K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

Ví dụ: Một quạt máy quay với tần số 600 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8 m. Tính tốc độ và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.

Giải:

- Trong một giây, quạt máy quay được số vòng là: f = \(\dfrac{600}{60}\) = 10 vòng/s

- Tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt là:

ω = \(\dfrac{2\pi}{t}\) = 2π.f = 2π.10 ≈ 62,83rad/s

- Tốc độ của một điểm ở đầu cánh quạt là:

v = ω.r = 62,83.0,8 = 50,264m/s

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 11 2023

Khái niệm công suất: đặc trưng cho tốc độ sinh công, được đo bằng công sinh ra trong một giây \(P=\dfrac{A}{t}\) ngoài công thức này người ta còn sử dụng công thức tính công suất

\(P=F.v\)

Nguyên tắc hoạt động của hộp số xe máy:

Công suất của động cơ ô tô, xe máy là một đại lượng được duy trì không đổi, do đó nếu F tăng thì v giảm và ngược lại.

Như vậy, khi ô tô, xe máy chạy qua những đoạn đường khó đi (lên dốc, ma sát lớn) thì cường độ lực F phải tăng lên do đó vận tốc v phải giảm. Ngược lại ở những đoạn đường dễ đi (xuống dốc, ma sát nhỏ) cường độ lực F giảm và vận tốc v sẽ tăng. Việc điều chỉnh v tăng hay giảm được thực hiện bằng một thiết bị gọi là hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to, nhỏ khác nhau).

a) Theo khái niệm tốc độ: 
Sau 12s, bạn Việt chạy được quãng đường: 3,5.12=42(m)
Sau 12s, bạn Nam chạy được quãng đường: 4.12=48m
Vậy, sau 12s, hai bạn cách nhau một khoảng bằng: 42+48=90(m)
b) Theo khái niệm vận tốc:
Ta chọn trục toạ độ là đường thẳng mà hai bạn chạy, gốc toạ độ O là điểm khởi hành chung, chiều dương là chiều chạy của bạn Việt chẳng hạn. Chọn gốc thời gian là lúc hai bạn bắt đầu chạy.

Vận tốc trung bình của Việt là:\(v_V=+3,5m\text{ /}s\), được tính từ công thức:
\(v_v=\frac{x_v-x_0}{t}=\frac{x_V-0}{t}=\frac{x_V}{t}\)
nên \(x_v=v_Vt=3,5.12=42\left(m\right)\)
Vận tốc trung bình của Nam là: \(v_N=-4m\text{ /}s\), được tính từ công thức:
\(v_N=\frac{x_N-x_0}{t}=\frac{x_N-0}{t}=\frac{x_N}{t}\)
nên \(x_N=v_N.t=-4.12=-48\left(m\right)\)
Độ lớn đại số từ Việt đến Nam bằng:
\(\overline{VN}=\overline{ON}-\overline{OV}=x_N-x_V=-48-42=-90\left(m\right)\)
nên khoảng cách giữa hai bạn là:

\(VN=\left|\overline{VN}\right|=\left|-90\right|=90\left(m\right)\)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Chuyển động của xe máy khi chuẩn bị dừng đèn đỏ là chuyển động có gia tốc vì xe chịu tác dụng của lực ma sát, lực này làm cho xe chuyển động chậm dần tức là vận tốc giảm dần trong một khoảng thời gian.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 11 2023

Ví dụ với bóng đèn sợi đốt: 95J chuyển hóa thành nhiệt (năng lượng hao phí) và 5J chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng (năng lượng có ích).

Hiệu suất: H = \(\dfrac{5}{100}\).100% = 5%

Ví dụ với bóng đèn LED: 20J chuyển hóa thành nhiệt (năng lượng hao phí) và 80J chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng (năng lượng có ích).

Hiệu suất: H = \(\dfrac{80}{100}\).100% = 80%

1 tháng 10 2017

đổi 28,8km/h=8m/s
Câu 1 áp dụng quy tắc cộng vector ta có:
v (đá-đất)=v(đá-xe)+v(xe-đất)
a) Do chuyển động cùng chiều nên: v(đá-đất)=6+8=14(m/s)
b) Do ngược chiều nên:v(đá-đất)=8-6=2(m/s)
c) Chuyển động vuông góc nên theo pytagov (đá-đất)^2=v(đá-xe)^2+v(xe-đất)^2=100
=> v(đá -đất)=10(m/s)

16 tháng 1 2020

Chọn: đá-1, ô tô-2, đất-3

Áp dụng công thức cộng vận tốc

\(\overrightarrow{v_{13}}=\overrightarrow{v_{12}}+\overrightarrow{v_{23}}\)

Vận tốc của đá so với ô tô là \(v_{12}=6\) m/s.

Vận tốc của ô tô với đất là \(v_{23}=28,8\) km/s \(=8\)m/s.

a. Đá ném cùng chiều

\(\Rightarrow v_{13}=v_{12}+v_{23}=6+8=14\) m/s.

b. Đá ném ngược chiều

\(v_{13}=-v_{12}+v_{23}=-6+8=2\) m/s.

c. Đá ném vuông góc với chuyển động của ô tô

\(v_{13}=\sqrt{v_{12}^2+v_{23}^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\) m/s.

phân tích mối liên hệ về kiến thức giữa mấy bài dưới đây giúp e với. e chân thành cảm ơn.Bài 2. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNGCHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiêt 1)- Hiểu rõ được các khái niện vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời.- Hiểu được việc thay thế các vectơ trên bằng các giá trị đại số của chúng không làm mất đi đặc trưng của vectơ của...
Đọc tiếp

phân tích mối liên hệ về kiến thức giữa mấy bài dưới đây giúp e với. e chân thành cảm ơn.

Bài 2. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiêt 1)

- Hiểu rõ được các khái niện vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời.
- Hiểu được việc thay thế các vectơ trên bằng các giá trị đại số của chúng không làm mất đi đặc trưng của vectơ của chúng.
- phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ.
Bài 3. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
                             CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiết 2)

- Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu được phương trình chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động.
- Biết cách vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian và từ đồ thị có thể xác định được các đặc trưng động học của chuyển động
Bài 4. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
- Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh, chậm của tốc độ.
- Nắm được các định nghĩa gia tốc trung bình, gia tốc tức thời.
- Hiểu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó rút ra được công thức tính vận tốc theo thời gian.

3
10 tháng 5 2016

Câu hỏi kiểu như thế này chắc em phải vẽ sơ đồ tư duy rồi.

10 tháng 5 2016

Gửi em một sơ đồ mà mình sưu tầm được trên mạng

Động học chất điểm