K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2018

Gluxit (chất bột đường): Có nhiều trong các loại ngũ cốc, đường, mật, bánh kẹo, trái cây,… với vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động

Protein: Là vật liệu xây dựng nên các tế bào, cơ quan. Vai trò tạo hình của protein đặc biệt quan trọng với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục. Protein cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự tạo thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Các chất này giữ vai trò quan trọng điều hòa các quá trình chuyển hóa cũng như hoạt động sinh lí của các chức phận trong cơ thể.  Ngoài ra, protein cũng là nguồn cung cấp năng lượng, nhưng vai trò quan trọng của protein là xây dựng tế bào và các mô thì không một chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được. Protein có nhiều trong các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa, đậu đỗ,…

Lipit (chất béo): Là nguồn cung cấp năng lượng, 1g chất béo khi đốt cháy cung cấp 9Kcalo, cao hơn 2 lần gluxit và protein. Vai trò quan trọng của lipit là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu (mỡ): Vitamin A, D, E, K…Khi ăn thiếu dầu mỡ sẽ không hấp thu được các loại vitamin này.

Chất béo có 2 loại:

- Chất béo động vật là các loại bơ, mỡ.

- Chất béo thực vật là các loại dầu như dầu đậu tương, dầu cọ, dầu oliu, dầu hạt cải,…

Các vitamin

· Vitamin A: Là thành phần chủ yếu của các sắc tố võng mạc, vitamin A cần thiết để giữ gìn sự toàn vẹn của lớp biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể. Thiếu vitamin A gây khô da, khô màng tiếp hợp, khô giác mạc, loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa. Thiếu vitamin A sẽ làm giảm tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.

·  Vitamin D: Có tác dụng tăng cường hấp thu canxi và phốt pho ở ruột non, thiếu vitamin D trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn bị loãng xương.

· Vitamin B1: Tham gia chuyển hóa gluxit, dẫn truyền thần kinh, khi thiếu vitamin B1 dễ mắc bệnh tê phù và viêm dây thần kinh ngoại biên.

· Vitamin B2: Giữ vai trò chủ yếu trong các phản ứng gây ôxy hóa của tế bào. Thiếu vitamin B2 gây bệnh viêm lưỡi, viêm loét niêm mạc.

· Vitamin PP (niacin): Là yếu tố phòng bệnh Pelagrơ – một bệnh viêm da đặc hiệu do dinh dưỡng: Viêm loét da, viêm lưỡi bản đồ.

· Vitamin C: Tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, là yếu tố cần thiết cho tổng hợp collagen là chất gian bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng,…Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, vết bầm tím do thành mạch yếu dễ vỡ gây chảy máu dưới da, vết thương lâu lành. Vitamin C còn có vai trò chống ôxy hóa.

·   Axit folic: Tham gia tạo máu, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, phụ nữ có thai thiếu axit folic có thể gây nên dị tật ống thần kinh.

·  Vitamin B12: Tham gia tạo máu. Thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu ác tính.

Vai trò của các chất khoáng

·   Sắt: Là thành phần của huyết sắc tố, myoglobin, các xitrocrom và nhiều enzyme như calase và các pedoxitdse. Sắt giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển ôxy và hô hấp tế bào. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay.

Sắt có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như tiết, gan, tim, bầu dục, trứng, tôm,…

·  Canxi: Chiếm 1/3 khối lượng chất khoáng trong cơ thể, 98% tập trung ở xương và răng. Thiếu canxi dẫn đến còi xương, loãng xương. Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, đậu đỗ.

· Iốt: Là thành phần cấu tạo của các nội tiết tố tuyến giáp trạng giữ vai trò chuyển hóa quan trọng. Thiếu Iốt gây bệnh bướu cổ, phụ nữ có thai thiếu iốt dễ sinh ra trẻ đần độn.

Các yếu tố vi lượng cần thiết khác

·  Kẽm: Là thành phần của rất nhiều các loại men cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein và gluxit. Thiếu kẽm gây biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển bộ phận sinh dục, chức năng sinh dục giảm ở người trưởng thành, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng lâu lành,…Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật như thịt, hải sản, thủy sản…

· Magiê: Tham gia vào cấu tạo và hoạt động của nhiều loại men, tham gia vào các phản ứng ôxy hóa và phốtphoryl hóa. Magiê có nhiều trong thức ăn thực vật.

