K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2018

1.Trận Tốt Động – Chúc Động cuối 1426 .

+ Tháng 10- 1426 Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan và mở cuộc phản công , đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ để giành thế chủ động .

+ Quân ta phục binh sẵn ở Tốt Động và Chúc Động , quân địch lọt vào trận địa bị dồn xuống cánh đồng lầy lội , ta tiêu diệt 5 vạn quân giặc , bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông chạy về Đông Quan .Ta giành thế chủ động vây Đông Quan , và giải phóng nhiều châu huyện ; quân Minh bị động , một mặt xin giả hòa , một mặt xin thêm viện binh .

2. Trận Chi Lăng – Xương Giang 10- 1427 :

+ Tháng 10-1427 , 15 vạn viện binh gồm đạo chủ lực do Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn , đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa .

+ Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định “vây thành diệt viện” , tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước . Ngày 8-10-1427 ta phục kích ở Chi Lăng – Liễu thăng bị chém .

+ Vương Thông nghe tin bại trận ,vô cùng khiếp đảm xin hòa và nhận mở hội thề ở Đông Quan 10-12-1427, sau đó rút quân về nước .(Nối tiếp truyền thống của dân tộc , bảo đảm hòa hiếu ,quân Minh không xâm lược nước ta nữa.)

+ Chiến tranh kết thúc , khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

1 tháng 3 2017

I. Thời kỳ ở miền Tây Thanh Hóa 1418 –1423 .

1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa :

-Đầu năm 1416 bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa được thành lập gồm 19 người do Lê Lợi đứng đầu làm lễ thề ở Lũng Nhai nguyện cùng sống chết có nhau, quyết đánh giặc cứu nước .

-Ngày 7-2-1418 Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn .Lam Sơn nằm tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng và miền núi ,có địa thế hiểm trở .

2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân ở miền Tây Thanh Hóa :

-Năm 1418 ngày đầu lực lượng nghĩa quân còn yếu,gặp nhiều khó khăn nguy nan , ba lần phải rút lên núi Chí Linh .

-Giữa 1418 quân Minh vây quét Chí Linh , Lê Lai cải trang là lê Lợi và bị giết chết .”Lê Lai liều mình cứu chúa” “- 21 Lê Lai; 22 Lê Lợi”

-Cuối 1421 quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét Lam Sơn , Lê Lợi rút lên núi Chí Linh, thiếu lương thực trầm trọng .

-Mùa hè năm 1423, , Lê Lợi tạm hõan , quân Minh chấp thuận để dụ hòa Lê Lợi và làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân . Còn nghĩa quân có thời gian củng cố lực lượng và tránh cuộc bao vây của địch sau đó lại trở về Lam Sơn .

-Cuối 1424 giặc mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công Lam Sơn , cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới .

* Nhận xét : tinh thần chiến đấu dũng cảm , bất khuất, hy sinh, vượt gian khổ của nghĩa quân và đường lối đúng đắn của bộ tham mưu , đứng đầu là Lê Lợi .

II .Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc ( 1424- 1426).

1.Giải phóng Nghệ An ( 1424)

-Theo kế hoạch của Nguyễn Chích :”chuyển quân vào Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng , người đông , rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô”

-Nghĩa quân thắng trận Đa căng, Trà Lân , Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa

-Rút vào Nghệ An để thoát thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn là Nghệ An, Tân Bình ,Thuận Hóa .

Ý nghĩa : giải phóng Nghệ An, Tân Bình , Thuận Hóa , lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành , khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân , làm đà tiến công ra Bắc .

2.Giải phóng Tân Bình ,Thuận Hóa cuối năm 1425.

- Tháng 8-1425 Trần Nguyên Hãn ,Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình),Thuận Hóa ; giặc tan rã .

- Từ 10-1424- 8- 1425 một vùng rộng lớn được giải phóng . từ Thanh Hóa đến Hải Vân , với khí thế áp đảo , chuẩn bị tiến ra Bắc .

- Địch phải rút vào các thành lũy để cố thủ .

Ý nghĩa : giải phóng Nghệ An, Tân Bình , Thuận Hóa , lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành , khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân , làm đà tiến công ra Bắc

3.

.Tiến quân ra Bắc , mở rộng phạm vi hoạt động cuối năm 1426 .

Tháng 9-1426 nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân:

* Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang .

* Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng , và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan , và chặn viện binh từ Quảng Tây sang .

* Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan .

-Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới ,chặn viện binh địch ; đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ .

-Cuối 1426 tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi :nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công ;quân Minh phải phòng ngự , cố thủ ở Đông Quan , xin viện binh .

III. Khởi nghĩa Lam Sơn tòan thắng cuối năm 1426-cuối 1427 .

1.Trận Tốt Động – Chúc Động cuối 1426 .

