiểm. Chốn sơn lâm với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi” làm kinh thiên động địa khiến muôn loài phải khiếp sợ mà lẩn tránh. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.

Từng sắc thái của hổ hiện lên trước mắt người đọc qua lớp ngôn từ sống động, đầy sức biểu cảm. Con hổ với tư thế tự do, kiêu hãnh, bước đi như sóng cuộn, mây vờn, lặng lẽ giữa bao la vũ trụ. Không có loài nào dám sánh bước cùng nó. Nó nhìn khắp không gian với đôi mắt thần sắc. Kể cả trong bóng tối cũng không gì che giấu nổi nó. Đó là một tư thế hoàn toàn tự chủ, thống trị cả ánh sáng lẫn màn đêm. Nó nhận thấy muôn loài đang run sợ, đáng thương như sắp đi vào cõi chết. Sức mạnh oai quyền của nó đủ sức lấn át mọi sự đối nghịch và sẵn sàng tiêu diệt tất cả.

Đó là uy quyền tuyệt đỉnh của vị chúa tể rừng xanh không gì địch nổi. Không gian thần bí với những loài cây không tên không tuổi mà con người chưa từng biết đến hay đặt chân đến. Nó tự hào về điều đó. Những gì nó biết và ngự trị vượt xa những gì con người đã biết và chiếm lĩnh. Đó là một bí mật mà nó không bao giờ muốn chia sẻ.

 

Chưa hết, hồi ức của hổ tiếp tục mơ về những tháng ngày lẫm liệt, gắn chặt với kỉ niệm không bao giờ quên:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Chín câu thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp về cảnh tượng đại ngàn và niềm vui sướng ngự trị của hổ. Nó say sưa thưởng thức và tự hào dù chỉ qua hồi tưởng. Những cảm xúc cuộn trào dữ dội, không ngừng làm cho nó say mê. Đó là những đêm vàng ánh trăng bên bờ suối êm đềm. Sau cuộc đi săn nó đắm mình trong ánh trăng huyền ảo. Đó là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vũ trụ đi vào cơn quần vũ khủng khiếp. Đó là những bình minh rực rỡ ánh sáng và rộn rã tiếng chim ca ru mềm giấc ngủ. Đó là những chiều lênh láng máu sau rừng biểu hiện sức mạnh chinh phục và giết chóc của chúa sơn lâm.

Tất cả diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ đến đáng sợ. Con hổ chiếm giữ một sức mạnh phi thường ngang tầm trời đất. Ta có cảm tưởng như chính con hổ đã tạo ra quy luật trong một thế giới riêng nào đó mà ở đó nó định đoạt tất cả. Không có đối thoại, không có đối lực, tất cả đều tuân phục một cách triệt để. Thế nhưng, câu thơ cuối đã trả người đọc về với thực tại. Tất cả bây giờ chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hùng tráng, lẫm liệt để hồi cố nhằm lấy lại nghị lực mà sống tiếp. Thực tại khép lại giấc mơ huy hoàng:

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nếu ở trên kia nó ngạo nghễ bao nhiêu thì giờ đây nó lại chán chường bấy nhiêu. Hai từ “than ôi!” như là tiếng kêu thống thiết , bất lực trước thực tại và tiếc nuối chốn cũ rừng xưa đã mãi mãi không còn. Bây giờ, nó quay về đối điện và khinh miệt thực tại:

“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”.

Trước mắt hổ, khung cảnh vườn bách thú thật tầm thường và giả dối. Tất cả đã bị ngụy tạo một cách vụng về, không che giấu nổi sự thấp kém của nó. Hổ khinh mạn điều đó khi so sánh với chốn rừng thiêng bí hiểm, âm u. Cảnh vật giả tạo, phù phiếm khiến nó thất vọng. Tất cả tầm thường, không một chút tương xúng nào với nó. Càng nhìn ngắm, nó càng ngao ngán.

Bởi thế, nó không nguôi nhung nhớ vì cảnh vật trước mắt càng làm cho nó thêm chán ghét. Ít ra, khi giam cầm nó cũng phải có cái gì đó đáng để cho nó khâm phục hoặc tự hào. Nhưng ở đây, sự đối lập quá lớn, quá tàn nhẫn. Điều đó khiến cho những mâu thuẫn trong nó không ngừng trỗi dậy trong tiếng kêu than thảm thiết:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!” xác nhận sự bất lực hoàn toàn của con hổ. Giờ đây, nó đã xác nhận phải sống với thực tại thấp kém này và tự nhắc nhở mình thôi mong nhớ hay hi vọng. Chiếc khung lòng mỏng manh nhưng giam giữ quá chặt. Kể cả sức mạnh như nó cũng không thể nào phá nổi. Nó chỉ khẩn xin một điều rằng những giấc mơ kia dẫu chỉ là mơ mộng thôi nhưng cứ tiếp tục đến để hồn của hổ được an ủi, được vỗ về mà tiếp tục sống hết những tháng ngày còn lại.

 

Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.

Nếu xét về lý tưởng, Thế Lữ đã không có đóng góp gì đáng kể. Nhưng qua bài thơ Nhớ rừng người đọc nhận rõ đước sức mạnh sử dụng ngôn từ của ông. Nó giống như một đoàn quân ồ ạt xông tới, tung hoành mạnh mẽ. Người đọc không cần làm gì thêm, cứ thản nhiên đón nhận. Một thành công nữa của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng. Đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

25 tháng 1 2022

Bạn giỏi ghê áeoeo