Các loại khác như đồng, selen, coban cũng tham gia vào cấu tạo của các enzyme quan trọng của cơ thể, chống lại sự ôxy hóa, tham gia tạo máu.

19 tháng 2 2019

Lật sách ra mà chép

17 tháng 4 2018

1  Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn:

- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..)

- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn.

- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn

2       

Thực đơn cho 1 bữa liên hoan:

+ Súp gà

+ Gà hấp muối

+ Sườn nướng

+ Cá hấp xì dầu

+ Rau cải xào tỏi

+ Tôm chiên giòn

+ Canh măng nấu vịt

+ Bánh bao nhỏ

+ Chè trân châu

+ Dưa hấu

con nhieu tu lam 

 

17 tháng 4 2018
Một số mẫu thực đơn chuẩn bị của các bữa ăn: + Hàng ngày + Bữa tiệc + Bữa cỗ - Một số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn tự phục vụ. - Một số hình ảnh về các món ăn có người phục vụ. - Một số hình ảnh về các món ăn có trang trí. - Các hình ảnh tư sưu tầm về cách trình bày món ăn, trình bày bàn ăn, các bữa cỗ, bữa tiệc cũng như bữa ăn gia đình... *Nếu chuẩn bị được phương tiện nghe nhìn có các hình ánh động về qui trình tổ chức bữa ăn thì các tiết học sẽ có hiệu quá thực tiễn cao. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Đặt vấn đề để vào bài: Qui trình tổ chức bữa ăn thực chất là một vấn đề gồm nhiều mảng kiến thức. Do vậy hiểu qui trình tổ chức bữa ăn, thực hiện tổ chức bữa ăn cần phải có các thao tác chuẩn bị chu đáo, biểu hiện cụ thể là biết xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho qui trình tổ chức bữa ăn như. - Xây dựng thực đơn; - Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn; - Chế biến món ăn; - Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn. Hỏi: Nếu ta đảo các trình tự trên thì điều gì sẽ xảy ra? HS: + Chọn thực phẩm không theo thực đơn + Không có thức ăn để trình bày + Hoặc trình bày thức ăn chưa chế hiến... GV: Vậy ta hiểu qui trình tổ chức bữa ăn là gì? GV gợi ý để HS có thể trả lời được đó là tổ chức thực hiện các công việc theo một trình tự nhất định. Ta sẽ lần lượt thực hiện trình tự này theo các tiết học. TIẾT 1 I. Xây dựng thực đơn 1. Thực đơn là gì? GV: Đe hiểu được thực đơn là gì, chúng ta sẽ quan sát các hình ảnh sau (GV và HS đã chuẩn bị một số ảnh bày các món ăn của một bữa ăn gia đình, bữa tiệc hay bữa cỗ). Hỏi: Em hãy kể tên các món ăn ở hình ảnh vừa quan sát. HS: Liệt kê được một số món ăn. GV: Phân tích cấu tạo các món ăn mà HS vừa được quan sát trực quan và rút ra kết luận: Những món ăn mà các em vừa liệt kê chi tiết sẽ được ghi lại. Bảng ghi những món ăn đó dự định sẽ được phục vụ trong bữa cỗ, tiệc hay bữa thường ngày chính là "thực đơn". Hỏi: Vậy theo em thực đơn là gì? HS: Thực đơn là bảng ghi tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn (ăn thường, bữa cỗ hay tiệc). GV: Yêu cầu HS quan sát một thực đơn mẫu. Hỏi: Em có nhận xét gì về trình tự được sắp xếp trong thực đơn? MS: Sẽ có rất nhiều ý kiến trả lời như: - Món nhiều đạm xếp ở trên (món ăn cụ thể). - Món nhiều vitamin xếp ở trên (món ăn cụ thể). - Món nhiều béo xếp ở... GV ghi nhận và bổ sung cho đầy đủ ý, giải thích cho HS hiểu món nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào... và trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán đồng thời thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm. GV nói thêm: Có thể nhìn vào thực đơn ta sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của người xây dựng thực đơn trong lĩnh vực ăn uống (kích thích động cơ tìm hiểu của HS). GV: Mục đích của việc chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn, nếu được chuẩn bị kỹ càng thì ta sẽ dễ dàng thực hiện, cụ thể như: - Sẽ phải mua những loại thực phẩm nào. - Mua thực phẩm đó ở đâu? - Nếu không có loại thực phẩm như thực đơn thì ta sẽ thay thế bằng loại thực phẩm nào? GV kết luận: Có thực đơn, công việc thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. Ta biết thực đơn là hàng ngày tất ca các món ăn dự liệu chuẩn bị cho bữa ăn. Thực đơn chưa định liệu được số lượng của từng món ăn nhưng lại định liệu được số lượng của các món ăn và chỉ định được các loại thực phẩm để chế biến thành các món ăn có trong thực đơn. Vì vậy khi xây dựng thực đơn ta trả lời câu Hỏi: Xây dựng thực đơn cho loại bữa ăn nào? - Bữa tiệc - Bữa cỗ - Bữa ăn thường. Như vậy phải căn cứ vào tính chất của bữa ăn (tiệc, cồ hay ăn thường) ta mới đặt cơ sở để xây dựng thực đơn. Hỏi: Bữa cơm thường ngày em ăn những món ăn gì? gồm bao nhiêu món? HS: Trả lời các món ăn thường ngày và gồm 3 đến 4 món ăn. GV: Hỏi thêm một số HS và kết luận: Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món ăn. Tương tự như cách hỏi trên. HS sẽ nêu được tổng số món ăn trong bữa cỗ, bữa tiệc và kết luận. Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi thường có 4-5 món ăn trở lên. GV khái quát một số món thường có trong thực đơn: + Các món canh (hoặc súp). + Các món rau, củ, quả tươi (trộn hay muối chua) + Các món nguội + Các món xào, rán ... + Các món mặn. + Các món tráng miệng. Để tìm hiểu sự đa dạng của các loại món ăn GV phân công mỗi nhóm HS liệt kê số món ăn của từng loại. Tập hợp lại sẽ được một danh mục các: món ăn phong phú cung cấp cho HS và làm tài liệu tham khảo. b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn Hoi: Trong thực đơn món ăn chính được hiểu như thế nào? HS: Có nhiều cách trả lời khác nhau hoặc là lựa chọn một số món tiêu biểu của thực đơn hoặc là liệt kê lại cả các món ăn trong thực đơn trừ món tráng miệng... GV: Đã có lúc chúng ta quan niệm các món ăn có giàu đạm, giàu đường bột và chất béo là những món ăn chính tuy nhiên khi đời sống ngày càng được cải thiện thì thực đơn bữa ăn (ăn thường, tiệc, cỗ...) phải đủ các loại món ăn cung cấp cho cơ thể 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Thông thường ta thấy: * Bữa ăn thường ngày gồm các nhóm chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm. * Bữa liên hoan, chiêu đãi gồm đủ các loại món nêu ở mục a. - Ta tham khảo thực đơn có các loại món ăn, có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, nó có cơ cấu như sau: + Món khai vị (súp, nộm...); + Món ăn sau khai vị (món luộc, xào, rán...); + Món ăn chính (món mặn. thường là món nấu hoặc hấp, nướng giàu chất đạm); + Món ăn thêm (rau, canh...); + Món tráng miệng + Đồ uống. - Nếu bữa ăn có các món được dọn cùng một lúc lên bàn các loại món ăn thì hình thức tổ chức sẽ tùy thuộc vào tập quán ăn uống của từng địa phương. Mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn và có thể thay đổi món ăn theo từng loại thực phẩm của các nhóm thức ăn. c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế Đây là nguyên tắc thể hiện tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người dự định xây dựng thực đơn. Khi số món ăn dự định được tăng lên đáng kể các bữa cỗ, bữa tiệc thì việc xem xét các loại thực phẩm có giá trị phù hợp với khả năng tài chính của mình có ý nghĩa quan trọng. Có thể thay đổi loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, lựa chọn thức ăn để bảo đảm hiệu quả tối ưu của thực đơn được xây dựng. ♦ Tổng kết - dặn dò - Yêu cầu HS đọc hiểu xây dựng thực đơn là gì và các nguyên tắc xây dựng thực đơn. - Nhấn mạnh điểm cần chú ý bằng câu hỏi củng cố : Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì. - Dặn dò HS chuẩn bị phần II: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. ok xong mình ghi nhầm là giáo viên

đg cần gấp,ai nhanh mk k nha !

