K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2021

Văn chương là tài sản cao quý, văn chương tác động mãnh liệt đến người đọc làm phong phú và sâu sắc thêm cho thế giới tình cảm của họ. Có nhà phê bình văn học đã từng nói rằng : ''Một trong những “mãnh lực” của văn chương là “luyện những tình cảm ta sẵn có''. Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Những bài học và những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra có thể với một số người là nó bắt đầu từ cuộc sống. Nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu ''sách là người bạn lớn''. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lí ở đời. 
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy hòa quyện và như hình với bóng. Cuộc sống là tài liệu của văn chương, còn văn chương thì làm đẹp, làm ra tấm lòng con người. Nhưng tấm lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nó là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

20 tháng 4 2016

Gợi ý

+ Ý thứ nhất:“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
- Nghĩa là văn chương rất kì diệu. Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ.
- Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
+ Ý thứ hai: “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
Văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
+ Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời sống con người.

17 tháng 5 2022

Gợi ý

+ Ý thứ nhất:“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
- Nghĩa là văn chương rất kì diệu. Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ.
- Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
+ Ý thứ hai: “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
Văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
+ Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời sống con người.

29 tháng 4 2020

Tham khảo:

Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.

Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.

Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.

Chúc bạn học tốt!

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)

0
9 tháng 2 2021

Tham khảo:

Văn chương là 1 vẻ đẹp, một sự tươi sáng và là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương đem lại cho bạn đọc nhung cảm xúc mới lạ như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,... ngoài việc cho ta những tình cảm mới, văn chương còn luyện cho ta những tinh cảm ta sẵn có. Khi đọc văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc hẳn ai cũng sẽ đồng cảm xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi bị xa nhau vì cuộc hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ. Hoặc Khi đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ có những phút giây thư giãn đầy bổ ích vì những tiếng cười và niềm vui mà trong truyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đã gâ cho ta những tình cảm ta không có sao? Rồi cũng cính cái phép màu mang tên văn chương ấy cũng đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", từ gây ở đây còn chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi thì nó sẽ làm cho con người sa lầy vào những điều không tốt và phai mờ giá trị thật sự tốt đẹp của văn chương. Vì vậy chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.

9 tháng 2 2021

sai đề rồi nha em, đề là văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê'' mà, em xem lại nhé!!!