K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

   Khi đi dạo phố về thì cũng đã rất muộn, tôi leo ngay lên chiếc giường mềm mại và ngủ. Lúc ngủ, không ngờ tôi đã mơ được một giấc mơ thật kì lạ.Tôi mơ thấy ông lão mù thổi kèn Tây mà vừa nãy tôi đã gặp.

    Tôi thấy cụ vẫn ngồi thổi kèn, quần áo của cụ rách nát, thân hình gầy gò,..nhìn qua cụ lại khiến tôi đau lòng. Tôi tiến tới gần cụ, gần như cụ nghe thấy tiếng bước chân nên đã dừng thổi kèn lại, từ từ để chiếc kèn xuống mặt đất.Tôi ngồi xuống trước cụ, tôi lễ phép chào:

-Cháu chào cụ ạ !

-Ta chào cháu_cụ trả lời.

Cụ hỏi tôi:

-Cháu lại tới đây làm gì thế, cậu bé tốt bụng ?

Tôi khá bất ngờ vì cụ biết tôi đã gặp cụ. Dường như hiểu ý tôi, cụ chỉ mỉm cười.Tôi tò mò hỏi cụ:

-Cụ ơi, sao cụ lại phải đi ăn xin thế ạ ?

Cụ buồn bã nói:

- Cha ta là một chiến sĩ, còn mẹ ta là một cô gái ở vùng thôn quê. Họ lấy nhau và đẻ ra ta. Cuộc sống của ta rất hạnh phúc, ta có được tình yêu thương của cha ta và mẹ ta.-Tới đây cụ ngừng nói

Tôi hỏi:

-Rồi sao ạ?

Cụ nói tiếp:

- Năm ta vừa được tròn bốn tuổi, cha ta phải ra chiến trường để bảo vệ Tổ quốc. Khi đó mẹ ta và cả ta đã khóc rất nhiều nhưng ta đã nói với mẹ rằng "không sao đâu mẹ ơi, rồi cha sẽ quay về mà !", cả mẹ ta và ta đều hi vọng như vậy. Nhưng, hi vọng của ta đã bị dập tắt hoàn toàn, khi ta gần 6 tuổi, mẹ con ta nhận được tin cha ta đã hi sinh ở trên chiến trường. Mẹ con ta đi nhận tro cốt.

Tôi hỏi:

- Chắc cụ đau lòng lắm cụ nhỉ?

Cụ nghẹn ngào nói:

- Chắc chắn rồi, làm sao mà không đau cho được cơ chứ. Những ngày tháng khổ cực cứ thế mà đến với ta, mẹ ta phải làm đủ việc để có gạo cho ta ăn. Lớn hơn một chút, ta đã có thể đi làm để có thể đỡ đi phần nào gánh nặng cho mẹ ta, mọi chuyện tưởng chừng rất yên ổn nhưng không ngờ năm ta tròn 20 tuổi, mẹ ta đã qua đời do bị bệnh. Lúc đó, ta tưởng chừng thế giới này đã sụp đổ và khi đó, ta được một ông lão rất tốt bụng dạy ta nhiều thứ, ông ấy đã cho ta cảm nhận lại được tình cảm cua người cha mà ta đã thiếu hụt biết bao nhiêu năm qua. Ta nhận được tin ta phải ra chiến trường để chiến đấu, nhiều năm trôi qua, ta trở về ngôi nhà xưa cũ thì mới hay tin ông lão ấy đã khuất núi.Khi ta đã có tuổi, những cuộc chiến tranh bùng nổ, những người dân trong làng ta phải di rời đến nơi khác để ẩn náu.Không ngờ, trong lúc đang di chuyển tới nơi khác, bọn địch đã thả bom xuống, chúng xả súng làm biết bao nhiêu người thiệt mạng, vài mảnh vỡ nhỏ của đạn đã bắn vào mắt của ta mà ta không hề hay biết. Chiến tranh qua, ta không có nơi để đi, để về đành phải lang thang ngòai đường.Chiếc kèn này là do một người bí ẩn tặng ta, người ấy cũng dạy ta cách thổi kèn, ta coi thứ này là cả gia tài của ta. Đôi mắt ta vì mảnh vỡ của đạn mà bị mù. 

Nghe xong câu chuyện của ông lão mà tôi cứ rưng rưng nước mắt....(mún viết kb sao tự viết)

(mình viết văn không dc hay lắm nhưng mà nếu có ném đá thì ném nhẹ nhẹ thui nha)

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi...
Đọc tiếp

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.

Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi chiếc bình xuống sàn nhà, chiếc bình mà ông rất quý. Nó đã vỡ, khi ông nghe thấy tiếng động lạ, bèn chạy đến ngay. Tôi sợ ông la, liền đổ tội cho chú chó :”Thưa ông, cháu không có làm vỡ chiếc bình của ông đấy”. Ông đã cười thầm và đi chỗ khác. Tôi đã dọn dẹp chúng và chạy thật nhanh đến mẹ, kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ bảo :”Con hãy nhận lỗi và xin lỗi với ông ngay đi, mẹ nghĩ ông sẽ tha thứ cho con bởi vì con không cố ý mà”. Thế nhưng mà tôi vẫn còn lo sợ. Sáng hôm sau, khi ra về, tôi cảm thấy rất có lỗi với ông, tôi liền chạy vào và nói hết sự thật, cứ tưởng ông sẽ la tôi, thế mà ông lại cười và nói :”Thực ra, ông đã biết hết mọi chuyện nhưng ông chỉ muốn để cháu nhận lỗi thôi”.Và cuối cùng, tôi đã lên đường sau lời tạm biệt ông.

Từ đó trở đi, tôi rất cảm ơn ông vì đã cho tôi bài học đáng nhớ trong cuộc đời :”Đừng bao giờ nói dối”.

Các bạn hãy đánh giá bài viết của mình và xem nó có những lỗi sai chỗ nào nha.Cảm ơn các bạn

7
28 tháng 12 2017

nếu đây là thi học kì thì tạm được nhưng trong các bài tập làm văn thì nó quá ngắn. Tuy đây là văn tự sự nhưng bạn nên miêu tả nhiều hơn, lược bớt phần biểu cảm lại. Còn nữa, câu " thưa ông, cháu không làm vỡ chiếc bình của ông đấy" đọc nó cứ lũng cũng, bạn nên đổi câu khác. Phần lúc bạn đi xin lỗi ông, bạn nên thêm một lời căn dặn của ông hoặc hứa hẹn của bạn đối với ông. Vậy thì bài văn của bạn sẽ hay hơn. 

28 tháng 12 2017

bn làm hay mà

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 4 Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài....
Đọc tiếp

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 4

 

Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…

 

5
22 tháng 7 2018

hay wa,ra nhanh nha

22 tháng 7 2018

woa, hay thế

6 tháng 6 2018

Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó, cô bé mới hối hận và khóc lóc.

5 tháng 6 2018

Vì họ đã đi ra ngoài

Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm...
Đọc tiếp

Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm để ý đến người khách mới vào. Bà ta vẫn cứ nhìn chằm chằm vào cô. Hai người đàn ông ngồi bên cạnh bà không hề nhìn về hướng cô. Khi tàu dừng lại ở ga tiếp theo, người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái đứng dậy. Bỗng nhiên, ông ta cầm lấy tay cô gái, kéo cô ra khỏi tàu dù đây không phải là bến đỗ của cô bé và cô cũng không hề muốn xuống tàu. Khi chỉ còn 2 người trên sân ga, cô gái hoảng hốt la hét nhưng người đàn ông chỉ nói:
“Bình tĩnh đi. Tôi vừa mới cứu mạng cô xong đấy. Tôi không muốn làm cô sợ nhưng tôi phải đưa cô ra khỏi con tàu”.
Tại sao ông ta lại làm như vậy?

câu này no khó

1
5 tháng 6 2018

Người đàn bà kia thực chất chỉ là 1 cái xác. Chính hai tên đàn ông ngồi bên cạnh cái xác là kẻ đã giết bà ta rồi mang bà ta lên tàu để đến địa điểm phi tang. Để che mắt hành khách trên tàu, chúng làm giả như bà ta còn sống, cố làm mắt bà ta mở nên bà ta chỉ ngồi bất động 1 chỗ và nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện. Cô gái thì không biết điều này, nhưng người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái thì đã đoán ra được chân tướng sự việc. Đó là lý do vì sao ông ta lại nhất quyết lôi cô gái ra khỏi con tàu vì sợ rằng cô sẽ gặp nguy hiểm nếu còn tiếp tục ở lại trên tàu.

Đề 2 : Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn...
Đọc tiếp
Đề 2 : Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : – Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó . Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm từ láy trong câu sau và phân tích tác dụng : “ Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã” Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm): kể lại truyện ông lão đánh cá và con cá vàng bằng lời của ông lão
0
11 tháng 11 2019

Tình huống ngàn năm có 1 :3

Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?

(Nhanh nha)

0
BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có...
Đọc tiếp

BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?

(Nhanh lên , chiều mk nộp rùi )

0