15 tháng 1 2020

lên vietjack đi bn ơi

Các bn ko cần trả lời hết các câu hỏi của mik đâu nhé ^ ^

10 tháng 5 2019

1. Vai trò của chất đạm:

- Thiếu chất đạm trầm trọng: Suy dinh dưỡng, bụng phình to, tóc ít, trí tuệ kém phát triển.

- Thừa chất đạm: Béo phì, huyết áp cao, bệnh về tim mạch,...

Vai trò của chất đường bột:

- Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ bị bép phì.

- Thiếu đường bột: Đói, cơ thể bị yếu.

2. 

- Nhiễm trùng thực phẩm: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.

- Nhiễm độc thực phẩm: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

3.

- Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:

+ Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm độc

+ Thức ăn đã bị biến chất

+ Thức ăn có sẵn chất độc 

+ Thức ăn, thực phẩm bị biến hóa chất, các chất phụ gia.

4. 

Cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn vì nó đóng góp phần quan trọng trong cuộc sống chúng ta, nó cung cấp cho ta chất dinh dưỡng, năng lượng để hoạt động.

5.

Thực đơn : Là bản ghi lại những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, bữa cơm hàng ngày.

6.

Thu nhập của hia đình công nhân viên chức:

- Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan , xí nghiệp : Tiền lương , tiền thưởng 

- Thu nhập của nguời đã nghỉ hưu : tiền lương hưu , tiền lãi tiết kiệm 

- Thu nhập của sinh viên đang đi học : Tiền học bổng 

- Thu nhập của thương binh và gia đình liệt sĩ : Tiền trợ cấp xã hội 

Thu nhập của gia đình sãn xuất:

- thu nhập của người làm nghề thủ công mĩ nghệ: Tranh sơn mài, khảm trai, rổ tre, ghế mây, khăn thêu, hàng ren, giỏ mây.

- thu nhập của người sản xuất nông nghiệp: Khoai, thóc, cà phê, ngô.

- thu nhập của người làm vườn: rau, hoa, quả.

- thu nhập của người làm nghề cá: cá, tôm, hải sản.

- thu nhập của người làm nghề muối: muối.

                                                                                                            ~~Hok tốt~~

                                               CHÚC BẠN THỊ TỐT :)

4 tháng 4 2018

chất đạm , chất sơ, chất béo, vitamin, chất đường bột, 

4 tháng 4 2018

- Giúp mình

Mình đang cần gấp 

19 tháng 4 2018

- Chất đạm ở nhiệt độ cao giá trị dinh dưỡng bị giảm

- Chất béo đun nóng nhiều sẽ mất vitamin A và chất béo bị biến chất.

- Chất đường bột ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy.

- Chất khoáng, sinh tố sẽ dễ bị hoà tan vào môi trường nước hoặc bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Chúc bạn học tốt

19 tháng 4 2018

Anh hưởng của nhiệt độ đối với chất dinh dưỡng là :

- Chất đạm ở nhiệt độ cao giá trị dinh dưỡng bị giảm

- Chất béo đun nóng nhiều sẽ mất vitamin A và chất béo bị biến chất.

- Chất đường bột ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy.

- Chất khoáng, sinh tố sẽ dễ bị hoà tan vào môi trường nước hoặc bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

-mục đích của việc phân nhóm thức ăn là để đảm bảo được chất dinh dưỡng để biết được cần bao nhiêu và hạn chế bao nhiêu

-ví dụ rau tốt cho mắt cơ thể chúng ta cần ăn nhiều,thịt thêm chất đạm để cơ thể khỏe mạnh

-chất đạm giúp cơ thể khỏe mạnh,phát triển tốt thay đổi thể chất và trí tuệ,cần thiết cho việc tái tạo tế bào đã chết

hị vọng mik đã nhanh

3 tháng 5 2018

Mục đích:Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán,hợp khẩu vị,thời tiết,...mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.

