K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tương truyền rằng ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi, ở một vùng xa xôi viễn đông, thành phố Hà Nội của Việt Nam, vị quân sư của Hoàng đế vừa qua đời, Hoàng đế cần một vị quân sư mới thay thế. Bản thân Hoàng đế cũng là một nhà thông thái, nên ngài đặt ra một bài toán đố, tuyên bố ai giải được sẽ được phong làm quân sư. Bài toán của Hoàng đế là: cho 3 cái đĩa và ba cái tháp (trục): A là trục nguồn, C là trục đích, và B là trục trung chuyển. Ba cái đĩa có kích cỡ khác nhau (đánh số 1, 2, 3 như Hình vẽ) và có lỗ ở giữa để có thể lồng vào trục, theo quy định "nhỏ trên lớn dưới". Đầu tiên, những cái đĩa này được xếp tại trục A. Vậy làm thế nào để chuyển toàn bộ các đĩa sang trục C, với điều kiện mỗi lần chỉ chuyển được một cái và luôn phải đảm bảo quy định "nhỏ trên lớn dưới", biết rằng trục B được phép sử dụng làm trục trung chuyển; đĩa chỉ có thể đặt vào ba trục, không được đặt ra ngoài.

Bạn hãy đưa ra lời giải cho bài toán tháp Hà Nội ở trên với số lần chuyển ít nhất. Lời giải của bạn trình bày vào ô Bình luận phía dưới và có dạng như sau: Lần 1 chuyển đĩa 3 từ trục A sang trục C; Lần 2 chuyển đĩa .. từ trục ... sang trục ...

0
27 tháng 2 2017

a. Điểm biểu diễn các số: - 2; - 3; - 1 đều đặt ở bên trái điểm 0 nên các số này đều nhỏ hơn số 0;

   Điểm biểu diễn các số 1; 2; 4 đều đặt ở bên phải điểm 0 nên các số này đều lớn hơn số 0.

b. Điểm – 2 và 2 nằm về hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0.

c. Chỉ đúng với trường hợp những điểm nằm về bên phải điểm 0. Đối với những điểm nằm về bên trái điểm 0 thì ngược lại: điểm nào ở xa gốc hơn thì biểu diễn số nhỏ hơn.

Câu 1. So sánh 1 kilôgam thóc với 1 kilôgam gạo.Câu 2. Có 3 quả táo trên bàn. Bạn lấy đi 2 quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo? Câu 3. Thời xưa, có một gia đình bố mẹ có 6 người con trai. Mỗi người con trai có một người em gái. Hỏi gia đình có mấy con?Câu 4. 20 bạn vào một thư viện mượn sách, mỗi bạn mượn 1 hoặc 2 cuốn. Tổng số sách đã mượn là 30 cuốn. Hỏi cô thủ thư tên là gì? Câu...
Đọc tiếp

Câu 1. So sánh 1 kilôgam thóc với 1 kilôgam gạo.

Câu 2. Có 3 quả táo trên bàn. Bạn lấy đi 2 quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?

 Câu 3. Thời xưa, có một gia đình bố mẹ có 6 người con trai. Mỗi người con trai có một người em gái. Hỏi gia đình có mấy con?

Câu 4. 20 bạn vào một thư viện mượn sách, mỗi bạn mượn 1 hoặc 2 cuốn. Tổng số sách đã mượn là 30 cuốn. Hỏi cô thủ thư tên là gì?
 

Câu 5. Hai vận động viên Sư tử và Báo dự thi xem ai chạy nhanh hơn. Báo lao một bước được 3m, còn Sư tử một bước chỉ sải được 2m. Sư tử chạy được 3 bước thì Báo mới chạy được 2 bước. Trọng tài đưa ra luật đua như sau: Chạy đến gốc cây cổ thụ cách đó 100m rồi quay lại. Sau tiếng súng phát lệnh, cả hai cùng lao vọt đi. Theo bạn ai sẽ thắng?

Câu 6. Bạn hãy kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

Câu 7. Một người đi lên cầu thang bộ dài 40 bậc bằng cách tiến một bước rồi lùi một bước. Hỏi sau bao lâu người đó đi hết cầu thang, biết rằng trung bình mỗi bước người đó đi hết 5 giây?

