K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và giai đoạn tư bản độc quyền.

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.

Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới. V.I.Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời V.ILênin xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền qua năm đặc điểm kinh tế cơ bản của nó.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

Thứ hai, vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Bétsơme, Máctanh, Tômát, v.v. đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như axít sunphuaric (H2SO4), thuốc nhuộm, V.V.; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay, V.V.; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay. v.v. và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học - kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.

Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.

Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ ntghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đấy tập trung sản xuất, nhất lả việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

Từ những nguyên nhân trên, V.I.Lênin khẳng định: "... cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.

- Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cácten, xanhđica ở Đức và Pháp, tơrớt ở Mỹ.

- Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

2 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.

+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.

♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:

+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.

+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

28 tháng 12 2019

Đáp án: C

Giải thích: Mục…2 bài 34….Trang…172…..SGK Lịch sử 10 cơ bản

 

14 tháng 11 2017

Trong những năm 1918-1939 chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1918 - 1923 :

* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921.

* Cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.

* Nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền không ổn định.

- Giai đoạn 1924 - 1929 :

* Cách mạng bước vào thời kì thoái trào.

* Nền công nghiệp của các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nhất là Mĩ.

- Giai đoạn 1929 - 1939 :

* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước.

* Các nước đế quốc phân chia thành hai khối độc lập ( khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản và khối Anh - Pháp - Mĩ ) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.

+ Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

11 tháng 4 2017

Trong phong trào cách mạng (1918-1923), các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước, như ở Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na…

Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo theo một đường lối đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.

Với những nỗ lực của Lê-nin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế, Đại hội thành lập Quốc tế CỘng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được tiến hành tại Mát-x cơ-va tháng 3-1919. Trong thời gian tồn tại, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

Đại hội II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do Lê-nin khởi thảo.

Tại Đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

Năm 1943, trước những thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán. Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng thế giới.

Thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong những năm 1936-1939 là sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936. Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi và thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu. Phong trào Mặt trận Nhân dân đã được bảo vệ nền dân chủ, đưa Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

Ở Tây Ban Nha, Mặt trận Nhân dân cũng giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2-1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân được thành lập. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng ngày càng lớn của những người cộng sản trong Chính phủ và các biện pháp cải cách tiến bộ, các nước đế quốc đã tăng cường giúp đỡ thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu gây nội chiến nhằm thủ tiêu nền cộng hòa.

Cuốc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936-1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 35 000 chiến sĩ từ 53 quốc gia trên thế giới đã tình nguyện chiến đấu bảo vệ nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng quá chênh lệch, do sự can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.

28 tháng 4 2017

Đây là câu hỏi mang tính khái quát, nếu các em trình bày theo từng nước một thì nó sẽ dời dạc và người đọc không nhìn thấy được mỗi giai đoạn phát triển và đặc trưng của từng giai đoạn ấy là gì.

Từ những nội dung nhỏ lẻ đó, các em hãy khái quát lại thành từng giai đoạn nhé.

Chúc các em học tốt!

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong thế kỉ XIX, sau các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, chủ nghĩa tư bản tiếp tục quá trình phát triển và mở rộng ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nửa đầu thế kỉ XIX, tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ Latinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản mới.

+ Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á.

- Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

22 tháng 2 2016

B. sự hình thành các công ti độc quyền ở trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.

 

5 tháng 8 2023

Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao.