K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2021

tui có chs mà quên id ròi bạn đưa id đây

15 tháng 1 2022

. Eim hong chưi ff âu. Chơi Play together hoi nha .

12 tháng 12 2019

"Bánh trôi nước" là một bài thơ rất hay của bà chúa thơ Nôm -Hồ Xuân Hương viết để nói về hình ản của người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu văn "Thân em vừa trắng vừa tròn" thể hiện nên cái sự duyên dáng, sự đẹp đẽ hiền hậu và đầy sức sống của người dưới thời phong kiến, sau khi đọc câu này chắc các bạn đều nghĩ rằng phụ nữ thời đó rất sung sướng, cuộc sống của họ không có gì phải lo âu. Nhưng khi đọc tiếp "Bảy nổi ba chìm với nước non" thì nó lại thể hiện lên sự long đong. bấp bênh của người phụ nữ, thể hiện cái sự đau đớn, cay nghiệt mà người phụ nữ phải trải qua, họ phải sống phụ thuộc, sống dựa dẫm vào người đàn ông, họ chẳng có quyền lợi gì trong xãz hội cả, dù họ than khóc, khẩn cầu thì cũng chẳng ai quan tâm hay để ý, mà nếu có thì chắc gì họ đã giúp đượcvì người quan tâm cũng chỉ là người phụ nữ như họ mà thôi!"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" và "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"gợi lên việc dù có đau khổ hay bất hạnh nhưng người phụ nữ không vì thế mà đánh mất đi lòng tự trọng vốn có của họ, họ vẫn kiên quết chịu đựng, chung thủy với người đàn ông, họ vẫn giữ bên họ tấm lòng chung thủy, son sắt. Em cảm thấy người phụ nữ dưới thời phong kiến rất khổ cực, cuộc sống của họ bất công, mặc dù họ rất đẹp, duyên dáng và đầy sức sống, họ luôn phải khổ sở như vaayjnhuwnghoj vẫn là một con người rất chung thủy.

Bài ktra 1 tiết của mình đấy!!! Tự biên, tự diễn mà điểm vẫn cao mới hay chớ (do cô dặn chuẩn bị 2 đề  cô cho mà quên làm mất)   Ahihi...

                                                                              Còn nữa,NHỚ K CHO MÌNH ĐÓ

12 tháng 12 2019

thank

15 tháng 12 2021

Cứ viết cái tên văn bản bạn yêu thích trong chương trình đã học ra nhé

21 tháng 12 2016

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

26 tháng 2 2023

Mẫu mở bài: Có lẽ khoảng thời gian mà ai ai khi đã trưởng thành đều nhớ đến chính là lúc mình còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỉ niệm ấy hồn nhiên, trong sáng như cơn mưa rào đẹp đẽ. Thế nhưng, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ; internet và mạng xã hội đã gián tiếp bóp nghẹt những kỉ niệm ấy. Vì sao lại nói thế?, ấy là vì trong trường học hiện giờ xuất hiện vô vàn thách thức với tình trạng học tập của học sinh. Mà một trong những lý do đó là vấn đề: "...."

Một số ý chính cho bạn.

- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng:

+ Quá đắm mình vào thế giới game online, mê mẩn các họa tiết và nhân vật ảo trong game.

+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo chơi game chung từ đó sa đọa.

+ Thấy người khác chơi, mình tải về chơi theo và mong muốn đạt được điều gì đó cao trong game.

+ ...

- Biểu hiện:

+ Chơi game bỏ ăn uống.

+ Gạt chuyện học sang một bên.

+ ..

- Tác hại:

+ Làm hư mắt, tổn hại đến sức khỏe của học sinh.

+ Cha mẹ lo lắng, nhà trường cố gắng mệt mỏi khuyên răn.

+ ..

- Hậu quả:

+ Mất đi một tương lai tốt đẹp vốn có.

+ Bị cận thị chỉ có tăng mà không có giảm.

