K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2021

a)

- Đoạn thơ trên nằm ở phần 2 (gia biến và lưu lạc) trong tác phẩm Truyện Kiều.

b)

- Hình ảnh "người dưới nguyệt chén đồng": người được nói đến là Kim Trọng. Kiều đang nhớ đến và cảm thấy xót xa nghĩ đến cảnh chàng Kim mong chờ tin tức của nàng.

- Hình ảnh "người tựa cửa hôm mai": ý nói đến cha mẹ của nàng Kiều, nàng lo lắng, xót thương cho cha mẹ đã già yếu nhưng vẫn ngóng trông tin nàng.

 

15 tháng 12 2018

“Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên chính là cha mẹ Kiều.

    - Kiều cảm thấy đau đớn, xót xa khi tưởng tượng ở quê nhà, cha mẹ và nàng vẫn tựa cửa ngóng đợi tin tức về nàng.

    - Nàng xót thương, cảm thấy day dứt khi không thể “quạt nồng ấp lạnh” phụng dưỡng song thân.

22 tháng 2 2017

Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” được sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi đau xót dày xé tâm can của Kiều khi lo lắng nghĩ về cha mẹ. Nàng băn khoăn không biết cha mẹ có được phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo không.

24 tháng 9 2018

Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

22 tháng 10 2017

“Tấm son” là từ ngữ dùng để chỉ tấm lòng son sắt, thủy chung, khôn nguôi nhớ về Kim Trọng của Thúy Kiều.

Cũng có thể Kiều đang cảm thấy tủi hờn, nhục nhã khi tấm lòng son bị vùi dập, hoen ố, không biết gột rửa thế nào cho hết.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,Tin sương luống những rày trông mai chờ.Bên trời góc bể bơ vơ,Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.Xót người tựa cửa hôm mai,Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)a. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?b. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ...
Đọc tiếp

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)

a. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

b. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

c. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ "tưởng"; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ "xót". Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó.

 

d. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch dưới câu bị động).

0
21 tháng 5 2019

- Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về người cũ tình xưa của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn thường trực nỗi nhớ người yêu đau đớn, dày vò tâm can.

    - Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ đang ngóng chờ tin tức của nàng.

20 tháng 2 2019

Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.