K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2016

Bài này ở đâu ra vậy bạn?lolang

17 tháng 1 2017

thơ hả bạn???

9 tháng 11 2016

ai jup e vs

 

14 tháng 11 2016

cậu đã làm bài này chưa

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

25 tháng 1 2022

giúp mình với ạ

 

25 tháng 1 2022

Có vì nó chỉ là một câu nói mang tính chất… khích lệ dành cho những ai trượt đại học. Trong thực tế, con đường đến thành công của những người học đại học sẽ chắc chắn và an toàn hơn. Và thực tế là hiện nay các công việc đều yêu cầu chúng ta cần có những kiến thức chuyên ngành được đào tạo trong các trường đại học, muốn thăng chức cần có tấm bằng đại học.

29 tháng 11 2019
1. Nét chung
- Cả hai nhà thơ đều có lòng vì nước, vì dân.
- Cả hai đều rũ bỏ danh lợi, về ở ẩn, hoà đồng với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.
2. Vẻ đẹp riêng
- Giới thuyết hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ.
- Trong bài thơ Cảnh ngày hè, trong cái nhìn của Nguyễn Trãi, cảnh sắc thiên nhiên rạo rực, căng tràn, ngồn ngộn sức sống, thể hiện tình cảm mãnh liệt của nhà thơ với đời, với người. Đặc biệt, câu mở đầu bài thơ cho thấy, ở Nguyễn Trãi, cảnh nhàn nhưng tâm không nhàn. Cái nhàn của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè là cái nhàn bất dắc dĩ. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu quốc, ái dân sâu sắc, thường trực, cuồn cuộn. Làm sao để dân giàu, nước mạnh là ước mơ, là nỗi trăn trở suốt đời của Nguyễn Trãi.
- Trong bài Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui trọn với thiên nhiên. Cảnh vật trong thơ ông hiện lên yên bình, thanh thản. Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã. Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái nhàn của người đã thoát vòng tục luỵ, đã giác ngộ được quy luật thời thế “công thành thân thoái”.
3. Lí giải sự khác nhau
- Không phải Nguyễn Trãi không thấu hiểu quy luật “công thành thân thoái”, nhưng thời Nguyễn Trãi là thời khởi đầu nhà Lê, đất nước ta vừa độc lập sau hơn hai mươi năm đô hộ của giặc Minh, tình hình còn nhiều khó khăn nhưng mang tiềm lực phát triển, rất cần có bàn tay hiền tài kiến thiết. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng nhân nghĩa dạt dào, ưu quốc ái dân nhưng không được tin dùng nên ông phải trở về. Dù sống giữa quê hương trong cảnh nhàn rỗi, vui với cảnh đẹp và cuộc sống thôn quê nhưng tấm lòng ông vẫn luôn hướng về đất nước, nhân dân. Ông không cam tâm nhàn tản để an hưởng riêng mình mà chấp nhận xả thân cống hiến cho đất nước.
- Không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm không quan tâm đến thế sự so với Nguyễn Trãi, mà thời đại của ông là thời trước Lê Trung Hưng, là giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều thối nát, rối ren. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Lời thơ “ta dại – người khôn” thể hiện thái độ mỉa mai của Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho xã hội. Tuy về ở ẩn, không làm quan những ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho các thế lực phong kiến đương thời.
30 tháng 11 2019

- Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.
- Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:
+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.
+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”.
- Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho

14 tháng 4 2019

1. Giải thích

– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.

– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.

2. Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.

– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.

3. Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc

* Cảm thương những con người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong tình cảnh khốn cùng và trân trọng nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.

+ Tác phẩm phản ánh chân thực, cảm động số phận đau khổ của lão Hạc.

+ Khẳng định phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc: một người nông dân mộc mạc, giàu tình yêu thương, sống tự trọng; một người cha hết lòng yêu thương con, lấy chính sự sống của mình để chắt chiu cho tương lai của con.

* Nhìn nhận và đánh giá về những người xung quanh chúng ta, về người nông dân bằng đôi mắt của tình thương và niềm tin mới thấy hết được bản chất tốt đẹp của họ. (Qua suy nghĩ của nhân vật ông giáo). Đây là một quan điểm tiến bộ đúng đắn, xuất phát từ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.

* Lời đề nghị về lẽ sống Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Lão Hạc đã gợi sự đồng cảm sâu xa của người đọc, thức tỉnh lối sống nhân hậu, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh.

* Lẽ sống ấy được thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng chi tiết đặc sắc…

4. Đánh giá

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, người cầm bút cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.

– Người đọc cần phát huy vai trò chủ động của mình trong tiếp nhận tác phẩm văn chương từ đó trau dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc sống.

15 tháng 4 2019

MB:

- Dẫn dắt vào vất đề....

- Trích ý kiến

TB:

1.GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH

– Văn học chân chính:là những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người.
– lời đề nghị: đưa ra ý kiến, yêu cầu với mong muốn mọi người làm theo.
– lẽ sống: giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời mà mỗi người hướng tới.
Bằng cách nói khẳng định, ý kiến đã nêu lên chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng lí tưởng sống, giá trị sống cho con người.

2. BÀN LUẬN

– Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác đều thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người …
– Bởi vậy, một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa, không xứng đáng với con người…
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…
– Vì vậy, lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ…

3.PHÂN TÍCH TÁC PHẨM"LÃO HẠC"-NAM CAO ĐỂ LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH

*GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. . Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Là một trong những tác phẩm được đánh giá cao trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn Lão Hạc lột tả hết sức chân thật về hoàn cảnh, sự bất công, nỗi thống khổ của lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung khi phải chịu cả hai sự áp bức của cả thời phong kiến và của thực dân Pháp. Lão Hạc là tác phẩm của lòng nhân ái và sự hi sinh cao cả, bên cạnh đó tác phẩm còn thể hiện được sự yêu thương trân trọng của nhà văn Nam cao đối với người nông dân và người lao động.

* TÁC PHẨM "LÃO HẠC" LÀ MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ VỀ LẼ SỐNG:

Truyện ngắn Lão Hạc kể về một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu và chất phác. Lão Hạc là một người quá vợ, sống cùng với con trai, và tài sản duy nhất của họ là mảnh vườn vỏn vẹn ba sào đất. Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai lão giục lão bán đi mảnh vườn nhưng lão nhất quyết không chịu vì “bán ruộng đi cưới vợ về thì ở đâu?” vả lại “bán cũng không đủ tiền để lấy vợ”, không chịu nổi hoàn cảnh nghèo khó nên anh con trai lão Hạc đã quyết định đi làm cao su, đi biền biệt ba, bốn năm không về.

Hằng ngày lão lủi thủi đi làm công, chắt chiu từng đồng, mặc dù sống nghèo đói thế nhưng lão Hạc vẫn nhất quyết không chịu bán đi mảnh vườn ấy, vì đó là tài sản duy nhất mà lão muốn để lại cho con trai lão. Làm bạn với lão duy nhất bây giờ chỉ có mỗi ông Giáo và chú chó nhỏ mà con trai lão mua trước khi đi, cậu Vàng. Lão Hạc xem cậu Vàng như con trai mình, mỗi khi lão uống rượu thì nó nằm cạnh bên, lão ăn gì nó ăn nấy, thỉnh thoảng lão ôm nó bắt ve, có nó thì đời sống của lão hạc cũng bớt buồn tẻ.

Rồi lão ốm, ốm một trận đến tận hai tháng, mười tám ngày, tiền bạc lão Hạc dành dụm để lo cưới cho cậu con trai đều sạch nhẵn, lão yếu đi việc nặng không làm nổi, việc nhẹ thì đã có phụ nữ làm, không còn ai thuê lão hạc nữa, cuộc sống đã khổ nay còn túng thiếu hơn. Lão hạc đã đưa ra một quyết định đau lòng đó là bán đi cậu Vàng, người thân duy nhất ở bên cạnh lão. Giờ thì người bạn duy nhất của lão hạc chỉ còn lại ông Giáo, lão mang tất cả tài sản của mình là ba sào ruộng, và hai mươi nhăm đồng lão chắt chiêu được và cả năm đồng bán cậu Vàng gửi cả cho ông Giáo, mảnh vườn lão để lại cho con, còn tiền thì lão để làm ma chay cho mình vì “lão già yếu lắm rồi, con thì không ở nhà, lỡ chết mà không ai đứng ra lo thì lại làm phiền làng xóm, lão chết không nhắm mắt được”. Đấy lão hạc lo xa thế đấy, đến cả lúc nhắm mắt xuôi tai thì vẫn sợ làm phiền hàng xóm, một đức tính thật cao đẹp.

Bao nhiêu tiền lão hạc đều đưa hết cho ông giáo, không còn tiền để ăn lão suốt ngày chỉ ăn khoai, khoai hết lão chế được món gì thì ăn món nấy, hôm thì ăn rau má và cả sung luộc. Mỗi khi ông Giáo ngỏ ý muốn giúp thì lão lại gạt phăng đi, từ chối. Đến khi không còn gì để ăn lão hạc tìm đến binh Tư, một người chuyên nghề ăn trộm, để xin ít bả chó. Binh tư thậm chí đến cả ông Giáo đều coi thường lão, nghĩ lão đã túng quẫn đến mức phải theo gót Binh Tư để có cái ăn. Nhưng đến khi ông Giáo sang nhà lão Hạc thì mọi chuyện mới vỡ lẽ, lão Hạc tóc tai bù xù, vật vã, bọt mép sùi ra, khắp người co giật, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết, ngoài binh Tư và ông Giáo thì không còn ai biết lão hạc đã chết như thế nào.Vậy nên trong cuộc sống này ta thấy còn rất nhiều điều cần đáng được trân trọng, Lão Hạc mặc dù thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội cũ nhưng tấm lòng của lão lại cao đẹp biết bao, lão sợ làm phiền ông giáo, làm phiền bà con xung quanh, và sợ sẽ bòn tiền mà lão dành dụm lại cho con trai mình nên mới chọn cách ra đi như vậy. Truyện ngắn “ Lão hạc”của Nam Cao là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, và hết lòng ca ngợi những phẩm chất cao quý của người lao động.

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

4. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

KB:

-khẳng định lại vấn đề

- rút ra bài học nhận thức cho bản thân