Chức năng dinh dưỡng của chất đạm:  -Giúp cơ thể phát triển tốt : thay đổi về thể chất và trí tuệ.

                                                               -Cần thiết cho vc tái tạo các tế bào đã chết.

                                                               -Góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lg cho cơ thể.

10 tháng 6 2020

1. Đạm

vai tro co ban cua cac chat dinh duong
Ảnh minh họa

- Là thành phần chủ đạo trong quá trình hình thành, tái tạo và nuôi dưỡng tế bào. Mỗi loại mô trong cơ thể, bao gồm xương, da , cơ và các cơ quan nội tạng đều có cấu trúc protein riêng để thực hiện các chức năng đặc thù.

- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: 1g protein=4kcal.

- Hỗ trợ các loại men và nội tiết tố.

- Tham gia quá trình tạo máu cùng với sắt, vitamin nhóm B.

2. Chất bột đường (Carbonhydrat)

vai tro co ban cua cac chat dinh duong
Ảnh minh họa

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của cơ thể (bao gồm não bộ và cơ bắp).

- Là thành phần tạo nên nhân tế bào (ADN), đồng thời cung cấp năng lượng cho một số tế bào và mô (quan trọng như hồng cầu) và não bộ.

3. Chất béo (lipid)

vai tro co ban cua cac chat dinh duong
Ảnh minh họa

- Tạo lớp cách nhiệt và giữ ấm.

- Là môi trường để các vitamim tan: A,D, E, K.

- Giúp xây dựng tế bào, dự trữ năng lượng.

- Tạo nên màng tế bào.

4. Chất xơ

vai tro co ban cua cac chat dinh duong
Ảnh minh họa

Chất xơ là chất bã của thức ăn còn lại sau khi tiêu hóa, gồm các chất tạo thành vách tế bào (cellulose, hemicellulose, pectin, cutin, glucoprotein) và các chất dự trữ, bài tiết bên trong tế bào (gụm, chất nhầy) chất xơ có vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid, chuyến hóa glucose

Chất xơ được chia thành 2 loại: Chất xơ hòa tan và Chất xơ không hòa tan:

- Chất xơ hòa tan trong chất lỏng vào đường ruột dưới dạng gel. Nguồn thực phẩm cung cấp là các loại rau, quả độ nhớt cao : rau đay, rau mồng tơi, thanh long, …

- Chất xơ không hòa tan: không hòa tan trong chất lỏng khi vào đường ruột. Nguồn thực phẩm cung cấp là các loại thực phẩm có nguồn gốc thực, các loại rau, hoa quả.

5. Vitamin

vai tro co ban cua cac chat dinh duong
Ảnh minh họa

Là chất xúc tác cho phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể của chúng ta.

Vitamin bao gồm:

- Vitamin tan trong dầu: A,D,E,K,....Hòa tan trong dầu nên quá trình hấp thu cần có chất béo và muối mật. Vitamin tan trong chất béo thải qua đường mật, tuy nhiên có khả năng dự trữ tốt nên sẽ dự trữ lại trong gan và mô mỡ.

- Vitamin tan trong nước: B, C. Hấp thu theo khuynh hướng thẩm thấu tại ruột, hòa tan trực tiếp vào máu, di chuyển theo tuần hoàn, thải qua thận và lượng dự trữ trong cơ thể thường ít, cần được cung cấp thường xuyên theo nhu cầu hằng ngày.

6. Khoáng chất

vai tro co ban cua cac chat dinh duong
Ảnh minh họa

Khoáng chất không sinh ra nhiều năng lượng nhưng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người:

- Giúp ích cho quá trình tăng trưởng và vững chắc của xương.

- Đóng vai trò là chất xúc tác cho hoạt động của các emzim.

- Điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu, tiêu hóa.

- Góp mặt trong các phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể.

- Là thành phần tạo nên chất đạm, chất béo trong cơ thể.

- Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể.

Đặc biệt với các mẹ bầu khoáng chất còn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

K + ADD MÌNH NHÉ