K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2022

chứng minh tam giác CEF đồng dạng với tam giác DNM rồi chứng minh OM = ON

30 tháng 4 2022

 Dễ dàng chứng minh được AO vuông góc BC và BC vuông góc CD => AO // CD 

=> góc AME = góc CDE ( 2 góc đồng vị ) 

lại có góc CDE = góc ACE( góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung CE của đtròn tâm O)

=> góc EMA = góc ECA 

=> Tứ giác EMCA nội tiếp 

=> góc AEC = góc AMC => góc CEF = góc CMN (1)

=> góc CAM = góc CEM 

hay góc CAN = góc CED 

lại có góc CED = góc CFD ( 2 góc nội tiếp cùng chắn cung CD của đtròn tâm O)

=> góc CAN = góc CFN 

=> Tứ giác CAFN nội tiếp

=> góc CFA = góc CNA hay góc CFE = góc CNM (2) 

từ (1) và (2)  suy ra tam giác CEF đồng dạng với tam giác

CMN (g-g)

(đpcm)

Vì AO // CD ( cmt) nên MN//CD => tứ giác MNDC là hình thang 

=> góc AMC = góc MCD ( cùng phụ với góc CMN) (3) 

tứ gics EFDC nội tiếp ( 4 điểm E,F,D,C cùng thuộc đường tròn tâm O )

( góc ở ngoài đỉnh bằng góc ở trong của đỉnh đối 

suy ra góc AEC = góc AMC 

=> góc AMC = góc CDN (4) 

từ (3)  và (4) suy ra góc MCD = góc CDN 

=> Tứ giác MNDC là hình thang cân
Vì O thuộc đường trung trực của CD ( dễ chứng minh) => O cũng thược đường trung trực của MN => OM=ON (đpcm)

 

4 tháng 1 2022

\(a,\) Ta có \(OB=OC=R;AB=AC\Rightarrow OA\) là trung trực BC

Do đó \(OA\bot BC=\left\{H\right\}\)

Áp dụng HTL: \(OB^2=OH\cdot OA\Rightarrow OD^2=OH\cdot OA\Rightarrow\dfrac{OD}{OH}=\dfrac{OA}{OD}\)

\(\Rightarrow\Delta OHD\sim\Delta ODA\left(c.g.c\right)\)

\(b,\) Gọi \(\left\{I\right\}=BC\cap AE\)

\(\widehat{OHD}=\widehat{ODA}\Rightarrow\widehat{DHA}=\widehat{ODE}=\widehat{OED}\) (cùng bù với 2 góc bằng nhau, \(\Delta ODE\) cân tại O)

\(\Rightarrow\Delta AEO\sim\Delta AHD\left(g.g\right)\\ \Rightarrow\widehat{AOE}=\widehat{ADH}\)

Mà \(\dfrac{OH}{DH}=\dfrac{OD}{AD}\left(\Delta OHD\sim\Delta ODA\right)\Rightarrow\dfrac{OH}{DH}=\dfrac{OE}{AD}\)

\(\Rightarrow\Delta HEO\sim\Delta HDA\left(g.g\right)\\ \Rightarrow\widehat{OHE}=\widehat{DHA}\)

Mà \(OA\bot BC\Rightarrow\widehat{IHE}=\widehat{IHD}\)

Vậy BC trùng với p/g \(\widehat{DHE}\)

\(c,\) Vì HI là p/g trong của \(\Delta DHE\) và \(HA\bot HI\)

\(\Rightarrow HA\) là p/g ngoài

\(\Rightarrow\dfrac{IE}{ID}=\dfrac{AE}{AD}=\dfrac{HE}{HD}\left(1\right)\)

Mà \(MN\text{//}BE\Rightarrow\dfrac{MD}{BE}=\dfrac{AD}{AE};\dfrac{ND}{BE}=\dfrac{ID}{IE}\left(2\right)\)

\(\left(1\right)\left(2\right)\Rightarrow MD=MN\RightarrowĐpcm\)

30 tháng 5 2021

Tạm câu c) làm sau :<

2 tháng 2 2018

a) Hai tam giác vuông ABO và ACO có chung cạnh huyền AO nên A, B, O, C cùng thuộc đường tròn đường kính AO.

Vậy tứ giác ABOC là tứ giác nội tiếp.

b) Ta thấy ngay \(\Delta ABD\sim\Delta AEB\left(g-g\right)\)

\(\Rightarrow\frac{AB}{AE}=\frac{AD}{AB}\Rightarrow AE.AD=AB^2\)

Xét tam giác vuông ABO có BH là đường cao nên áp dụng hệ thức lượng ta có:

\(AH.AO=AB^2\)

Suy ra AD.AE = AH.AO

c) Ta có \(\widehat{PIK}+\widehat{IKQ}+\widehat{P}+\widehat{Q}=360^o\)

\(\Rightarrow2\left(\widehat{PIO}+\widehat{P}+\widehat{OKQ}\right)=360^o\)

\(\Rightarrow\widehat{PIO}+\widehat{P}+\widehat{OKQ}=180^o\)

Mặt khác \(\widehat{PIO}+\widehat{P}+\widehat{IOP}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{IOP}=\widehat{OKQ}\Rightarrow\Delta PIO\sim\Delta QOK\)

\(\Rightarrow\frac{IP}{PO}=\frac{OQ}{KQ}\Rightarrow PI.KQ=PO^2\)

Sử dụng bất đẳng thức Cô-si ta có:

\(IP+KQ\ge2\sqrt{IP.KQ}=2\sqrt{OP^2}=PQ\)

26 tháng 8 2020

acje cho hỏi 2 tam giác đồng dạng ở câu b là góc nào í chỉ ro rõ cho e với ạk