K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2023

Tham khảo:
- Tương truyền rằng, lý do Tần Thủy Hoàng ban lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” ý là “Tần mất là do Hồ”. Sau khi nghe được câu sấm, Tần Thủy Hoàng liền kêu gọi trư thần bàn bạc và quyết định xây dựng Vạn Lý Trường Thành. 

- Bước đi trên tường thành, ngắm nhìn sự hoành tráng của công trình bậc nhất thế giới nhưng mấy ai biết đc đằng sau đó là bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu niềm chia ly cách trở.

- Để xây dựng công trình, người dân Trung Hoa đã đánh đổi rất nhiều. Ngoài việc thời gian để xây dựng kéo dài hơn 2000 năm, số người thiệt mạng do công trình ước tính lên đến 800.000 người.

- Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 6.275 km trải trên địa phận của 6 tỉnh phía bắc Trung Quốc nếu tính thêm cả những tường thành từ tự nhiên là 8.851km.

- Giờ đây,mục đích quân sự đã chìm sâu vào lịch sử, công trình này trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Trung Quốc.Dựng và bên trên có khắc hình ảnh tái hiện những binh sĩ đang trong tư thế bảo vệ thành trì.

- Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
18 tháng 11 2023

Trong số các công trình đền tháp theo phong cách Chăm Pa ở nước ta, có lẽ tháp Chăm Bình Định là công trình độ sộ và mang tính nghệ thuật cao nhất. Đây là một kiểu kiến trúc đền tháp Chăm Pa thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm, hay còn gọi là người Chăm. Chiêm ngưỡng tháp Chăm Bình Định, bạn sẽ bất ngờ trước vẻ lộng lẫy và độc đáo của nó. Có thể nói đây chính là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa.

Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

Khu di tích tháp Chăm Bình Định  ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.

19 tháng 12 2022

5 thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia thời cổ đại vẫn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay là: 

+ Nông lịch (âm lịch) của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
+ Kĩ thuật in của Trung Quốc cổ đại
+ Phật Giáo và Ấn Độ Giáo của Ấn Độ cổ đại
+ Đền Pác - tê - nông của Hy Lạp cổ đại
+ Hệ thống bảng chữ cái Alphabet ( chữ A , B , C , ... ) của cư dân ven biển Địa Trung Hải

Kim tự tháp Ai Cập là các công trình kiến trúc hình chóp, bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc. Kim tự tháp được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người. Trong số 138 kim tự tháp, kim tự tháp Khufu tại Giza là lớn nhất. Đồng thời công trình này cũng là một trong 7 kì quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Tớ gửi đáp án ạ<3

 

 

19 tháng 12 2022

Cậu chú ý từ Pharaon = Pharaong

tham khảo:

THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH

- Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

 

- Khu di tích tháp Chăm Bình Định  ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.

 

- Tháp chăm Bình Định nằm trong quần thể khu tích thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng, một di sản văn hóa thế giới, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Tại đây có các công trình kiến trúc chủ yếu theo các phong cách kiến trúc Chăm Pa (Hoà Lai và Đồng Dương ở thế kỷ 9). Dù theo những phong cách khác nhau song ta không thể phủ nhận chúng đều mang đậm nét phong cách của người Chăm, nói lên nét văn hóa truyền thống của họ.

 

Tháp Chăm Bình Định – Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa

 

- Các công trình của tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch là vật liệu chủ yếu. Có hai loại gạch được sử dụng phổ biến để xây dựng lên những tòa tháp này đó là gạch hồng và màu đỏ thẫm. Kiến trúc của tháp khá độc đáo với mặt tháp hình vuông và bên trong tương đối chật hẹp. Tháp không có nhiều cửa để mở, thường chỉ có duy nhất một cửa để mở, đó là cửa hướng Đông. Cả trần và mặt tường của tháp đều được thiết kế và xây dựng rất kỳ công.

 

- Hiện khu di tích tháp chăm Bình Định chỉ còn lại có 8 cụm di tích với 14 tháp khá đồ sộ.  Mặc dù số lượng còn lại không nhiều nhưng những giá trị mà tháp Chăm này để lại cho chúng ta lại vô cùng to lớn. Chúng không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc mà còn có giá trị lớn về mặt lịch sử. Ngoài những tháp trên có có khá nhiều tòa thành cổ như Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và rất nhiều những tác phẩm cũng như công trình điêu khắc mang đậm nét kiến trúc của người Chăm.

 

- Như trên đã nói, tháp chăm Bình Định được xây dựng chủ yếu theo các phong cách chính đó là Hòa Lai và Đồng Dương,… Đây là hai phong cách chủ yếu trong nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. Khi theo hai phong cách này, các đền tháp thường được kết cấu khá vững chắc với các hàng cột ốp và những cửa vòm to khỏe. Hàng năm, nơi đây tiếp nhận một lượng du khách khá lớn, các tour du lịch  đến với nơi đây cũng ngày một nhiều hơn.

 

- Đa phần các tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch, có tháp xây chủ yếu bằng gạch, ngoài ra có thêm một số vật liệu khác. Gạch được sử dụng cho việc xây dựng tháp đều là gạch có màu đỏ hồng hoặc có màu đỏ sẫm và được nung rất kỳ công. Khi xây dựng những viên gạch này không cần sử dụng vữa để bắt mạch và những nhà kiến trúc xây dựng tháp còn có thể chạm khắc trực tiếp trên các viên gạch này.

8 tháng 3 2022

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

Thành tựu

Nội dung

Tôn giáo

- Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp.

- Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng

Chữ viết và văn học

Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,…

Khoa học tự nhiên

- Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm.

- Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh

Kiến trúc và điêu khắc

- Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi.



 

8 tháng 3 2022

Tham khảo

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:

• Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.

• Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.

• Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.

• Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi

• Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.

Phật giáo chủ trương mọi người bình đẳng.

VD: 10+10=20

30 tháng 12 2021

Ví dụ:Em ấn tượng nhất với thành tựu: Vạn Lý Trường Thành, vì: đây là công trình kiến trúc kì vĩ, đồ sộ, được xây dựng từ thế kỉ V TCN nhằm ngăn chặn các cuộc xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Công trình này được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

15 tháng 8 2023

Giới thiệu đền Hai Bà Trưng

- Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

- Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Tam môn nội, trên cửa chính có bức hoành phi mang dòng chữ “Ly chiếu tứ phương” (ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương). Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng uyển hồ). Ban đầu ngôi đền được xây dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.

- Đền được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi đều tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch vòi voi là môn nội, cột đá thề, tam môn ngoại và đường Kéo Quân dấu tích một thời, hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tựa Thượng Điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm.

- Những cột lim tròn, các dầu hồi bít đốc, các đầu đao mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo mang tính ẩn dụ cao. Đặt trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có.

=> Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính.

- Vào những năm 1943-1945, đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.

- Hiện nay, Đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 (ngày 26/7/1783) cho đến sắc phong triệu đại Nguyễn năm Khải Định 9 (25/7/1924), bao gồm sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

* Ngày 7/10/1980, Khu thành cổ Mê Linh và đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

30 tháng 10 2023

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà: + Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…). + Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch. + Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.

NG
27 tháng 10 2023

1. Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

- Xã hội Ấn Độ cổ đại chứng kiến sự phân hóa rõ rệt qua hệ thống "Chaturvarna", hay hệ thống bốn đẳng cấp, gồm các Varna: Brahman (giáo sĩ), Kshatriya (quý tộc và chiến binh), Vaishya (thương gia và nông dân), và Shudra (người làm công, nô lệ).
- Trong hệ thống này, mỗi Varna đều có nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi riêng biệt. Sự phân hóa xã hội đã dẫn đến việc tạo ra các phân khúc xã hội dựa trên công việc, chức vụ và mức độ tôn trọng.
- Hệ thống này sau đó tiếp tục phát triển thành hệ thống "Jati" hoặc hệ thống đẳng cấp con, với hàng trăm phân khúc nhỏ hơn dựa trên nghề nghiệp, vùng địa lý và các tiêu chí khác.
- Sự phân hóa này không chỉ dựa trên nghề nghiệp mà còn dựa trên các yếu tố tôn giáo, vùng địa lý và ngôn ngữ.

NG
27 tháng 10 2023

2. Thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại:

- Văn học: Nhiều bản kinh điển như "Mahabharata", "Ramayana" hay các bản kinh Veda vẫn được nghiên cứu, đọc và truyền dạy.
- Nghệ thuật: Các ngôi đền cổ xưa, điêu khắc và họa tiết trang trí phản ánh nghệ thuật Ấn Độ cổ đại vẫn được bảo tồn và trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
- Toán học và thiên văn học: Ấn Độ cổ đại đã đóng góp vào việc phát triển hệ thống số Ả Rập và giới thiệu số 0. Họ cũng có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học.
- Y học: Hệ thống y học truyền thống Ayurveda vẫn được áp dụng rộng rãi và nghiên cứu trong y học hiện đại.
- Nhạc và múa: Các hình thức biểu diễn truyền thống như Bharatanatyam, Kathak và những hình thức khác vẫn được bảo tồn và biểu diễn.