K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2017

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời"

3 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Trong câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Chàng đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi, dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ khiến không chỉ em mà nhân dân rất khâm phục. Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió, lũ lụt hằng năm. 

3 tháng 1 2022

Cảm ơn 

17 tháng 9 2018

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Sơn Tinh : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

Theo các sự kiện này mình nghĩ bạn sẽ tóm tắt được:

1.Hùng Vương kén rể.

2. Hai người đến cầu hôn Mị Nương.

3.Điều kiện kén rể.

4.Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi.

5. Thủy Tinh đến sau, tức giận,dâng nước đánh đuổi Sơn Tinh.

6.Cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh.

12 tháng 7 2019

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

15 tháng 9 2016

+ Nhân vật chính của truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh cả hai nhân vật đều được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng.
Nhân vật Sơn Tinh:
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Nhân vật Thủy Tinh:
- Gọi gió, gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
Ý nghĩa tượng trưng
- Sơn TinhTài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.
=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
- Thủy Tinh:Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.
=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.

15 tháng 9 2016

- Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Trong bài có sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo: Sơn Tinh là chúa vùng non cao có thể làm các dãy núi, đất cao thêm còn Thủy Tinh thì điều khiển được nước.

- Sơn Tinh: tượng trưng cho sự mong muốn chế ngự thiên tai của ông cha ta và thể hiện cho những điều tốt đẹp.

- Thủy Tinh: tượng trưng cho những cái xấu, sư tàn phá phá hủy thiên nhiên bằng cách dâng nước lên cao.

6 tháng 9 2019

Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

              1. Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.

              2. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.

              3. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.

              4. Đoạn còn lại: Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam.  

Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Gợi ý: Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể...

Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.

Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?

Gơi ý: Đây là câu chuyện tưởng tượng mang tính chất kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng. 

Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-36-2575.html

6 tháng 9 2019

1.Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh gồm 3 đoạn.

   Đoạn 1: thể hiện nội dung là vua Hùng kén rể.

   Đoạn 2: thể hiện nội dung là Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của 2 vị thần.

   Đoạn 3: thể hiện nội dung là Thủy Tinh trả thù hàng năm.

Truyện đc gắn vs thời đại vua Hùng thứ 18.

2.Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

  Các nhân vật chính đc miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

= Tượng trưng cho khát vongjvaf khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

Thủy Tinh:gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.

=Tượng trưng cho thiên tai, bão lụt hàng năm.

3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: 

Giai thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Đồng thời thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên của ông cha ta.

Ca ngợi công lao của các vị vua Hùngđã có công dựng nước.

Học tốt!!

30 tháng 8 2018

* Trong truyện Sơn Tinh, có 3 nhân vật chính, đó là : Sơn Tinh và Thủy Tinh.

    • Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
    • Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
  • Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
    • Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
    • Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
6 tháng 9 2018
Bài làm:
  • Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
    • Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
    • Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
  • Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
    • Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
    • Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
24 tháng 11 2018

Chuyện kể rằng vua Hùng đời thứ 1088 có một cô công chúa tên gọi Mỵ Nương,nhan sắc không đến nỗi nào, đến tuổi cập kê rồi mà vẫn chưa có giai nàođến nhòm ngó .Vua Hùng sốt ruột đùng đùng, lại thấy con gái chẳng mảy may lo nỗi logiống mình, suốt ngày chỉ thấy chải chuốt ngắm vuốt hòng tham gia mấycuộc thi Miss Teen trên truyền hình, nên vua cáu lắm!
Rồi một hôm, nhân dịp có cuộc họp triềuđình thường kỳ kéo dài từ đầu tháng để rà soát lại các lỗi chính tảtrong các điều luật đã ban hành, nhà vua tranh thủ giờ nghỉ giữa haihiệp họp để đưa vấn đề kén chồng cho Mỵ Nương ra thảo luận cùng triềuđình. Tất cả đều nán lại không ra chơi để thảo luận nghiêm túc và 100%đã bỏ phiếu thuận tán thành hình thức đăng tải quảng cáo trên mọiphương tiện để kén cho công chúa một chàng rể hiền tài dễ bảo .Bởi vậy, một số cơ sở kinh doanh khoan cắt bê tông, gia sư sư phạm,diệt mối kiến gián, tẩy nốt ruồi mụn nhọt, chữa bệnh ngoài da... đều được huy động vào chiến dịch lăng xê công chúa, tuyển chọn phò mã, vớithù lao là một năm miễn phí dán quảng cáo trên các cột điện trong kinh thành mà không bị phạt...
Hiệu quả tức thì, một số chàng trai nhẹ dạ cả tin vào quảng cáo đã ùn ùn kéo đến nộp hồ sơ ứng tuyển. Cuối cùng,với số lượng tin nhắn bình chọn áp đảo qua hệ thống 19801610, rơi vàochung kết có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú, tóc vàng tuy bờm xờm dựng đứng như da dẻ lại mịn màng nhẵn nhụi, trong rất nữ tính, tên gọi là Sơn Tinh và Thủy Tinh .Sơn Tinh đến từ vùng núi trùng điệp mới đổi hộ khẩu về đất kinh kỳ,Thủy Tinh đến từ vùng sông nước trữ tình mới trở thành cư dân mới của xứ kinh thành. Túm lại là cả hai đều đã là đồng hương với Mỵ Nương, vốn là dân gốc kinh thành loại 1, nên vua Hùng ưng ý lắm, không còn e ngạichuyện con gái yêu phải đi làm dâu xứ người nữa .Dù thâm tâm rất muốn nhận cả hai làm rể, nhưng luật pháp nghiêm minh,huống hồ vua lại là... vua một nước, phải đầu tầu làm tấm gương đạo đức cho đám hậu bối soi vào, nên vua Hùng đành gạt lệ dứt tình riêng, đẩy mong muốn nhỏ nhoi của mình sang một bên để mở cuộc thi chung khảo,hòng kén lấy một chàng rể xứng đáng nối ngôi mình sau này.
Theo học bạ của cả Sơn Tinh và Thủy Tinh gửi kèm trong hồ sơ ứng tuyển, vua Hùng nhận thấy cả hai đều đã học hết lớp 12, có dấu đỏ xác nhận là học bạ duy nhất của Sở Giáo dục nơi cả hai chàng
theo học ;điểm trung bình các môn đều trên 5.0, không có dấu hiệu tẩy xóa của việc nâng điểm lấy thành tích ; hạnh kiểm đều ngoan ngoãn, không phải thi lại môn nào, thân ái với bạn bè, vâng lời thầy cô ...Vua Hùng nghĩ nếu tiếp tục lôi toán lý hóa văn sử địa ra hỏi thì không ăn thua, không lột tả hết được tài năng của rể hiền, mà biết đâu chúng nó lôi "văn mẫu" hoặc mang "phao" vào "quay" thì mình bị hớ to, nên vua Hùng quyết định tổ chức thi môn Hiểu biết xã hội, nhằm đánh giá hiểu biết về cuộc sống xung quanh của các rể như thế nào
Phần thi gồm 5 câu hỏi nhỏ, ai trúng tủ 3 câu sẽ thắng, các thí sinh có
quyền đặt ngôi sao hy vọng hoặc gọi điện cho người thân để trợ giúp. (Nhưngthật tiếc, đúng hôm thi thì xảy ra sự cố nghẽn mạng cục bộ nên chẳng thí sinh nào có thể gọi điện được cho người thân, đồng thời hôm đấy có mây mù mịt ngoài dự báo của trung tâm khí tượng thuỷ văn, nên trên trời chẳng thấy ông sao nào để hy vọng cả! )
Diễn biến cuộc thi như sau:
