K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có các vùng như vùng đồi núi,vùng đồng bằng và vùng ven biển:

Giải thích:

-Vùng đồi núi phát triển khá ít,dân cư khá thưa thớt không thuận lợi nhiều để phát triển kinh tế,đất đai chủ yếu là đồi núi,đất khô cằn.

 

-Vùng đồng bằng thuận lợi về phát triển nông nghiệp như trồng lúa,nuôi các loại gia súc gia cầm,thuận lợi trong lĩnh vực công nghiệp vì dân cư ở đây khá nhiều nên các xí nghiệp cũng được lập ra khá phổ biến.

 

-Vùng ven biển dân cư đông đúc,chủ yều phát triển bằng nghề nuôi thủy hải sản,nuôi các loại có nước nặm cho ra năng suất cao.

 

⇒Từ đây ta có thể thấy vùng đồng bằng và ven biển phát triển rất nhiều so với các vùng đồi núi.

28 tháng 2 2016

So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây:

a) Về vị trí địa lí

  • Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.
  • Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

• Đất:

  • Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).
  • Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

• Khí hậu, nguồn nước:

  • Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.
  • Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

• Khoáng sản

  • Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
  • Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

• Sinh vật:

  • Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.
  • Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

• Nguồn lao động:

  • Nguồn lao động dồi dào;
  • Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

  • Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.
  • Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).banhqua

21 tháng 10 2018

Đáp án: B

Giải thích: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là: Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.

16 tháng 12 2019

Giải thích: Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B

2 tháng 1 2019

Đáp án C

12 tháng 2 2019

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:

- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.

- Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc

28 tháng 5 2017

a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành ph Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

-Thế mạnh

+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có cht lượng

+Cơ sở hạ tầng, cơ s vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so vi các vùng khác trong cả nước

-Thực trạng phát triển (năm 2007):

+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người

+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ

Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%

Dịch vụ: 41,4%

Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %

c) Phương hướng phát triển

-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng vi các ngành công nghiệp cơ bn, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...

9 tháng 2 2019

Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế trọng điểm khác ở nước ta là tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển cao nhất so với các vùng trong cả nước

=> Chọn đáp án A

23 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận  

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .

           # Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng

           # Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)

           # Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)

           # Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)

           # Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)

          # Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)

b) Đồng bằng sông Hồ và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì :

- Vị trí địa lí thuận lợi : Giáp với trung du và miền núi phía Bắc Bộ, Trung Bộ, biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Có nguồn nguyên liệu có công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thủy sản

- Tài nguyên khoáng sản phong phú (nhất là than), tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận.

- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời