K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2016

-Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

-Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.

+Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.

+Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.

-Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.

-Sông ngòi: 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.

-Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.

-Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.

*Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế.

*Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng Nam bộ, thiếu nước vào mùa khô.

22 tháng 5 2016

-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.

+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.

-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.

-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện

-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….

*Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.

*Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…

22 tháng 5 2016

-Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.

-Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.

+Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).

+Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).

+Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

-Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.

-Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.

-Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.

-Khoáng sản: giàu k.sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…

*Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…

*Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.

13 tháng 11 2019

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

21 tháng 12 2019

-Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên

-Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, dầu khí ở thềm lục địa,...

-Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng

3 tháng 5 2018

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

   - Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

   - Đặc điểm cơ bản: đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, hệ thống sông lớn với đồng bằng mở rộng, hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.

   - Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, lặng gió, có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

   - Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng. Vùng thềm lục địa có bể khí sông Hồng.

   - Những trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên:

  • Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường.
  • Thời tiết có tính bất ổn định cao.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

   - Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB).

   - Đặc điểm cơ bản: địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các dòng sông chạy song song theo hướng tây bắc - đông nam với các dải đồng bằng thu hẹp, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và giảm sút. Tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

   -Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở nước ta với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng mở rộng.

   - Rừng còn tương đồi nhiều ỏ vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh.

   - Khoáng sản: thiếc, sắt, crôm, ti tan, apatit.

   - Vùng ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp.

   - Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

   - Nằm từ dãy núi Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở vào Nam.

   - Cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều hải cảngđuợc che chắn bởi các dao ven bờ.

   - Đặc điểm chung cơ bản cửa miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa (nền nhiệt cao, đai rừng nhiệt đới chân núi với ưu thế thành phần động, thực vật nhiệt đới lên tới độ cao 1.00m, có hai mùa mưa và khô rõ rệt).

   - Rừng cây họ Dầu phát triển. Có các loài thú lớn: voi, hổ, bò rừng, trâu rừng. Ven biển phát triển rừng ngập mặn, các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim. Dưới nước giàu tôm, cá.

   - Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxit (Tây Nguyên).

   - Khó khăn trong sử dụng đất đai của miền:

  • Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi.
  • Lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.
  • Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
3 tháng 4 2018

- Thuận lợi:

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đới, đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp.

+ Đất đai: chủ yếu là đất feralit thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

- Khó khăn:

+ Khí hậu: khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông,...

31 tháng 3 2017

a)Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

-Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

-Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:

+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.

+ Tính không ổn định của thời tiết.

b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.

+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.

- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).

- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

-Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c)Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.

- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.

-Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).

- Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền:

+ Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.

+Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.

+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.




31 tháng 3 2017

a)Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

-Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

-Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:

+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.

+ Tính không ổn định của thời tiết.

b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.

+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.

- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).

- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

-Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c)Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.

- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.

-Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).

- Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền:

+ Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.

+Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.

+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

28 tháng 1 2016

Trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực tự nhiên kinh tế- xã hội mà Trung du miền núi phía Bắc đã có những thế mạnh
chính trong phát triển kinh tế- xã hội sau đây:

*Thế mạnh phát triển CN khai khoáng và chế biến khoáng sản
-Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển CN khai khoáng và chế biến khoáng sản vì vùng này rất giàu về tài
nguyên thiên nhiên khoáng sản mà biểu hiện như sau:
          +Trong vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản nhiên liệu, năng lượng trữ lượng lớn phong phú nhất cả nước, đó là:
                .Có bể than Đông Bắc với nhiều mỏ than lớn như Hòn Gai, Cẩm phả, đèo Nai, Cọc Sáu, Hà Tu, Hà Lầm trữ lượng thăm dò
trên 3 tỷ tấn.
                .Có mỏ than nâu Na Dương lớn thứ nhì cả nước sau ĐBSH là nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển công nghiệp nhiệt điện.
Trong vùng còn có mỏ than mỡ làng Cẩm , Phấn mễ duy nhất cả nước là nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển công nghiệp
luyện kim đen.

          +Trong vùng có khoáng sản kim loại vào loại nhất cả nước, điển hình là mỏ chính sau:
                . Có 4 mỏ Fe trong tổng số 5 mỏ sắt của cả nước đó là mỏ sắt Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên) đã khai thác từ lâu, mỏ
sắt Yên bái đang khai thác qui mô lớn (mỏ Qui Sa) mot fe Bảo Hà (Lao Cai) Tòng Bá (Hà Giang) là nguồn dự trữ cho tương lai)
                . Trong vùng có trữ lượng Măng Gan lớn nhất cả nước điển hình là mỏ Trùng Khánh (Cao Bằng)
                . Trong vùng có nhiều mỏ KL màu trữ lượng nhất nhì cả nước. Có 2 mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) Sơn Dương (Tuyên
Quang) trong tổng số 3 mỏ của cả nước, có trữ lượng Bôxit lớn thứ nhì cả nước đó là Bô xít (lạng Sơn, Cao Bằng) Sau Lâm đồng;
có mỏ Chì , Kẽm ở Chợ Điền - Bắc Cạn duy nhất cả nước; có 2 mỏ đồng đó là đồng vàng Lao Cai , đồng chì Sơn La lớn nhất cả
nước.
                . Các khoáng sản KL đen , KL màu nêu trên là cơ sở cho vùng này hình thành nhiều nhà máy luyện kim đen, luyện kim màu
lớn nhất cả nước, điển hình như khu gang thép Thái Ngyên, luyện Thiếc Cao Bằng.

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất giàu về khoáng sản phi KL điển hình là:
               .Có mỏ Apatít lào Cai duy nhất cả nước là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất phân bón.
               .ở vùng Tây Bắc rất giàu về đất hiếm, nổi tiếng đất hiếm Lai Châu là nguyên liệu rất quan trọng trong công nghiệp hoá chất,
sản xuất axêtilen.
              .TDMNPB cũng là vùng rất phong phú về đá vôi nổi tiếng có đá vôi Đông Bắc, Tây Bắc là nguyên liệu rất tốt làm xi măng
mà chưa được khai thác.
              .Trung du miền núi phía Bắc cũng rất giàu về đá quý nổi tiếng là đá quý Yên bái.
              .Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất giàu về các nguồn nguyên liệu khác như cát đen, cát vàng, sỏi đá là nguyên
liệu làm VLXD rất quan trọng.
Như vậy có thể khẳng định rằng, Trung du miền núi phía Bắc rất giàu về nguyên liệu khoáng sản để phát triển công nghiệp .

- Để phát triển côngnghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc cần theo những hướng sau:
+ Đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác than, nâng dần sản lượng khai thác than lên 10 tr tấn và hơn 10 tr tấn/ năm
phục vụ cho phát triển công nghiệp nhiệt điện, luyện kim xuất khẩu mà đến năm 1999 ta đã xuất khẩu được trung bình 3 tr tấn
than/năm+
Vì có nguồn nguyên liệu than đá phong phú nên đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhiệt điện . Ngoài các nhà máy nhiệt
điện đã có như Uông Bí 150000 KW, Phả lại 400000 KW dự kiến xây thêm 1 nhà máy nhiệt điện mới tại Quảng Ninh 600000KW.

+ Đẩy mạnh phát triển công nghiệp luyện kim màu, luyện kim đen vì tiềm năng KL màu còn rất lớn mà chưa khai thác được
cụ thể là đẩy mạnh phát triển công nghiệp luyện thiếc đưa công suất luyện Thiếc lên hơn 1000 tấn/năm. đồng thời từng bước đầu tư
phát triển công nghiệp luỵện chì, Kẽm, khai thác Đồng, Au.

+Đầu tư phát triển mạnh CN sản xuất phân bón từ nguồn nguyên liệu Apatít- Lào cai đưa công suất nhà máy Supe Phốt phát
Lâm Thao lên 600000 tấn/năm.