-Tháng 10- 1426 Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan và mở cuộc phản công , đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ để giành thế chủ động .

- Quân ta phục binh sẵn ở Tốt Động và Chúc Động , quân địch lọt vào trận địa bị dồn xuống cánh đồng lầy lội , ta tiêu diệt 5 vạn quân giặc , bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông chạy về Đông Quan .Ta giành thế chủ động vây Đông Quan , và giải phóng nhiều châu huyện ; quân Minh bị động , một mặt xin giả hòa , một mặt xin thêm viện binh .

Ý nghĩa:

Ninh Kiều máu chảy thành sông , tanh hôi vạn dặm .

Tốt Động thây chất đầy nội , nhơ để ngàn năm

2. Trận Chi Lăng – Xương Giang 10- 1427 :

-Tháng 10-1427 , 15 vạn viện binh gồm đạo chủ lực do Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn , đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa .

-Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định “vây thành diệt viện” , tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước . Ngày 8-10-1427 ta phục kích ở Chi Lăng – Liễu thăng bị chém .

-Vương Thông nghe tin bại trận ,vô cùng khiếp đảm xin hòa và nhận mở hội thề ở Đông Quan 10-12-1427, sau đó rút quân về nước .(Nối tiếp truyền thống của dân tộc , bảo đảm hòa hiếu ,quân Minh không xâm lược nước ta nữa.)

-Chiến tranh kết thúc , khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

1 tháng 3 2017

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

20 tháng 1 2018

* Nguyên nhân thắng lợi :

+ Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân .

+ Khối đòan kết nhất trí của quân dân .

+ Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn

20 tháng 1 2018

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn

+ Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi,...đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thằng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù. Những người lãnh đạo đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Chúc bạn học tốt

22 tháng 3 2022

refer

câu1

* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Phân bố: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

* Nhận xét:

- Quân đội mạnh thì mới bảo vện được đất nước, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

câu 2

* Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.





X

22 tháng 3 2022

Tham khảo:

1)

* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Phân bố: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

* Nhận xét:

- Quân đội mạnh thì mới bảo vện được đất nước, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

2) 

* Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

- Hậu quả Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".

NG
31 tháng 10 2023

Tham khảo
Tích cực

- Các cuộc đại phát kiến địa lí đã góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp => Tầng lớp thương nhân và chủ xưởng sản xuất,... ở Tây Âu trở nên giàu có.

- Các cuộc phát kiến địa lí đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,... => Sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng.
Tiêu cực

- Trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người lao động, nhất là nông dân, ngày càng bị bần cùng hoá.

- Các cuộc phát kiến địa lí cũng đã dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa. 

Ví dụ cụ thể về hệ quả tích cực ở Việt Nam có thể là việc tăng cường hiểu biết về biển Đông và các hòn đảo, đóng góp vào tình thần yêu nước và khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Một ví dụ tiêu cực có thể là việc không kiểm soát được quá trình khai thác đất đai và rừng, gây thiệt hại cho môi trường và tài nguyên tự nhiên.

5.         Dựa vào đoạn thông tin sau, xác định những sự kiện lịch sử về Công hòa Nam phi được đề cập đến. Trình bày lại sự kiện đó theo các ý: Thời gian, nội dung, kết quả của sự kiện, ý nghĩa sự kiện.Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt...
Đọc tiếp

5.         Dựa vào đoạn thông tin sau, xác định những sự kiện lịch sử về Công hòa Nam phi được đề cập đến. Trình bày lại sự kiện đó theo các ý: Thời gian, nội dung, kết quả của sự kiện, ý nghĩa sự kiện.

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt.  aQuyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.

Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.Tháng 12-1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp. Tháng 4-1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nelson Mandela đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên và chế độ A – pác – thai chính thức chấm dứt. Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen.

0
12 tháng 11 2016

hậu quả:nước nhấn chìm các thành phố ven biển,mực nước biển dâng lên

nguyên nhân :trái đất nóng lên làm băng tan do hiệu ứng nhà kính,thủng tầng ôzôn

12 tháng 11 2016

nguyên nhân: do con người khai thác và thải ra các khí độc, làm ô nhiễm môi trường nước, không khí. sử dụng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra

(kết quả) hậu quả của việc hiện tượng băng tan ở hai cực:

+) mực nước biển tăng lên làm giảm diện tích đất liền

+) nhiệt độ trái đất nóng dần lên, không khí bị ô nhiễm (hiệu ứng nhà kính)

+) gây ra các đợt sóng thần dữ dội

+) băng tan trôi ở biển đi lại khó khăn đối với giao thông đường thủy

+) gây ra các khí độc làm thủng tần Ôzôn

- bên cạnh đó còn gây những hậu quả về mặt sức khỏe của con người, bệnh dịch, mùa màng thất bát,......

 

4 tháng 4 2021

Cái này ko có trong chương trình lớp 7 nha vui