Câu 8. Có 10 cái bánh giống hệt nhau, người ta cần rán hai mặt của mỗi cái bánh bằng 1 cái chảo chỉ chứa được 4 cái bánh cho một lần rán. Biết rằng thời gian rán 1 mặt của mỗi bánh là 1 phút. Hỏi để rán hai mặt của cả 10 cái bánh đó thì cần ít nhất thời gian là bao nhiêu phút?
 

Câu 9:bạn hãy nêu tên bài toán có lời giải  trong những bài toán trên

3
12 tháng 2 2016

Sao nhieu vay??

12 tháng 2 2016

Dài quá bn ơi

Câu 1. So sánh 1 kilôgam thóc với 1 kilôgam gạo.Nhận xét. Thứ nhất, đề bài không nêu rõ là so sánh cái gì:nặng - nhẹ, dài - ngắn, to - nhỏ... Nếu là nặng nhẹ thì đáp số là bằng nhau. Vậy câu trả lời đúng ở đây là: không đủ dữ liệu.Câu 2. Có 3 quả táo trên bàn. Bạn lấy đi 2 quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?Nhận xét. Theo bạn đáp số của bài này là 2 hay 1?Câu 3. Thời xưa, có một...
Đọc tiếp

Câu 1. So sánh 1 kilôgam thóc với 1 kilôgam gạo.
Nhận xét. Thứ nhất, đề bài không nêu rõ là so sánh cái gì:
nặng - nhẹ, dài - ngắn, to - nhỏ... Nếu là nặng nhẹ thì đáp số là bằng nhau. Vậy câu trả lời đúng ở đây là: không đủ dữ liệu.

Câu 2. Có 3 quả táo trên bàn. Bạn lấy đi 2 quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?

Nhận xét. Theo bạn đáp số của bài này là 2 hay 1?

Câu 3. Thời xưa, có một gia đình bố mẹ có 6 người con trai. Mỗi người con trai có một người em gái. Hỏi gia đình có mấy con?

Nhận xét. Nếu cứ theo phép nhân trong toán học thì gia đình này phải có 12 con (= 6 x 2). Nhưng thực ra chỉ có 7 người con với 6 con trai và 1 em gái là con út trong gia đình.

Câu 4. 20 bạn vào một thư viện mượn sách, mỗi bạn mượn 1 hoặc 2 cuốn. Tổng số sách đã mượn là 30 cuốn. Hỏi cô thủ thư tên là gì?

Nhận xét. Đây là một bài toán vui không có đáp số. Theo quán tính, nếu đọc hết 3 câu đầu trong đề toán thì đề bài thường hỏi có bao nhiêu bạn mượn 1 cuốn, bao nhiêu bạn mượn 2 cuốn. Dùng phương pháp giả thiết tạm ta có thể tính được. Nếu bạn nào đọc không kỹ sẽ làm theo hướng này mất thời gian vô ích.

Câu 5. Hai vận động viên Sư tử và Báo dự thi xem ai chạy nhanh hơn. Báo lao một bước được 3m, còn Sư tử một bước chỉ sải được 2m. Sư tử chạy được 3 bước thì Báo mới chạy được 2 bước. Trọng tài đưa ra luật đua như sau: Chạy đến gốc cây cổ thụ cách đó 100m rồi quay lại. Sau tiếng súng phát lệnh, cả hai cùng lao vọt đi. Theo bạn ai sẽ thắng?

Nhận xét. Về mặt toán học thì quãng đường 100 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 3, là số mét mỗi sải của Sư tử và Báo. Rõ ràng Sư tử đã được trọng tài thiên vị.

Câu 6. Bạn hãy kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

Nhận xét. Không kể tên ngày theo thứ trong tuần thì ta có thể kể tên ngày theo thứ tự trong tháng như: ngày 1, ngày 2, ngày 3.

Câu 7. Một người đi lên cầu thang bộ dài 40 bậc bằng cách tiến một bước rồi lùi một bước. Hỏi sau bao lâu người đó đi hết cầu thang, biết rằng trung bình mỗi bước người đó đi hết 5 giây?

Nhận xét. Nếu cứ tiến một bước rồi lùi một bước thì người đó không thể đi hết thang bộ, đáp số là: không bao giờ. Nhưng không lẽ đề bài lại ra như thế? Thực ra người đó cứ tiến một bước rồi lại quay đầu để lùi 1 bước, rồi lại tiếp tục quay đầu để tiến. Như vậy người đó vẫn đi lên cầu thang như một người đi tiến. Đáp số là 200 giây (= 40 x 5).

Câu 8. Có 10 cái bánh giống hệt nhau, người ta cần rán hai mặt của mỗi cái bánh bằng 1 cái chảo chỉ chứa được 4 cái bánh cho một lần rán. Biết rằng thời gian rán 1 mặt của mỗi bánh là 1 phút. Hỏi để rán hai mặt của cả 10 cái bánh đó thì cần ít nhất thời gian là bao nhiêu phút?

Giải: 10 bánh có tổng số mặt là : 10 x 2 = 20 (mặt)

Mỗi mặt cần 1 phút rán và chảo chứa được 4 chiếc nên số thời gian cần là : 20 x 1 : 4 = 5 (phút)

Cách rán : Lần 1 (1 phút): Rán 1 mặt bánh số 1 đến 4

Lần 2 (1 phút) : Rán 1 mặt bánh số 4 đến 7 (Bánh số 4 rán xong)

Lần 3 (1 phút) : Rán bánh số 7 đến số 10 (Bánh số 7 được rán xong)

Lần 4 và lần 5 rán nốt một mặt của 8 chiếc còn lại (trừ số 4 và số 7)

Vậy là mất 5 lượt, mỗi lượt 1 phút nên chúng ta mất 5 phú

Ai thấy đúng thì giơ tay!

7
17 tháng 6 2015

dài thấy ghê luôn đó 

17 tháng 6 2015

Đúng! Nhưng bạn copy đúng ko?

 Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu (...
Đọc tiếp

 Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:

- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu ( hình 5.4a)

- Dùng cân Rôbécvan cân 2 lần:

     + Lần thứ nhất : đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại ( vật T được gọi là tải) (H.5.4b)

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

     + Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằng ( H.5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam

Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?

0
Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái nàyMôn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự...
Đọc tiếp

Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái này

Môn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? 

Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự đầu tư đúng hướng thì bạn sẽ giỏi thôi. Không chỉ học trên lớp mà về nhà cũng phải trau dồi và luyện tập thì bạn sẽ cảm thấy môn học này thật sự chẳng khó tí nào đâu!

Học toán trên trường lớp

1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:

Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc. Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được. Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.

2. Không học dồn:

Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này. Có nhiều bạn học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được. Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.

Xem thêm: Kinh nghiệm trở thành cao thủ môn Vật lý

3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:

Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều. Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà. Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!

4. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:

Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được. Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

Xem thêm: mẹo học tốt toán lý hóa

Tự học toán tại nhà

1. Đọc trước bài mới ở nhà:

Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.

2. Học và làm bài tập thật nhiều:

Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này. Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!

Xem thêm: Phương pháp học ôn thi hiệu quả

3. Yêu thích môn học:

Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!

Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ và giúp các em học thật tốt môn học này nhé! Chúc các bạn học giỏi!

 

4
27 tháng 9 2021

Mấy cái bạn nói mình chỉ làm được 1 cái đó là yêu thích môn 

Nhưng mình vẫn rất giỏi toán

5 tháng 12 2021

Mình ngu lắm bạn ạ!Mình sễ cố gắng học lên 8'

Cầu nhật tân là một trong tổng số 7 cầu bắc qua sông hồng, nối quận tây hồ với huyện đông anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 5 nhịp dây văng. Cầu được khởi công năm 2009, và cầu được khánh thành vào năm 2015. Cầu được xem là biểu tượng mới của thủ đô hà nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng...
Đọc tiếp

Cầu nhật tân là một trong tổng số 7 cầu bắc qua sông hồng, nối quận tây hồ với huyện đông anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 5 nhịp dây văng. Cầu được khởi công năm 2009, và cầu được khánh thành vào năm 2015. Cầu được xem là biểu tượng mới của thủ đô hà nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào nhật tân - hà nội.

a) biết chiều dài của cầu là 3900m. Hãy tính khoảng cách giữa 2 trụ tháp. (biết khoảng cách giữa các trụ tháp là như nhau).

b) hỏi thời gian xây cầu là mấy năm?

Bài toán chưa hợp lý vì nếu theo bài toán đưa ra thì chiều dài của cầu là khoảng cách giữa 2 trụ tháp đầu và trụ tháp cuối, trên thực tế không phải như vậy. Ngoài ra khoảng cách giữa hai trụ tháp cụ thể là như thế nào, chưa nói rõ. Ví dụ : khoảng cách giữa hai trụ tháp liên tiếp tính từ điểm chính giữa trụ tháp này đến điểm chính giữa của trụ tháp kia.

1
10 tháng 11 2018

1.Có 4 người đàn ông cần đi qua một chiếc cầu rất nguy hiểm trong đêm tối. Không may là chỉ có một cây đuốc, không có đuốc thì không thể qua cầu được.Cầu rất yếu nên mỗi lượt đi chỉ được 2 người. Tuy nhiên, thời gian 4 người (A, B, C, D) qua cầu không giống nhau, lần lượt là A - 1 phút, B - 2 phút, C - 7 phút, D - 10 phút. Hỏi thời gian ngắn nhất để 4 người đàn ông qua cầu là bao...
Đọc tiếp

1.Có 4 người đàn ông cần đi qua một chiếc cầu rất nguy hiểm trong đêm tối. Không may là chỉ có một cây đuốc, không có đuốc thì không thể qua cầu được.Cầu rất yếu nên mỗi lượt đi chỉ được 2 người. Tuy nhiên, thời gian 4 người (A, B, C, D) qua cầu không giống nhau, lần lượt là A - 1 phút, B - 2 phút, C - 7 phút, D - 10 phút. Hỏi thời gian ngắn nhất để 4 người đàn ông qua cầu là bao lâu?

2.Một người hầu làm việc ông chủ giao cho trong 7 ngày thì hoàn tất. Người hầu yêu cầu được trả công hàng ngày bằng 1/7 thỏi vàng. Ông chủ phải cắt ít nhất bao nhiêu đường và cắt như thế nào để trả được cho anh ta đúng 1/7 thỏi vàng mỗi ngày?

3.Bốn quả bóng được đặt trong một chiếc hộp. Một quả màu xanh, một quả màu đen và hai quả còn lại màu vàng. Lắc hộp và lấy 2 quả bóng ra. Biết rằng có ít nhất một quả màu vàng. Hỏi rằng có bao nhiêu cơ hội để quả bóng thứ 2 cũng màu vàng?

4.Người ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?

5. Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao người ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà không bị chìm?

6. Cắm vào run rẩy toàn thân
Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn
Hỡi chàng công tử giàu sang
Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra!

7.Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai qua cầu hết. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?

8.Ở Việt Nam, một thằng mù và ba thằng điếc đi ăn phở, mỗi người ăn một tô. Mỗi tô phở là 10 ngàn đồng. Hỏi ăn xong họ phải trả bao nhiêu tiền?

9.Ở một xứ nọ, có luật lệ rằng: Ai muốn diện kiến nhà vua thì phải nói một câu. Nếu câu nói thật thì sẽ bị chém đầu, còn nếu là dối thì bị treo cổ. Vậy để gặp được nhà vua của xứ đó, ta phải nói như thế nào?

10.Có 3 thằng lùn xếp hàng dọc đi vào hang. Thằng đi sau cầm 1 cái xô, thằng đi giữa cầm 1 cái xẻng, hỏi thằng đi trước cầm gì?

6
22 tháng 7 2017

Câu 6:Tủ lạnh

Câu 8:20.000d

Câu 10;Cầm đầu

22 tháng 7 2017

1.17 phút  

2.Vạch trên thỏi vàng 6 vạch chia ra 7 phần bằng nhau. Dùng 2 nhát cắt để cắt thành 3 phần 1/7, 2/7 và 4/7 thỏi vàng.