+ Việc phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc không những phải được hoàn thiện về mặt phân bố hợp lý mà
phải gắn chặt với các phương án bảo vệ sự trong sạch của môi trường cùng với hạn chế tối đa sự suy thoái của môi trường.

*Thế mạnh phát triển công nghiệp thuỷ điện:
-Do Trung du miền núi phía Bắc có mật độ sông ngòi dày đặ với nhiều sông lớn, với 2 hệ thống sông lớn vào loại nhất cả
nước, đó là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trong đó riêng hệ thống sông Hồng có trữ năng thuỷ điện 11 tr KW
chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện trong đó riêng sông Đà 6 tr kw; Hệ thống sông thái Bình tuy trữ năng thuỷ điện nhỏ hơn nhưng vẫn có
khả năng khai thác xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ . Vì thế Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng có thế mạnh nhát
cả nước trongphát triển CN thuỷ điện.

+Đã xd 2 nhà máy thuỷ điện lớn vào loại lớn nhất cả nước đó là thuỷ diẹn Hoà Bình 1,9 tr kw trên sông Đà, thuỷ điện Thác
bà 110000 kw trên sông chảy

+Đầu tư xd trên sông đà thuỷ điện Tạ Bú- Sơn La 3,6 tr KW .

+ ở vùng ĐB đầu tư xây dựng thuỷ điện Đại Thi trên S Gâm công suất 250000 kw và xây nhiều thuỷ điẹn nhỏ khác như Tà
Sa, Nà Ngần (CaoBằng) và đẩy mạnh phát triển thuỷ điện nhỏ. (mini)

-để phát triển công nghiệp thuỷ điện có hiệu quả thì cần phải quan tâm tơí nhiều vấn đề kinhtế- xh có liên quan đó là di dân
để giải phóng lòng hồ nhà máy thuỷ điện, vấn đề định canh, định cư cho những vùng mới khai hoang và vấn đề bảo vệ môi trường ở
vùng lòng hồ, vấn đề khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng hồ như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản thuỷ lợi tưới tiêu...

*Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu
Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về kt- xh với phát triển các cây công nghiệp .

-Về đk tự nhiên:
+đất đai ở Trung du miền núi phía Bắc rộnglớn mà chủ yếu là đất Feralit điển hình là đất feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi rất tốt
vói trồng các cây công nghiệp dàI ngày và ngắn ngày.

+ Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cao nguyên, đồngbằng giữa núi như cao nguyên Mộc Châu, cánh đồng Than
Nguyên, Nghĩa lộ, nhiều đồngbằng như đồng bằng Quang Huy, Lộc Bình, Thất Khê là những địa bàn rất thuận lợi để hình thành
những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày như Chè Búp thuốc lá...

- Khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có mùa Đông kéo dài từ tháng 11- tháng
5. đây là vùng có khí hậu mùa Đông lạnh nhất cả nước, đồng thời lại phân hoá theo độ cao. Vì vậy, khí hậu vùng này rất phù hợp
với trồng cây công nghiệp chịu lạnh như chè búp , sơn, hồi và các loại dược liệu quí...

Khí hậu không những phân hoá theo độ cao dẫn đến khí hậu ở các vùng cao như Sapa rất thích hợp trồng các loại rau quả ôn
đới, những giống rau như Su hào, cải bắp . Đồng thời khí hậu phana hoá rất rõ từ Đông sang Tây (vì có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn
cách giữa Đông Bắc và TâyBắc) cho nên vùng Đông Bắc rất rét, phù hợp trồng các cây ưa lạnh nhưng Tây Bắc có khí hậu nóng hơn
Đông Bắc do ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu thể hiện rõ tính chất lục địa. Vì thế lạiphù hợp với một số cây ưa nóng
như Bông, cà phê và cả Xoài (nổi tiếng Xoài Mộc Châu)

- Nguồn nước tưới ở Trung du miền núi phía Bắc khá dồi dào vì cólượng mưa trung bình từ 1400- 1600 mm nhưng lại phân
hoá khá rõ theo 2 mùa khô và mưa. Trong đó mùa khô vẫn thiếu nước để tưới cho cây công nghiệp đặc biệt ở các tỉnh vùng cao
biên giới.

khả năng khai thác xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ . Vì thế Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng có thế mạnh nhát
cả nước trongphát triển CN thuỷ điện.

