Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Với hai câu thơ "Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương", Nguyễn Trãi thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ước mơ một xã hội hòa bình, thịnh vượng. Câu thơ thể hiện khát khao của ông về một đất nước giàu mạnh, nhân dân được sống trong hạnh phúc. Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ tài năng mà còn là một người có tầm nhìn xa rộng, luôn nghĩ đến lợi ích của đất nước và nhân dân, khát vọng xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp.

Khung cảnh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ thật đẹp. Ao thu có chút se lạnh nước trong ao thì trong vắt. Điểm giữa ao là chiếc thuyền câu nhỏ bé. Làn sóng nước nhấp nhô từng đợt li ti, tạo cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng trôi. Những chiếc lá vàng trên cảnh thổi bị những cơn gió thu nhẹ nhàng thổi bay trên bầu trời cao rộng. Trên trời tầng mây lơ lửng, xanh ngắt, mát mẻ và dịu dàng. Không gian yên tĩnh, lặng lẽ chỉ có những âm thanh nhỏ bé như tiếng cá đớp động. Hình ảnh người thi sĩ ôm cần thả hồn mình vào không gian đó như điểm nhấn nổi bật cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

Vẻ đẹp của mùa hè và tâm hồn Nguyễn Trãi:
- Vẻ đẹp của mùa hè:
+ Hình ảnh cảnh vật: hòe lục đùn đùn, thạch lựu hiên phun thức đỏ, hồng liên trì…
+ Âm thanh sự sống: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve
- Sự quan sát lắng nghe vẻ đẹp cuộc sống từ tất cả những giác quan tinh tế nhất của tác giả.
→ Bức tranh màu hè giàu màu sắc, sôi động, căng tràn sức sống, đó cũng chính là tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời của tác giả.
Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: yêu thiên nhiên, mong mỏi dân chúng được an ổn, no đủ
+ Bức tranh mùa hè gợi cho ta thấy cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả
+ Tác giả là người có tấm lòng chân thành, tâm hồn chan chứa yêu thương, gắn bó với cuộc sống, cuộc đời

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Nguồn gốc từ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu đất nước, khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân
- Xuất phát từ khát vọng hòa bình cho nhân dân cộng hưởng với vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi
→ Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, tác giả mang lại bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, tươi đẹp

Thơ Nguyễn Trãi chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ, vừa bình dị, gần gũi. Đó có thể là những khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ như Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, Vọng Doanh, cũng có thể là chốn thôn quê bình dị, dân dã, thân thuộc với đất cày ngõ ải, giậu mùng tơi, lảnh mùng, bè muống,...
⇒ Tâm hồn Nguyễn Trãi luôn tinh tế, nhạy cảm, nâng niu từng khoảnh khắc giao hoà thiên nhiên.

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ là: Đến với cảnh à quan sát à lắng nghe và liên tưởng – bộc lộ nỗi lòng.
⇒ Qua đó thấy được tình cảm yêu mến, thân thương của nhà thơ đối với thiên nhiên, tấm lòng thiết tha, nồng hậu của nhà thơ đối với con người.
Qua bài thơ Tự thuật, Nguyễn Khuyến thể hiện một tâm hồn thanh cao, trong sáng và vô cùng sâu sắc. Dù sống trong hoàn cảnh đầy thử thách của xã hội phong kiến, ông vẫn giữ được lòng thanh thản, không màng đến danh lợi. Bài thơ phản ánh sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, giữa những vui buồn của cuộc sống và tình yêu quê hương, đất nước. Qua những hình ảnh gần gũi như cánh đồng, ao làng, người đọc cảm nhận được sự chân thật, giản dị trong tâm hồn ông. Đồng thời, Nguyễn Khuyến cũng bộc lộ một thái độ khiêm nhường, không phô trương về tài năng hay thành tựu cá nhân. Sự bình dị trong cách sống và suy nghĩ của ông là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, luôn hướng về những giá trị tinh thần, không màng danh lợi.