K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của bản thân.

- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của người kể chuyện toàn tri.

- Triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết giữa các đoạn.

- Khái quát lại quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời  họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

8 tháng 3 2023

Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường mang chủ đề thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là cây cỏ, động vật. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Có thể nói, đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.

8 tháng 3 2023

- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Mục đích viết của tác giả là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt. 

- Mục đích đó được thể hiện ở hầu hết các đoạn trong văn bản.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

“Bảo kính cảnh giới” (bài số 43) là bài thơ được trích trong “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Được viết theo thể thất ngôn bát cú, bài thơ gây ấn tượng với bạn đọc khi khép lại bằng một câu thơ lục ngôn. “Bảo kính cảnh giới” là bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Qua đó, Nguyễn Trãi không chỉ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mà hơn cả đó là tình yêu thương nhân dân, đất nước. Nhiệt huyết, tình yêu nước thương dân ấy như muốn trào dâng một cách mãnh liệt, muốn bộc lộ da diết mà lan tỏa khắp không gian cảnh vật. Càng đáng trân trọng hơn khi đó là một con người đã lui về ở ẩn, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về cuộc sống bình dị của nhân dân, vẫn luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để nhân dân được “giàu đủ khắp đòi phương”. Qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới số 43”, bạn đọc cảm nhận một nhân cách cao cả, một khát khao vĩ đại của Nguyễn Trãi. Đó là một con người suốt đời vì nước vì dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Xác định đề tài, mục đích viết

- Lập dàn ý

- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết

- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe

- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ

- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp