K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2018

    + Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc

    + Hình ảnh, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng

    + Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên sâu sắc, lôi cuốn

- Truyện ngắn Thuốc phê phán căn bệnh gia trưởng, lạc hậu của người Trung Quốc bấy giờ, xót xa cho người làm cách mạng xa rời quần chúng

Ý nghĩa truyện ngắn Thuốc:

    + Người Trung Quốc cần có thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần

    + Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”

    + Người làm cách mạng phải gần gũi, giác ngộ quần chúng

8 tháng 6 2016

1. Mở bài:

- Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

-  Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là  nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu - một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

- Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

- Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

- Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên  cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

- Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống  Mỹ.

 - Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

- Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

- Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết  thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

- Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

- Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

   Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và  sâu sắc.

3. Kết luận:

 - Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

 - Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

8 tháng 6 2016

1. Mở bài:

– Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

– Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

– Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

– Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

– Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

– Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.

– Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

– Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không

nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ – ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

– Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví nhưmột cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

– Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

– Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

– Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.

III. Kết luận:

– Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

– Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

17 tháng 6 2019

Đáp án: A

Giá trị nội dung của truyện ngắn Thuốc: Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

21 tháng 7 2017

- Nghệ thuật:

    + Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật

    + Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn

    + Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc

- Ý nghĩa đoạn trích ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc

    + Con người bằng ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai, cần vượt qua chiến tranh, bi kịch của số phận

    + Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát, di chứng chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật

    + Lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa, sức tàn phá của nó

    + Khát vọng hòa bình, tin tưởng vào ý chí, nghị lực

11 tháng 3 2020

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: Truyện ngắn Thuốc được sáng tác tác theo quan điểm “ chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh về thể xác”, truyện không chỉ phản ánh sự u mê, lạc hậu của người dân Trung Quốc trong xã hội đương thời mà còn thể hiện bi kịch của người làm cách mạng nhưng không nhận được sự ủng hộ của nhân dân, thể hiện trực tiếp qua nhân vật Hạ Du.

2. Thân bài

– Nhân vật Hạ Du không được miêu tả trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những câu chuyện, những dòng suy tư của các nhân vật trong truyện.

–> nhân vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện ngắn.

– Nhân vật Hạ Du được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là người chiến sĩ Thu Cận

– Hạ Du là người sớm được giác ngộ cách mạng, có lí tưởng cách mạng rõ ràng, cao đẹp: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập, tự do cho nhân dân.

– Với người trong xã hội ngoài kia thì Hạ Du chỉ là “thằng quỷ sứ”, “thằng khốn nạn”, là một kẻ điên. Mọi người xung quanh đều hiểu lầm về người chiến sĩ ấy.

– Những người trong quán trà vui sướng khi nghe kể chuyện Hạ Du bị tên cai ngục giáng cho hai cái tát vì đã tuyên truyền “thiên hạ Mãn Thanh là của chúng ta”

– Khi đã bị xử tử, máu của anh nhỏ xuống pháp trường cũng trở thành thứ “hàng hóa” có thể mang ra kinh doanh, để trở thành thứ thuốc thần kỳ có thể chữa bệnh cho thằng Thuyên, con trai độc đinh của vợ chồng lão Hoa.

– Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời làm cách mạng của Hạ Du là bi kịch bị hiểu lầm, bị nhân dân quay lưng.

+ Mẹ của Hạ Du cũng hiểu lầm về con, tỏ ra xấu hổ với những việc con mình đã làm

+ Chú ruột của anh lại là người “bán đứng”, tố cáo anh để đổi lấy mấy đồng bạc.

– Khi đã chết, mộ của Hạ Du cũng bị xếp về phía bên phải của nghĩa trang, nơi dành riêng cho những người tử tù và những người bị xử án chém.

3. Kết bài: Hình ảnh Vòng hoa hồng hồng, trắng trắng trên mộ của Hạ Du phần cuối tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng của tác giả Lỗ Tấn cũng như hàng triệu độc giả trước sự hy sinh cao cả của người chiến sĩ ấy.

2 tháng 7 2020

Có thế nói Hạ Du là một người cộng sản cách mạng kiên cường bất khuất ...

9 tháng 7 2019

Vài nét văn hóa của xã hội Trung Quốc được thể hiện trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn:

- Ốm, bệnh thì vái tứ phương, thử mọi phương thuốc, kể cả là cầu khấn, vái thần phật hay những bài thuốc mẹo (Tin là bánh bao tẩm máu người, đặc biệt là máu người cộng sản, có thể chữa được bách bệnh)

- Người chết cũng chôn và đặt vòng hoa. Có sự phân biệt giữa mộ của người phạm tội và mộ của người dân nghèo. Vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện một sự thăm viếng, một niềm luyến tiếc, trân trọng,...

- Thực chất, việc mê tín, làm theo tin đồn và hiệu ứng đám đông không phải là nét văn hóa đẹp mà đây chính là căn bệnh quốc dân tính mà Lỗ Tấn mổ xẻ, bắt mạch, bắt bệnh để người dân Trung Quốc sửa đổi.

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm:

      -  Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978.

      - Tác phẩm đã ghi lại sự tích anh hùng của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì đánh Mĩ cứu nước. Họ yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, khao khát giết giặc để trả thù nhà. Họ là những con người tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng và cách mạng của gia đình, làm vẻ vang cho truyền thống của tổ tiên. Nhưng ý nghĩa của truyện có sức khái quát cao hơn, đó là truyền thống yêu nước anh hùng của nhân dân ta.

      - Cảm hứng tư tưởng này đã được nhà văn xây dựng bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo có sức hấp dẫn mọi người.

2. Phân tích, chứng minh những đặc sắc nghệ thuật của truyện:

    a. Đặc sắc trong xây dựng tình huống truyện:

       - Việt- một chiến sĩ giải phóng quân trẻ- trong một trận đánh, bị thương nặng, lạc đồng đội, phải nằm lại một mình trên chiến trường, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại.

       - Chính trong những lần ngất đi rồi tỉnh lại, tất cả những gì thân thương nhất của gia đình Việt đã hiện về sống động, ấm áp trong dòng nội tâm của anh. Đây là một tình huống tâm trạng đã tạo sự vận hành cho mạch truyện qua cách trần thuật riêng theo dòng ý thức của nhân vật.

    b. Đặc sắc qua nghệ thuật trần thuật:

       Tác giả đã kể chuyện theo quan điểm, theo dòng ý thức của nhân vật Việt. Qua những lần mê rồi tỉnh, nhà văn đã nhập sâu vào hồi ức nhân vật, khơi thông mạch ngầm quá khứ với những kỉ niệm về mẹ, về chị, về chú Năm... Nhờ cách trần thuật này mà vách ngăn thời gian bị tháo gỡ đi nhường chỗ cho sự biến hóa linh hoạt của câu chuyện, dẫn người đọc vào vào mạch truyện một cách tự nhiên mà bất ngờ, các sự kiện các nhân vật trong gia đình hiện lên với một màu sắc tình cảm thương yêu đậm đàÚ đời sống tâm hồn của nhân vật được hiển lộ.

    c. Đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật:

        - Những nhân vật trong truyện có chung huyết thống và truyền thống nên có cùng một khuôn hình từ dáng người đến tính cách và tâm hồn; nhưng mỗi người lại có một sức hấp dẫn riêng.

        - Điều dễ nhận thấy nhất, tất cả những con người cùng gia đình ấy đều có chung một bản chất, có cùng một vẻ đẹp tâm hồn. Ở họ toát lên phẩm chất cách mạng, yêu nước căm thù giặc, thủy chung với cách mạng, quyết tâm đánh giặc. Họ yêu thương, đùm bọc nhau, ai cũng tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình và viết tiếp truyền thống đó.

        - Mỗi nhân vật là một con người cá thể, tùy vai vế, lứa tuổi, giới tính mà có một khuôn mặt riêng, một cá tính ( tham khảo các đề trên).

     d. Thành công cách sử dụng ngôn ngữ, độc thoại, đối thoại nhất là ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong trần thuật và trong lời nhân vật

   3. Đánh giá:

      - Những đứa con trong gia đình là những trang viết thành công về bình diện hình thức nghệ thuật. Tác phẩm của Nguyễn Thi có có sự hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật nên là một tác phẩm hay.

      - Những đứa con trong gia đình đã khẳng định: sáng tác hay, không chỉ đòi hỏi nhà văn có tấm lòng gắn bó sâu nặng, máu thịt với nhân dân, đất nước mà còn có vốn sống, sự hiểu biết sâu sắc về những gì mình miêu tả, kể chuyện và là một tài năng thực sự.

8 tháng 6 2016

 Viết về đề lài gia đình trong chiến tranh, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được coi là một tác phẩm thành công, góp phần vào sự thành công của cả tác phẩm chính là nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, độc đáo hấp dẫn.

   Tác phẩm kể truyện một gia đình cách mạng, mọi thành viên đều là chiến sĩ diệt Mĩ kiên cường. Thù nhà nợ nước thống nhất làm một. Tình gia đình và tình cách mạng hoà lẫn vào nhau: ba má Việt gặp và lấy nhau vì cùng cầm súng giết giặc. Họ đều ngã xuống trong chiến đấu. Những đứa con của họ (Việt và Chiến gắn bó với nhau trong tình ruột thịt và trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Người mẹ nuôi con lớn lên để rửa thù cho cha. Những đứa con giành nhau nhập ngũ để trả thù cho ba má... Một câu chuyện như thế tuy cảm động nhưng khá nặng nề, dễ đơn điệu và trùng lặp, nếu không sáng tạo một cách trần thuật độc đáo, linh hoạt.

   Tác giả đã chọn một lối trần thuật theo quan điểm của nhân vật, một chú lính trẻ tên Việt. Chú giải phóng quân này bị trọng thương và lạc đồng đội, một mình nằm giữa chiến trường sau một trận ác chiến còn để lại khói lửa mịt mù và xác giặc ngổn ngang. Chú nhớ đồng đội, nhớ chị, nhớ chú Năm, nhớ những ngày ba má còn sống, nhớ những buổi bắn chim, câu cá, bắt ếch, nhớ ngày cùng chị nhập ngũ và lên đường... câu chuyện được thuật kể qua dòng hồi ức của chú khi đứt khi nối bởi vì chú nhiều lần ngất đi rồi lại tỉnh lại. Câu chuyện vì thế không diễn ra theo trật tự thời gian, không gian tự nhiên mà theo logic chủ quan của tâm lí nhân vật nên hết sức biến hoá. Các sự việc, các nhân vật của gia đình hiện lên với màu sắc tình cảm đậm đà và hấp dẫn... Chuyện kể đến đâu thì tính cách nhân vật cũng hiện ra đến đây một cách sinh động và đậm nét.

 

   Đây không phải thủ pháp nghệ thuật nhưng không phải ai cũng sử dụng được thành công. Phải am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật... phải nhập vai nhân vật và nói được đúng giọng nhân vật..Đây là sở trường của Nguyễn Thi, nhà văn của người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ.

   Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện độc đáo, vừa phân tích, Nguyễn Thi vừa xây dựng được những tính cách nhân vật phong phú, hấp dẫn. Qua dòng hồi tưởng của Việt, một “đứa con trong gia đình" cách mạng, ta thấy hiện lên các nhân vật: ba, má Việt, chú Năm, chị Chiến và Rất dễ dàng nhận thấy cả năm nhân vật đều cùng chung bản chất, xét về phương diện phẩm chất cách mạng: yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với cách mạng và tự hào truyền thống mạng của gia đình.

   Ngoài ra, những nhân vật chính diện của Nguyễn Thi thường có một tính :chất chung này gọi là: “Chất út Tịch”, ấy là cái tinh thần kiên cường gan góc, thù ngùn ngụt, say mê chiến đấu, dường như sinh ra là để cầm súng giết giặc. Tuy nhiên mỗi người lại có một gương mặt riêng, một tính cách khác nhau. Chỗ đặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật của Nguyễn Thi là ở Đáng chú ý hơn cả là ba nhân vật chú Năm, Chiến và Việt.

   Chú Năm đúng là một người nông dân Nam bộ, thật thà, vui tính, bộc trực, người này rất giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, nhất là khi nổi cảm hứng và cất tiếng hò: “Lúc đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mặt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ, làm chính Việt là nơi cụ thể để chú gởi gắm những câu hò ấy, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo quàng hoặc sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn Biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”.

   Chiến là một cô gái mới lớn lên, tính khí còn rất “trẻ con”: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em... Ngay trước khi nhập ngũ để trở thành một giải phóng quân, vẫn giành nhau với em để đi bộ đội trước... Nhưng khác với đứa em trai, cô có thể ngồi lì suốt một buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công đình của chú Năm - đây là cái chất gan lì thừa hưởng từ mẹ. Ba má mất cả, là chị nên sớm biết nhường nhịn em, sớm biết tính toán lo liệu việc nhà. Điều này thể hiện rất rõ trong giờ phút cùng em lên đường đánh giặc để trả thù ba má. Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị nghĩ ngợi, nói năng “nghe in như má vậy” còn chú Năm thì thật sự tán phục “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước noa..”

   Ngoài ra ở nhân vật này có một chất trẻ trung và cái duyên dáng của một cô thiếu nữ, thể hiện ở cái cử chỉ bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, ở nét lông mày cau lại, chéo khăn hờ ngang miệng, cặm cụi ngồi đánh vần cuốn sổ chú Năm, ở cái tiếng “hứ một cái cóc” khi cậu em bảo mình nói năng hệt như má vậy...

   Việt thì tỏ ra là một cậu con trai của đồng quê, tính hiếu động (suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun trong người, tể cả khi đã đi bộ đội...), hiếu thắng (Bắt ếch, bắn tàu giặc, ghi tên nhập ngũ bao giờ cũng tranh phần hơn). Là con trai, là em (quen được chiều chuộng) nên mọi việc đều được ỉ lại cho chị, cho chú; chỉ kém chị một tuổi, “trẻ con” hơn nhiều và vô tâm vô tính chẳng biết lo nghĩ gì, kể cả ngày nhập ngũ... Là trai, Việt thường che dấu tình cảm uỷ mị, nhưng bản chất rất giàu tình cảm. Nằm ở chiến trường, chú nhớ má, nhớ chú Năm, chị Chiến, nhớ thằng em nhớ anh em đồng đội. Chú “Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xong cơm đi làm đồng để dưới xuồng lên cho Việt ăn...”. Chú nhớ chị thương chị vô cùng, tuy vẫn giành phần hơn với chị, ở đơn vị, chú giấu biệt chị đi vì chỉ sợ lộ ra họ sẽ lấy mất chị. Cách thể hiện tình cảm đích đáng nhất ở Việt là đánh giặc. Đấy là cách thương má, thương ba, thương chị, thương chú Năm của Việt cho nên khi đồng đội tìm thấy Việt nằm ngất đi ở chiến trường ngón tay chú vẫn đặt trên cò súng và một viên đạn đã lên nòng sẵn sàng bắn vào quân giặc...

   Ngoài nghệ thuật kể truyện, ngoài thành công trong cách xây dựng nhân Những đứa con trong gia đình còn có những đoạn văn tuyệt hay ấy là đoạn Việt nhớ lại ngày chị em Việt ghi tên tòng quân và chuẩn bị lên đường.

   Đêm ấy hai chị em trò truyện với nhau, thu xếp chuyện nhà chuyện chuyện cửa, gửi lại chú Năm bàn thờ má và thằng em út, chuyện hứa hẹn, khuyên nhau... Chị Chiến bỗng ăn nói nghiêm trang, xưng chị em (chứ không mày tao như mọi khi), bàn bạc, dặn dò em y hệt như giọng của mẹ xưa. Còn Việt thì vẫn rất trẻ con, mặc cho chị lo toan tất cả. Nhưng chú nhớ má vô cùng và tưởng như má cũng trở về để ngó coi chị em Việt tính chuyện nhà chuyện cửa như thế nào trước lúc lên đường. Đây là một đoạn đối thoại rất sinh động, vui và cảm động.

   Sáng hôm sau, trước lúc lên đường, chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi bên chú Năm. Việt thương chị vô cùng, thương má vô cùng. Mối căm thù trĩu nặng trên vai như một trọng lượng cụ thể. Đây cũng là một đoạn văn có thể làm rơi nước mắt:

   “Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bỗng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú. chúng con đi đánh giặc trả thù cho mà đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị Việt Ihâý thương chị.  Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.

22 tháng 9 2017

* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:

- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp

- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.

    + Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản

25 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, tiếng thơ của chị giàu chất nữ tính, trăn trở với những khát khao hạnh phúc đời thường, giản dị.

- Giới thiệu bài thơ và hình tượng sóng: Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của chị, hình tượng đặc đặc sắc làm nên giá trị bài thơ chính là hình tượng sóng.

II. Thân bài

1. Sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 1:

+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

+ Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.

- Khổ 2:

+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.

 

+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

2. Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu

- Khổ 3: Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)

- Khổ 4: Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.

3. Sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 5:

+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.

+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

 

- Khổ 6:

+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

- Khổ 7:

+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

4. Sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu

- Khổ 8:

+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”

 

- Khổ 9:

+ Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

+ Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ về hình tượng sóng và nội dung bài thơ: bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, bài thơ là tiếng lòng khát khao tình yêu mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian, sự hữu hạn của đời người để hướng đến cái tuyệt đích của tình yêu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng hình tượng sóng song hành với hình tượng em, nhịp điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, ...

25 tháng 11 2021

 tối qua đi ngủ nên khum rep đc á:))

11 tháng 3 2016

- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Dùng ngòi bút phanh phui những căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Quốc, làm cản trở nghiêm trọng con đường đấu tranh cách mạng của họ để từ đó tìm phương chạy chữa.

- Truyện “Thuốc” :

* Thuốc là nhan đề đa nghĩa :Trước hết nó là thứ thuốc chữa bệnh lao của người Trung Quốc u mê, lạc hậu, một cách chữa bệnh đầy mê tín tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc  chữa được bệnh lao. Rốt cuộc con bệnh vẫn chết . Chết trong không khí ẩm mốc tanh mùi máu của nước Trung Hoa lạc hậu .

* Qua truyện, Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa , khái quát hơn đó là sự u mê , đớn hèn, mông muội về chính trị xã hội của quần chúng và bi kịch không hiểu, không ủng hộ người Cách mạng tiên phong .

* Với tư cách là nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định : Để cứu Trung Quốc , phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội ,đớn hèn của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của người Cách mạng Hạ Du thời đó .Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân Trung Quốc.