Câu hỏi 1: Nghề gì mà thích cắt thì cắt, cắt chỗ nào tuỳ hứng mà không ai làm gì được?
Sơn Tinh: "Nghề Thợ điện" , Thuỷ Tinh: "Nghề Bán thịt lợn!" (đúng đáp án của vua Hùng) --- Thuỷ Tinh dẫn 1-0.
Câu hỏi 2: Nghề gì mà công việc đòi hỏi phải đào bới lung tung?
Sơn Tinh: "Nghề Khảo cổ!" (đúng đáp án của vua Hùng), Thuỷ Tinh: "Nghề... Thợ đào đường!" --- Sơn Tinh gỡ hòa 1-1.
Câu hỏi 3: Nghề gì xây được nhà rất to?
Sơn Tinh: "Nghề... Quan chức!" , Thuỷ Tinh: "Nghề Thợ xây!" (đúng đáp án của vua Hùng) --- Thuỷ Tinh lại dẫn 2-1.
Câu hỏi 4: Nghề gì mà suốt ngày đứng ngoài đường, thi thoảng được người khác cho tiền?
Sơn Tinh: "Nghề... Ăn xin!" (đúng đáp án của vua Hùng), Thuỷ Tinh: "Nghề... Cảnh sát giao thông!" --- Sơn Tinh lại xuất sắc gỡ hòa 2-2.
Câu hỏi 5: Ngành nào mà mỗi năm đều thay đổi lại nội dung trong sách rồi tổ chức đem in lại hết toàn bộ?
Sơn Tinh: "Ngành Bưu điện, hàng năm in lại Danh bạ điện thoại!" (đúng đáp án của vua Hùng), Thuỷ Tinh: "Ngành Giáo dục, hàng năm in lại Sách giáo khoa!" --- Sơn Tinh vươn lên ở câu hỏi cuối, lật ngược và thắng Thuỷ Tinh chung cuộc ở tỷ số 3-2.
Vua Hùng nhận thấy Sơn Tinh nhìn đời... trong sáng hơn, hoặc ít nhất cũng biết tế nhị ý tứ, không lợi dụng quyền tự do hiểu biết để làm lộ bí mật quốc gia ,nên quyết định phần thắng thuộc về chàng trai đến từ vùng núi mới của kinh thành. Thuỷ Tinh thua cuộc mà ấm ức, định bụng muốn ăn thua đủ với vua Hùng, nhưng rốt cuộc cũng nhẫn nhịn rút lui, khẩu phục mà tâm không phục, hậm hực bỏ đi mà vẫn không quên ngoái đầu lại lần cuối mà rằng: "Nu pa ga di, ta sẽ páo trù!"
* * * * *
Quả thật, Thuỷ Tinh là chàng trai biết thủ tín, đã nói là làm.Chàng hận Sơn Tinh đến cực điểm nên đúng đêm tân hôn của SơnTinh, Thuỷ Tinh và đồng đội đột ngột hô phong hoán vũ gọi mưa gió ầm ầm kéo đến làm ngập hết đường phố kinh thành . Nhưng Sơn Tinh dù đang vui duyên mới cũng vẫn không quên nhiệm vụ, vốn dĩ lại là chàng trai có bản lĩnh không dễ bị bắt nạt, nên chàng bình tĩnh sai quân lính của mình đào hết các con đường trong phố lên. Những con đường dù mới trải nhựa phẳng lỳ đẹp lung linh và mới cắt băng thông xe hôm qua thì hôm nay được đào lên hết cho nước rút xuống đấy - tất cả vì sự nghiệp chống ngập lụt.Bởi vậy,Thuỷ Tinh cho dâng nước lên bao nhiêu thì Sơn Tinh bình thản cho đào đường để nước rút hết xuống bấy nhiêu. Thuỷ Tinh thấy bó tay nên đành rút quân về chờ dịp khác.
Thấy Thuỷ Tinh hung hăng hiếu chiến, nhớ lâu thù dai như thế, vua Hùng lo lắm. Vua triệu anh con rể mới vào bàn bạc:
- Hiền tế của ta, Thuỷ Tinh kéo đến nữa thì ta làm thế nào? Những con đường trong kinh thành ta đào gần hết lên rồi... Sơn Tinh bèn thưa:
- Nhạc phụ đại ca đừng lo, con đã có cách đối phó...
Ngừng giây lát đăm chiều, rồi chàng nói tiếp:
- Cách làm thiết thực nhất lúc bây giờ thì con...chưa nghĩ ra.Nhưng có một số giải pháp tình thế có thể cầm cự được lâu dài,đó là củng cố niềm tin cho những người dân vùng ngập lụt để họ vững tâm lội nước. Con có mấy ông bạn quen qua blog ở bên Nhựt Bổn, con sẽ đưa họ ít tiền rồi hè này họ về nước, giả vờ trao tặng tiền Ô-Đê-A làm dự án tiêu úng thoát nước cấp quốc gia... Tiền chúng ta lấy lại rồi,làm lúc nào là do ta quyết mà, thưa phụ vương! Người dân ít nhất cũng thấy được từ đó có niềm tin và hy vọng để thôi không kêu ca nữa!
- Nhưng ít nhất cũng phải có cái gì đó để làm báo cáo điển hình chứ?
- Dạ bẩm, chúng ta tổ chức huy động thanh niên tình nguyện nạo vét một vài đoạn cống thoát nước, nhổ cỏ dại để khơi thông dòng chảy,chỉ là hình thức tượng trưng thôi, rồi mời cánh nhà báo quay phim truyền hình đến để giới thiệu về một con phố điểm đạt chuẩn quốc gia về độ khô ráo không có điểm ngập úng...
- Biết lấy con phố nào thí điểm bây giờ? Ở đâu cũng mưa xuống là ngập...
- vua Hùng ngán ngẩm thở dài âu lo.
- Dạ bẩm, chúng ta cứ tổ chức quay phim tại con đường... chạy qua cầu Thăng Long í ạ! Dù có đại hồngthuỷ thì đường đó còn lâu mới ngập!
- Rể ta thật tài ba, đúng là con hơn cha, ta phục rể ta quá xá ! - vua Hùng hớn hở đổi lo làm mừng, như thể giữa mênh mông biển nước bỗng nhìn thấy chỗ để bước chân.
Từđó, quả nhiên không thấy dân tình kêu ca than phiền về tình trạng ngập lụt nữa. Dù họ có bì bõm nhưng ai nấy đều hớn hở lội và hăm hở nghĩ về một kinh thành khô ráo ấm áp của năm 3000...
* * * * *
Thuỷ Tinh vẫnchưa nguôi hận. Chàng thề sẽ cho Sơn Tinh biết tay bằng mọi giá, nênchàng ta vẫn âm thầm chuẩn bị nước và... rác để chờ cơ hội cho một cuộc tổng phản công, đồng thời dâng cả nước lẫn rác lên oánh Sơn Tinh mộttrận nhớ đời.
Cơ hội cuối cùng cũng đến! Nhằm ngày ba mốt tháng mười năm 2008 sau Công nguyên, trong không khí phấn khởi chào mừng sự kiện giá xăng giảm hẳn 500 đồng cho mỗi lít ,khi bà con đang vui mừng khôn xiết nô nức vác xe đi mua xăng sau bao ngày mòn mỏi chờ giá giảm, thì bất thình lình... bất ngờ đến không ngờ... đùng một cái... Thuỷ Tinh quyết định ra tay!
Chàng hô phong hoán vũ, gọi mưa mưa tới,gọi nước nước dâng, hắt xì hơi một cái là điện mất, hắt xì hơi hai cáilà rác nổi lên, tiện thể hắt xì hơi phát nữa là giá thực phẩm tăng điêncuồng như lũ .Suốt ba ngày ba đêm mưa rả rích đêm ngày, mưa thối đất thối cát, trậnnày chưa qua trận khác đã tới. Nước ngập ngang quần đùi, cá biệt có nơi đã ngập ba ngấn đến cổ. Dân chúng dùng thuyền nhẹ rẽ rác ra phố, tối tối thắp đèn dầu bơi sang nhà nhau đánh "phỏm", chiều chiều kê ghế racửa nói chuyện vắt từ nhà này sang nhà kia, tình làng nghĩa xóm càng thêm mặn nồng, thân ái hữu hảo không bút nào tả xiết.
Chưa biết Sơn Tinh sẽ đối phó với "đòn thù"này của Thuỷ Tinh như thế nào, xin hãy đợi... đến khi nước rút sẽ rõ.Chỉ biết rằng hiện tại, Sơn Tinh đang đi họp trên triều đình phiên thường kỳ cuối năm đến hết tháng mới xong, chàng bận lắm!

10 tháng 9 2018
  • Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
    • Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
    • Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
  • Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
    • Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
    • Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

* Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.

- Thủy Tinh – thần nước.

* Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

   Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồ.

   Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

   Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu.

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lớn, lũ lụt hằng năm.

   Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.

- Tài năng, tầm vóc và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng cho chiến công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.