K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.

Lúa gạo là cây lương thực chính. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004. In-đô-nê-xi-a có sản lượng cao nhất khu vực, Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.Khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới. Cao sư được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các san phảm từ nhiều lợi cây lấy dầu, cây lấy sợi.Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.Ngành chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong ngành nông nghiệp. Các nước trong khu vực phát triển mạn
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Ngành công nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế; nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú; nguồn lao động dồi dào,...

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

 

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Cuala Lămpơ (Malaixia), Giacácta (Inđônêxia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)….

- Xu hướng phát triển:

+ Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu là:

+ Công nghiệp khai thác rất phát triển, một số khoáng sản có sản lượng khai thác lớn là: than, thiếc, dầu mỏ và khí tự nhiên,…

+ Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển nhanh nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,... Một số sản phẩm điện tử - tin học phổ biến là: máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,... Công nghiệp điện tử - tin học thường phân bố ở các thành phố lớn.

 

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có cơ cấu đa dạng, như dệt - may, da giày, văn phòng phẩm,... trong đó, ngành dệt - may giữ vai trò chủ đạo.

+ Công nghiệp thực phẩm:là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á; hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Ngành này phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần các vùng nguyên liệu.

♦ Ngành nông nghiệp

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như: sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu; đất đai màu mỡ; diện tích mặt nước lớn; nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

- Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.

- Xu hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Một số ngành tiêu biểu

+ Ngành trồng trọt có cơ cấu cây trồng trong khu vực đa dạng, như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,...Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào trồng trọt.

+ Ngành chăn nuôiđang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). Hiện nay, ngành này đang phát triển theo xu hướng: ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

 

+ Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: ở Đông Nam Á, hoạt động đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác; ngành nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Malaixia,...

♦ Ngành dịch vụ

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ. Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; hội nhập kinh tế thế giới,…

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.

- Một số trung tâm dịch vụ hàng đầu, là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc,...

- Xu hướng phát triển: tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Ngành giao thông vận tải: do đặc điểm địa hình đa dạng nên khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... Trong đó, giao thông vận tải đường biển và đường hàng không đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới. Một số đầu mối giao thông quan trọng là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc… Hiện nay, các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải.

+ Ngành thương mại: nội thương ở khu vực có xu hướng phát triển do quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Ngoại thương rất phát triển, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

 

+ Ngành du lịch: khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Xingapo,... Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,…

25 tháng 12 2023

Về vị trí địa lý:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:

+ Hệ sinh vật biển phong phú

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng=> Thuận lợi đánh bắt và du lịch




 

 


 

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á:
quốc gia có nhiều dân tộc Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á:
Thuận lợi:
Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều nước lớn trên thế giới (Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ,..), ngoài ra các nước Đông Nam Á còn tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Khó khăn:
Các quốc gia Đông Nam Á  là các quốc gia có nhiều dân tộc. Tuy nhiên có một số các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
Khu vực Đông Nam Á có đến 11 quốc gia, hầu như mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo,…

20 tháng 7 2023

Tham Khảo 

`-` Tình hình phát triển của các khu vực Đông Nam Á:

`+` Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

`+`Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

`+` Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

`-` Điểm nỏi bật của các ngành kinh tế:

`+` Nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Một số quốc gia đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

`+` Các ngành công nghiệp quan trọng của khu vực Đông Nam Á là: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản….

`+` Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng, được các quốc gia trong khu vực chú ý phát triển.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tình hình phát triển

+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

 

+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

+ Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.

- Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Dịch vụ:

Ngày càng có vai trò quan trọng, được quốc gia khu vực chú ý phát triển:

+ Thương mại: Nội thương phát triển nhanh, thể hiện ở giá trị và khối lượng hàng hóa, hình thành các siêu thị, trung tâm thương mại,... Ngoại thương đóng vai trò then chốt với tất cả quốc gia trong khu vực.

+ Giao thông: Đường bộ được đầu tự, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuấ tăng nhanh. Đường sát, biển hàng không đang chú trọng phát triển.

+ Du lịch: Số lượng khách ngày càng tăng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế thu hut 393 tỉ USD vào GDP khu vực.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Phân tích ảnh hưởng

- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.

- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.

- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.

- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Từ cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành đổi mới kinh tế, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế châu Á và thế giới.
- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khá nhanh.
Năm 2015, GDP của khu vực là 2 527 tỉ USD, đến năm 2020 đạt 3 083,3 tỉ USD.In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực đạt khoảng 5,5%; giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 4 - 5%.
- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

7 tháng 11 2023

a) Nông nghiệp

- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính ở Đông Nam Á là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.

+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.

+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.

- Ngành chăn nuôi hiện đang được các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á là: trâu, bò; lợn, gia cầm. Trong đó:

+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam.

+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philíppin, Thái Lan, Inđônêxia.

+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.

- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

 

b) Lâm nghiệp

- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, đạt 302 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).

- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang hướng tới việc phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua các biện pháp, như:

+ Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;

+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển.

 

c) Thuỷ sản

- Thuỷ sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh. Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.

- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực là Inđônêxia, Việt Nam và Philíppin.

- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực là: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...

- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. Suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.

- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Philíppin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.