Ngày 1: Đưa người hầu 1/7 thỏi

Ngày 2: Đưa người hầu 2/7 thỏi và lấy lại 1/7 thỏi

Ngày 3: Đưa người hầu 1/7 thỏi

Ngày 4: Đưa người hầu 4/7 thỏi, lấy lại 2 phần 1/7 và 2/7 thỏi

Ngày 5: Đưa người hầu 1/7 thỏi

Ngày 6: Đưa người hầu 2/7 thỏi và lấy lại 1/7 thỏi

Ngày 7: Đưa người hầu 1/7 thỏi còn lại

           3.1/5        4.đứng trên nước đá đông        5.Bởi vì trên chiếc thuyền đó chỉ có 2 người, là ba (bố) của thằng Mỹ đen và ba (bố) của thằng Mỹ trắng, là 2 người tất cả.         6.tủ lạnh   7.Đi đến giữa cầu và quay mặt ngược lại. Con gấu thức dậy tưởng người đó từ bên kia qua nên rượt trở lại. Thế là người đó đã qua được cầu.       8.trả 20 nghìn      9. Để gặp được nhà vua, người đó phải nói “tôi sẽ bị treo cổ!”. Nếu như câu nói này là đúng thì anh ta sẽ bị chém đầu, nhưng nếu đem anh ta đi chém đầu thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” của là sai, mà nếu vậy thì anh ta sẽ bị treo cổ, nhưng nếu treo cổ thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” lại là đúng. Vua cũng thua!    10.cầm đầu

 1)  Giờ học, cô giáo chỉ vào chiếc bình trong có nến trên bàn hỏi: - Hôm nay chúng ta làm thí nghiệm đốt nến. Nhưng các em phải cẩn thận, không được để bị thương, bị cháy đâu đấy! - Vâng ạ! Lũ trẻ đồng thanh trả lời, cô giáo liền châm nến rồi lần lượt cho vào bốn cái bình A, B, C, D. Bình A đặt một cái nến lùn, bình B đặt một cái nến dài. Bình C đặt một nến dài một nến...
Đọc tiếp

 1)  Giờ học, cô giáo chỉ vào chiếc bình trong có nến trên bàn hỏi: - Hôm nay chúng ta làm thí nghiệm đốt nến. Nhưng các em phải cẩn thận, không được để bị thương, bị cháy đâu đấy! - Vâng ạ! Lũ trẻ đồng thanh trả lời, cô giáo liền châm nến rồi lần lượt cho vào bốn cái bình A, B, C, D. Bình A đặt một cái nến lùn, bình B đặt một cái nến dài. Bình C đặt một nến dài một nến ngắn. Bình D đổ nước lưng lửng rồi mới cho nến dài vào. - Xong rồi, nến nào sẽ tắt trước tiên? Em nào biết, giơ tay! Lũ trẻ lắc đầu im lặng. Vậy cây nến nào sẽ tắt trước tiên trong năm cây đặt ở bốn bình? Và cây nào sẽ cháy lâu nhất?

2) Cảnh sát thành phố nọ đang đau đầu vì nạn tiền giả. Tuy tiền giả nhẹ hơn tiền thật, nhưng mắt thường rất khó nhận ra.

- Đội trưởng, hôm nay tôi lại phát hiện được một đồng tiền giả!

- Mau đưa tôi xem.

Anh nhân viên đút tay vào túi áo, mặt bỗng biến sắc:

- Thôi chết, tôi để đống tiền giả lẫn vào đống tiền thật của mình rồi! Làm sao đây, mắt thường rất khó nhận ra...

- Có tất cả mấy đồng?

- Một, hai, ba... cả thảy 9 đồng – Anh nhân viên đếm hồi lâu rồi trả lời.

- Chỉ còn cách cân lên thôi...

Nghe đội trưởng bảo vậy, anh nhân viên chạy ngay đi lấy cân tiểu li.

- Có 9 đồng, một lần cân 2 đồng chỉ cần 4 lần cân là xong!

- Sao nhiều thế, tôi chỉ cần cân 2 lần là tìm ra ngay tiền giả.

Vậy đội trưởng làm thế nào mà chỉ sau 2 lần cân đã tìm ra tiền giả?

2
5 tháng 3 2018

1) là nến A

2) thứ nhất là lấy 1 xu ra, sau đó cân 4 xu lên nếu 2 lần cân bằng nhau thì xu lấy ra sẽ là tiền giả

3 tháng 1 2019

Câu 2:chia 9 đồng tiền ra thành 3 phần bằng nhau,đem cân hai phần bất kì,bên nào nhẹ hơn thì có tiền giả.Sau đó đem cân hai đồng bất kì ở bên nhẹ hơn,đồng nào nhẹ hơn là tiền giả ,còn nếu cân thăng bằng thì đồng còn lại là tiền giả.Còn nếu cả hai phần có 3 đồng tiền bằng nhau thì làm như ở trên với 3 đồng tiền còn lại