K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc đời ,ai cũng có cho riêng mình những kỉ niệm thời ấu thơ hồn nhiên trong sáng. Những kỉ niệm ấy là thiêng liêng và thân thiết nhất . Nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời . Tôi nhận thức sâu sắc điều đó nhờ văn bản “ Bếp lửa” của Bằng Việt . Hình ảnh người bà, bếp lửa và tình bà cháu in đậm trong tâm trí tôi . Và sự ám ảnh đó theo tôi vào giấc ngủ …
Thời gian trôi , tôi là một sinh viên ngành luật tại Maxcơva .Tôi có người bạn rất thân thiết tên là Việt Bằng.Việt Bằng rất nổi tiếng trong giới sinh viên du học tại Liên Xô. Anh làm thơ rất hay.Tôi đã đọc và rất thích bài thơ “ Bếp lửa” của anh.
Nhân dịp tết cổ truyền ở quê nhà, nhóm sinh viên xa nhà chúng tôi tổ chức nấu bánh chưng , bánh tét . Bên ánh lửa bập bùng tôi được nghe câu chuyện về tuổi thơ của anh Việt Bằng . Anh kể trong nỗi xúc động về tuổi thơ và nỗi nhớ nhung về người bà giấu yêu của mình.
Bằng giọng chậm rãi bùi ngùi , đôi mắt như đắm chìm trong quá khứ ,Anh tâm sự :
- Các bạn ơi ! Thời gian trôi qua hơn hai mươi năm rồi . nhưng mỗi lần nhìn bếp lửa tôi lại nhớ về bếp lửa , quê hương ,bếp lửa tuổi thơ .hồi ức bếp lửa làm bớt cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê , nỗi nhớ quê ,cha mẹ . Ở trời Tây này, tuyết thường rơi trắng xoá. cái lạnh ở nơi đây làm tôi liên tưởng đến bếp lửa của quê nhà chờn vờn trong sương sớm. Bếp lửa toả sáng bập bùng, in bóng bà tôi trên vách bếp. Bếp lửa luôn vương vấn hình ảnh bà nội tôi tần tảo sớm hôm . Dáng bà cong lưng thổi bếp ,thổi mãi cho đến khi bếp cháy và tỏa luồng hơi ấm nồng nàn . Hơi ấm của tình thương, của niềm tin và hi vọng . Ôi hình ảnh bếp lửa vẫn lung linh trong kí ức của dù trải qua bao mưa nắng thời gian. Tôi nghĩ rằng chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là ấn tượng thiêng liêng mà tôi không bao giờ quên được.
Nói đến đây anh đừng lại và chìm trong suy tư. Tôi không muốn phá vỡ mạch suy nghĩ của anh nhưng trí tò mò của tôi đã thắng. tôi vội hỏi:
- Hồi nhỏ anh sống với bà à? Chắc có nhiều kỉ niệm lắm ?
- Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, cùng bà nhóm lửa là tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.Hồi quê hương tôi khổ lắm , chiến tranh mà ! Năm 1945 cả nước đang lâm vào cảnh đói khủng khiếp khiến hơn hai triệu người chết ,gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Bố tôi còn con ngựa để đánh là may mắn lắm . Cả xã hội đói mòn đói mỏi . Trong những năm đói khổ đó , tôi và bà gắn bó với nhau . Bà không bao giờ để tôi đói hay thiếu bữa ăn nào . Bà mót từng củ khoai , lượm từng củ sắn để có cái ăn cho tôi . Bà như bà tiên, xua tan đi cái không khí ghê rợn đầy tử khí của năm đó . Tôi nhớ mãi cái ” mùi khói “ .Hơn hai mươi năm rồi , khói vẫn làm cay mắt tôi. Cái “ cay “ của những kỉ niêm đói khổ, càng “cay “ tôi càng nhớ bà và thương bà hơn.
Tôi lặng đi , không dám cất lời hỏi tiếp . Thời gian trôi trong thinh lặng . Một lúc sau , đè nén xúc động , Việt Bằng kể tiếp: Cả quãng đời tuổi thơ tôi sống cùng bà. Trong tám năm ấy , đất nước có chiến tranh , hai bà cháu phải đi tản cư còn bố mẹ tôi thì đi công tác . Chỉ có tôi và bà , bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu . Thời gian ấy , tuy đói khổ với tôi lại là niềm hạnh phúc vô bờ . Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà, sớm sớm chiều chiều cùng bà nhóm lửa. Bà kể cho chúng tôi nghe những ngày lưu lạc ở Huế. Trong khói bếp , chập chờn mở ảo , bà như bà tiên hiện ra từ trong những câu chuyện bà kể. Đối với tôi , bà là cha , là mẹ. Trong những năm sống, cùng bà , bà chăm lo tôi từng miếng ăn , từng giấc ngủ và bà còn là người thầy đầu tiên của tôi . Tôi lớn lên trong sự chăm sóc , dạy bảo của bà.Bà dạy tôi cách sống , cách làm người và những bài học đó đi theo tôi suốt cuộc đời . Là hành trang tôi luôn mang theo bên người . Bây giờ nghĩ lại, tôi đi xa rồi bà ở với ai , ai cùng bà nhóm lửa , ai cùng bà chia sẻ những ngày ở Huế ?. Mỗi lần nghe tiếng chim tu hú kêu, lòng tôi trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, muốn được ở gần bà, sợ phải xa bà. Đang kể bỗng Việt Bằng dừng lại , nhìn mông lung rồi đột ngột cất tiếng ngâm thơ :
“ Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa “ .
Tôi lặng người và cảm thông cho nỗi lòng của anh , cảm thông với nỗi nhớ bà của đứa cháu nơi xứ người .Tim tôi thổn thức , lòng dâng trào cảm xúc . Hình như nơi quê nhà tôi cũng có ngươi bà đang mong chờ tôi về. Đang miên man trong suy nghĩ của mình, tôi nghe tiếng Việt Bằng kể tiếp :
- Chiến tranh khốc liệt vô cùng. Nó gây ra bao đau khổ . Bà cháu tôi cũng là một nạn nhân của chiến tranh . Gia đình tôi bị chia cắt , bố mẹ tôi công tác bận không về, nhà cửa bị đốt trụi … Nhưng cuộc sống càng khó khăn , cảnh ngộ càng ngặt nghèo thì bà càng thêm vững vàng . Nhớ năm đó túp lều tranh của bà cháu tôi bị đốt .Không còn chốn nương thân . Bà dẫn dắt tôi qua hết mọi khó khăn . Bà cấm tôi kể này ,kể nọ trong bức thư viết cho bố . Bà không muốn bố tôi đang bận việc nước , lo lắng cho nhà . Lời dặn của bà giản dị nhưng chứa biết bao tình cảm . Ôi, bà ơi ! hồi ấy đầu óc non nớt của cháu đâu thấu hiểu tấm lòng hi sinh vì nước của bà . Tấm lòng của bà cao cả chan chứa yêu thương .
Kể đến đây đôi mắt Việt Bằng đã nhòa loẹt . Tôi cũng bồi hồi xúc động lẫn khâm phục ngươi phụ nữ anh hùng.
-Bà của anh thật tuyệt vời ! Bây giờ bà của anh còn không ? Làm gì?
Đè nén xúc động , Việt Bằng cười rất tươi , vội vã trả lời :
-Còn … Bà tôi rất còn khỏe và vẫn dậy sớm nhóm bếp nấu nước , nấu cơm . Nhắc đến bà , tôi không quên được hình ảnh của bà với bếp. Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cỏi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng. Bếp lửa do tay bà nhóm lên toả hơi ấm khắp căn lều nhỏ và suởi ấm lòng tôi, khơi dây ở tôi những tâm tình của thời thơ dại. Bà và bếp lửa , hai hình ảnh ấy thực sự đã ghi dấu ấn lên cuộc đời tôi. Bây giờ cuộc sống đã thay đổi qua nhiều , bếp lửa truyền thống đã không còn hữu dụng nữa . Nhưng tôi mãi không bao giờ quên được hai hình ảnh đó. Bếp lửa là tình bà nồng ấm, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui , sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin , sự sống cho tôi. Bà là người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo , nhẫn nại và đầy yêu thương. Giờ đây tôi đã trưởng thành. Tôi có những niềm vui mới, tình cảm mới, bến bờ mới. Tổ quốc đã chấp cánh cho tôi bay vào bầu trời thênh thang của tri thức khoa học,nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở nơi quê nhà.
Lắng nghe Việt Bằng thộ lộ tâm sự , tôi bồi hồi xúc động về hình ảnh người bà thiêng liêng cao cả. Để đất nước được hòa bình , những người bà , người mẹ đã âm thầm hi sinh . Trong tôi dâng tràn lên một niềm tin cao đẹp đất nước ngày càng phát triển khi còn những người mẹ , người bà như thế . Câu truyện của Việt Bằng gợi tôi nhớ về quê hương , gia đình và càng thấm thía hơn tình cảm gia đình , ông bà , cha mẹ . Quê hương là bến bờ hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn những đứa con xa xứ như chúng tôi
Qúa nửa đêm , giờ đã sang giờ giao thừa ở Việt Nam ,bếp lửa đã tàn , chúng tôi chia nhau về phòng để kịp gởi lời chúc xuân tốt đẹp về Việt Nam . Viết xong lời chúc , Tôi lên giường đi ngủ .
- Reng ! Reng ! Reng !
Tiếng chuông báo thức vang lên . Giời tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp . Nhưng sao tôi vẫn cảm nhận được cái lạnh của nước Nga.Cái lạnh nhưng lại ấm áp tình cảm gia đình. Những gì là thân thiết nhât của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời phải không các bạn ? Tình yêu thương , lòng biết ơn trong gia đình chính là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước, con người. Tôi thầm hứa mình phải biết yêu quý và bảo vệ hạnh phúc mình đang . THEO DÕI MK NHAK <3
20 tháng 12 2021

Tham khảo nè bà :33

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

17 tháng 11 2021

Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…

Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:

- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.

Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?

- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.

Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:

- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.

Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.

18 tháng 11 2021

                                                                                                                                 Bài làm

 

6 tháng 12 2019

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam.

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai."

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

#Jiin

2 tháng 1 2022

check ib mình ạ