K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường mang chủ đề thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là cây cỏ, động vật. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Có thể nói, đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

5 tháng 3 2023

Qua hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng” trong bài “Khoảng trời, hố bom”, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh nhân vật “em”. Có thể hiểu rằng, tác giả khắc họa nhân vật “em” không chỉ một người con gái cụ thể, mà đại diện cho cả một thế hệ – những cô gái thanh niên xung phong. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh nhưng lại thật dũng cảm, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. “Em” đã trở thành hình tượng lí tưởng, thiêng liêng nhưng cũng thật giản dị.

29 tháng 8 2023

Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Chính vì thế, em - cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình bước tiếp con đường chiến đấu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Các em nêu được cảm nhận về hai dòng thơ cuối: sự ghi nhớ, tri ân của những con người đang sống trước "em". Không ai biết gương mặt của "em" song trong mỗi người, "em" luôn hiện hữu, luôn sống mãi trong tình yêu thương, lòng biết ơn, ngưỡng mộ, mến phục…

Ví dụ tham khảo: Cái chết thật thiêng liêng nhưng cũng thật bình dị. Sự hy sinh thầm lặng của các cô gái đã đi vào trái tim của những người còn sống. Mỗi người đều có một khuôn mặt riêng trong trái tim của họ, và tôi đã biến thành nhiều khuôn mặt, một hình ảnh lý tưởng mà mọi người đều mang theo bên mình. Vậy là cô, người con gái mở đường cho người con trai cả, từ cõi chết sống lại để trở thành bất tử, tiếp bước đồng đội trên con đường chiến đấu.

Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau và đưa ra cách sửa lỗi thích hợp:a) Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.b) Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.c) Bài thơ Thu hứng là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.d) Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một...
Đọc tiếp

Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau và đưa ra cách sửa lỗi thích hợp:

a) Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.

b) Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.

c) Bài thơ Thu hứng là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

d) Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e) Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.

f) Thiên nhiên là một trong những chủ đề quan trọng nhất của thơ hai-cư.

g) Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

h) Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất ư bất ngờ.

(Trích từ bài làm của học sinh)

i) Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

a. Lỗi lặp từ “nhà thơ”

Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.

b. Sử dụng từ “cũng như” không hợp nghĩa

Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau. 

c. Cách dùng từ “thi phẩm” (tác phẩm thơ) lặp nghĩa với từ “bài thơ”

“Thu hứng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

d. Sử dụng từ “mượn” không đúng nghĩa

Nhà thơ đã dùng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e. Lỗi dùng từ “tri thức” (những hiểu biết về sự vật, hiện tượng...)  không đúng nghĩa

Được sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách. 

g. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Nhân vật trữ tình” trong bài không phải là người phụ nữ

 Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử kết lại bằng hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

h. Lỗi dùng từ không đúng phong cách “rất ư bất ngờ”

Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của bản thân.

- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của người kể chuyện toàn tri.

- Triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết giữa các đoạn.

- Khái quát lại quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời  họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

8 tháng 3 2023

Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.