+ Sống vô nghĩa, sống có lỗi với người thân và mọi người xung quanh chỉ vì một con game vô bổ ích.

+ Sống phí thời gian, lỗi với cha mẹ đã cho mình hình hài một cuộc đời để sống.

+ ....

- Đánh giá vấn đề:

+ Tiêu cực cần bài trừ.

+ Phê phán những hành động nghiện game của một số bạn học sinh.

- Liên hệ thực tế:

+ Trong lớp em.

+ Ở trường em.

- Liên hệ bản than em: em có nghiện game không?, vì sao và nếu có em sẽ làm những gì để khắc phục tình trạng nghiện game của bản thân?. 

+ Gợi ý giải pháp:

_ Tự kiềm chế bản thân bằng cách tự giác lấy vở học hành.

_ Lập thời gian chơi, học một cách đúng đắn.

_ Em có thể viết một bài báo tường để tuyên truyền việc không nên nghiện game mà nên chăm chỉ học hành. Từ đó, ta có thể sống có ích cho cuộc đời và không hổ thẹn với bản thân, cha mẹ mình.

_ ....

Mẫu kết bài: Sẽ không bao giờ có vấn đề nào mà chúng ta không giải quyết được, bằng những sự nỗ lực kiên trì cố gắng không ngừng nghỉ em tin rằng vấn đề "học sinh ngày nay bỏ ra 3 - 4 giờ để chơi game mỗi ngày còn hơn bỏ ra 1 giờ lo việc học" sẽ được hạn chế và sau cùng là không còn nữa.

Cho đoạn văn sau: "(1)Tuy trống đánh liên thanh,ốc thổi vô hồi,tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi.(2)Ấy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống,dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.(3)Than ôi!(4)Sức người khó lòng địch nổi với sức người!(5)Thế đê không sao cự nổi với thế nước!(6)Lo thay!(7)Nguy thay!(8)Khúc đê này hỏng...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

 "(1)Tuy trống đánh liên thanh,ốc thổi vô hồi,tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi.(2)Ấy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống,dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.(3)Than ôi!(4)Sức người khó lòng địch nổi với sức người!(5)Thế đê không sao cự nổi với thế nước!(6)Lo thay!(7)Nguy thay!(8)Khúc đê này hỏng mất!"

a/Đoạn trích trên nói về việc gì?Trong tác phẩm nào?Nêu xuất xứ?Tác giả?

b/Em hãy tìm những hình ảnh và sự việc trong bài tương phản với những hình ảnh trên.Hãy nêu dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

c/Xét về cấu tạo ngữ pháp,cho biết câu (3),(6),(7) thuộc kiểu câu nào đã học?Qua đó em thấy được gì về thái độ của tác giả trước tình cảnh của người dân hộ đê?

d/Hãy kể tên một văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em đã được học trong trương trình ngữ văn lớp 7.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 7 2018

a. Đoạn trích nói về cảnh hộ đê của nhân dân để chống trọi lại cảnh đê vỡ.

Xuất xứ: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn.

b. Những hình ảnh tương phản:

Ốc thổi vô hồi, người xao xác gọi nhau >< ai nấy đều mệt lử cả rồi

Thế đê >< thế nước

=> Tác dụng: Nói về tình thế ngàn cân treo sợi tóc, và sự tuyệt vọng của dân đen con đỏ trước nguy cơ đê vỡ.

c. Câu (3), (5), (7) là câu cảm. Thái độ của tác giả trước tình cảnh của người dân hộ đê: rất lo lắng và đồng cảm với tình cảnh của người dân.

d. Tác phẩm Sống chết mặc bay được viết bằng thể loại truyện ngắn.

Tác phẩm cũng được viết bằng thể loại này là: Cuộc chia tay của những con búp bê.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

a) 

- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.

- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:

+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ Biểu cảm:

-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.

- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng

b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.