K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2016

B -  Đúc kết những bài học kinh nghiệm để khuyên nhủ, răn dạy người ta.

24 tháng 3 2016

B -  Đúc kết những bài học kinh nghiệm để khuyên nhủ, răn dạy người ta

 

23 tháng 11 2016

Đặc điểm của truyện cười

  • Nội dung, mục đích, tính chất: truyện cười là những truyện kể ngắn về những hiện tượng buồn cười nhàm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống. Nó biểu hiện cho trí thông minh, tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh với cái xấu của nhân dân lao động.
  • Ngắn gọn và kết cấu chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện cười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất cả đều hướng vào mục đích gây cười.
  • Nhân vật: truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười và truyện cười chủ yếu tập trung vào cái đáng cười ở nhân vật chứ không phải làm nổi bật toàn bộ chân dung nhân vật hay cuộc đời số phận, tính cách nhân vật.
  • Ngôn ngữ: giản dị, ngắn gọn nhưng tinh và sắc.
23 tháng 11 2016

Ngắn gọn và kết cấu chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện cười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất cả đều hướng vào mục đích gây cười.

 

14 tháng 5 2018

Những bài học có thể rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo:

- Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi, nếu không mọi thứ chỉ là nói suông, hão huyền

- Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, trong đó người thực hiện rất quan trọng

- Một hội đồng chỉ có một cá nhân thao túng thì mọi đường hướng đều dễ dẫn tới sai lầm, điên rồ.

4 kiểu truyện; truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích (*) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến Lịch Sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật Lịch Sử được kể. #Truyện ví dụ: -Sự Tích Hồ Gươm -Con Rồng Cháu Tiên (*) Truyện...
Đọc tiếp

4 kiểu truyện; truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích

(*) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến Lịch Sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật Lịch Sử được kể.

#Truyện ví dụ: -Sự Tích Hồ Gươm

-Con Rồng Cháu Tiên

(*) Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán các thói hư, tật xấu trong xã hội.

#Truyện ví dụ:-Treo Biển

- Lợn Cưới Aó Mới

(*)Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay chính con người chúng ta để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

#Truyện ví dụ:-Ếch Ngồi Đáy Giếng

-Thầy Bói Xem Voi

(*) Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cưới cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với sự bất công.

#Truyện ví dụ:-Tấm Cám

-Sự Tích Dưa Hấu

1
17 tháng 12 2019

CÁC BẠN CỨ LẤY ĐỂ ÔN NHE

I/ Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa) 1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen...
Đọc tiếp
I/ Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)

1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

  • Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...);
  • Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  • Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
  • Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

3. Truyện ngụ ngôn:

Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống

4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

1
25 tháng 12 2018

cảm ơn bạn hum nay thi mun này

26 tháng 12 2018

ukmleuleu

27 tháng 3 2018

Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:

+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

Xác định cụm danh từ, danh từ, từ đơn và từ phức trong 2 đoạn văn sau :Đoạn văn 1) "Ếch ngồi đáy giếng" là loại truyện ngụ ngôn khá hài hước và hóm hỉnh. Truyện mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Truyện kể về chú ếch đánh giá thế giới bên ngoài qua miệng giếng nhỏ hẹp. Chú sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên cứ tưởng bầu trời chỉ...
Đọc tiếp

Xác định cụm danh từ, danh từ, từ đơn và từ phức trong 2 đoạn văn sau :

Đoạn văn 1) "Ếch ngồi đáy giếng" là loại truyện ngụ ngôn khá hài hước và hóm hỉnh. Truyện mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Truyện kể về chú ếch đánh giá thế giới bên ngoài qua miệng giếng nhỏ hẹp. Chú sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung.Dưới giếng, xung quanh nó bấy lâu nay chỉ có những động vật nhỏ bé tầm thường nên nó coi mình oai như một vị chúa tể. Chính vì sự kiêu ngạo, kém hiểu biết đó của chú nên ếch đã nhận được một kết quả bi thảm là bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp.Qua bài học trên, ta rút ra được là khi tầm hiểu biết còn cạn hẹp thì không nên huênh hoang, luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo bởi vì chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy ra như câu thành ngữ " Núi cao còn có núi cao hơn ".

Đoạn văn 2) "Thầy bói xem voi" là truyện ngụ ngôn có tính chất răn dạy chứng ta trong cuộc sống. Truyện tạo ra những tiếng cười hài hước mang ý châm biếm, mỉa mai. Truyện kể về năm ông thầy bói khi sờ vào mỗi bộ phận của con voi và cách đánh giá phiến diện, cục bộ theo suy nghĩ cá nhân. Họ chỉ miêu tả chính xác từng bộ phận nhưng không đúng toàn thể con voi do sự khiếm khuyết của bản thân . Chính vì sự bảo thủ của năm ông thầy ấy đã dẫn đến kết quả là xô xát nhau. Thậm chí là cả đánh nhau toác đầu chảy máu. Từ đó em rút ra được bài học là muốn hiểu biết sự vật, sự việc hay một vấn đề nào đó thì phải xem xét chúng một cách toàn diện. Lắng nghe ý kiến của người khác, không được chủ quan, tự tin quá thành bảo thủ.

 

0
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?      A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh          B. Sọ Dừa      C. Ếch ngồi đáy giếng           D. Sự tích Hồ Gươm2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?      A. Miêu tả...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

      A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh          B. Sọ Dừa

      C. Ếch ngồi đáy giếng           D. Sự tích Hồ Gươm

2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?

      A. Miêu tả          B. Biểu cảm        C. Tự sự       D. Nghị luận

3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Luận bàn, đánh giá

D. Nhận xét

5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm?

         A. Bánh chưng, bánh giầy      B. Con Rồng, cháu Tiên      

         C. Thành Gióng             D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống

7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Ăn cho chắc bụng

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc

12. Từ nào dưới đây là từ ghép?

     A. Lồng lộng          B. Xinh đẹp        C. Hồng hào      D. Mù mịt

13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện.

Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.

0
24 tháng 3 2016

C - Ngôn ngữ ngắn gọn hàm súc

24 tháng 3 2016

C - Ngôn ngữ ngắn gọn hàm súc

 

22 tháng 9 2017

- Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người, nói về các tổ chức trong xã hội.

- Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.

- Câu chuyện là lời khuyên thiết thực và khôn ngoan đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.