K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2022

refer

Vị trí và giới hạn lãnh thổ

- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta. - Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải  không gian của các đảo. - Vị trí nội chí tuyến. - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

31 tháng 3 2022
TK:Vị trí và giới hạn lãnh thổ

- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải không gian của các đảo. - Vị trí nội chí tuyến. - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

2 tháng 3 2017

Ý nghĩa

-Về mặt tự nhiên:Nuoc ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa,thiên nhiên đa dạng ,phong phú nhưng cũng không ít thiên tai(bão,lụt,hán hán)

-Về mật xã hội :Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á nên thuận lợi cho việc giao lưu ,phát triển kinh tế.

2 tháng 3 2017

Ý nghĩa :

- Vị trí, hình dạng, lãnh thổ nước ta có ý nghĩa lớn trong việc hình thành các đặc điểm tự nhiên độc đáo.

19 tháng 3 2019

Câu 1:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :

-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.

-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).

-Đắp đê ngăn lũ.

-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..

Câu 2:

Đặc điểm chung của biển Đông:

-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.

-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.

-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.

-Độ muối của biển Đông là 30-33%.

Câu 3: Ý nghĩa vị trí:

-Tự nhiên:

+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.

+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.

+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.

+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)

-Kinh tế:

+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.

+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.

-Văn hóa-xã hội:

+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Đều có các khối núi trên 2000m.

-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.

-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)

*Khác nhau:

Tây Bắc Đông Bắc
Độ cao

-Cao hơn Đông Bắc.

-Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế.

-Cao trung bình >1000m.

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m.

-Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

Hướng núi-Hướng sông

-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung.

-Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung.

Hình thái -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải

12 tháng 12 2018

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.

+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.

- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.

- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.



13 tháng 7 2020

Câu 2 :

Ý 1 tự làm

Ý 2:

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ kéo dài,nhiều vĩ độ

- Địa hình đa dạng

-> Tranh chấp về hoàn lưu khí quyển.

13 tháng 7 2020

Câu 1:

Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam có thể chia là ba giai đoạn lớn:

- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

+ Cách ngày này ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.

+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kun Tom, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu-Hoạt.

+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít oxi.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, ổn định, mở rộng lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.

+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki-mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.

+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

+ Xuất hiện các khối núi đá vô và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.

+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện đại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.

+ Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại.

+ Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bề mặt dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.

+ Sinh vật biển phát triển phong phú và hoàn thiên, xuất hiện loài người trên Trái Đất

6 tháng 5 2019

- Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt nam là :

+ Vị trí nội chí tuyến : vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển , giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông nam Á hải đảo

+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

22 tháng 2 2018

Nguyên nhân:

– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Thực trạng:

– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

22 tháng 2 2018

C4.

Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:

+ Tài nguyên sinh vât

+Tài nguyên phi sinh vật

+ Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên giao thông vận tải

12 tháng 10 2017

1, Đặc điểm khí hậu châu Á:

- Khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng: có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu.

- Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á

+ Kiểu khí hậu gió mùa : -Mùa đông lạnh, khô, ít mưa

-Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều

+Kiểu khí hậu lục địa:- Mùa đông khô- rất lạnh

- Mùa hè khô- rất nóng

12 tháng 10 2017

2 Vì:
-Là nơi tập trung cư trú, phát triển văn hóa lâu đời ven các con sông ( văn minh Lưỡng Hà ở Tây Nam Á ven sông Tigris và Euphrates, văn minh sông Ấn sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh Trung Quốc sông Trường Giang, Hoàng Hà)
-Khí hậu dễ chịu, có mưa, có sông để phát triển nông nghiệp,
-Địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi trên đất liền, dễ xây dựng đô thị
-Ven biển, xây dựng cảng biển trao đổi thương mại, hàng hóa, truyền bá văn hóa
Thành ra cho dù ven biển hay gặp bão và thiên tai nhưng người dân vẫn cứ đua nhau ra ở gần biển cho sướng. Tổng kết chung lại thì thành phố tập trung thành cụm ở Đông Á ( nhật, Trung quốc, Hàn quốc), Đông Nam Á ( Philippin, Malay, Indo, Thái Lan, Việt Nam), Nam Á ( Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh)., Tây Nam Á.

15 tháng 1 2018

Câu 1

Hỏi đáp Địa lý

15 tháng 1 2018

* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

30 tháng 10 2018

Địa hình

- Châu Á có nhiều hệ thống núi (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (Tây Tạng,
I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...).
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam →Làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao
phủ quanh năm.
Khoáng sản
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như
đồng, thiếc,...