+Đã xd 2 nhà máy thuỷ điện lớn vào loại lớn nhất cả nước đó là thuỷ diẹn Hoà Bình 1,9 tr kw trên sông Đà, thuỷ điện Thác
bà 110000 kw trên sông chảy

+Đầu tư xd trên sông đà thuỷ điện Tạ Bú- Sơn La 3,6 tr KW .

+ ở vùng ĐB đầu tư xây dựng thuỷ điện Đại Thi trên S Gâm công suất 250000 kw và xây nhiều thuỷ điẹn nhỏ khác như Tà
Sa, Nà Ngần (CaoBằng) và đẩy mạnh phát triển thuỷ điện nhỏ. (mini)

-để phát triển công nghiệp thuỷ điện có hiệu quả thì cần phải quan tâm tơí nhiều vấn đề kinhtế- xh có liên quan đó là di dân
để giải phóng lòng hồ nhà máy thuỷ điện, vấn đề định canh, định cư cho những vùng mới khai hoang và vấn đề bảo vệ môi trường ở
vùng lòng hồ, vấn đề khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng hồ như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản thuỷ lợi tưới tiêu...

*Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu
Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về kt- xh với phát triển các cây công nghiệp .

-Về đk tự nhiên:
+đất đai ở Trung du miền núi phía Bắc rộnglớn mà chủ yếu là đất Feralit điển hình là đất feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi rất tốt
vói trồng các cây công nghiệp dàI ngày và ngắn ngày.

+ Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cao nguyên, đồngbằng giữa núi như cao nguyên Mộc Châu, cánh đồng Than
Nguyên, Nghĩa lộ, nhiều đồngbằng như đồng bằng Quang Huy, Lộc Bình, Thất Khê là những địa bàn rất thuận lợi để hình thành
những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày như Chè Búp thuốc lá...

- Khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có mùa Đông kéo dài từ tháng 11- tháng5. Đây là vùng có khí hậu mùa Đông lạnh nhất cả nước, đồng thời lại phân hoá theo độ cao. Vì vậy, khí hậu vùng này rất phù hợp với trồng cây công nghiệp chịu lạnh như chè búp , sơn, hồi và các loại dược liệu quí...

Khí hậu không những phân hoá theo độ cao dẫn đến khí hậu ở các vùng cao như Sapa rất thích hợp trồng các loại rau quả ôn
đới, những giống rau như Su hào, cải bắp . Đồng thời khí hậu phana hoá rất rõ từ Đông sang Tây (vì có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn
cách giữa Đông Bắc và TâyBắc) cho nên vùng Đông Bắc rất rét, phù hợp trồng các cây ưa lạnh nhưng Tây Bắc có khí hậu nóng hơn
Đông Bắc do ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu thể hiện rõ tính chất lục địa. Vì thế lạiphù hợp với một số cây ưa nóng
như Bông, cà phê và cả Xoài (nổi tiếng Xoài Mộc Châu)

- Nguồn nước tưới ở Trung du miền núi phía Bắc khá dồi dào vì cólượng mưa trung bình từ 1400- 1600 mm nhưng lại phân
hoá khá rõ theo 2 mùa khô và mưa. Trong đó mùa khô vẫn thiếu nước để tưới cho cây công nghiệp đặc biệt ở các tỉnh vùng cao
biên giới. Ở vùng Tây Bắc nhờ có KH nóng khô nên đã hình thành vùng chuyên canh trồngbông như Nà Sản, Sơn la, chuyên canh Cà
phê trong các hộ kinh tế vườn rừng.

+Nhờ có khí hậu phân hoá theo chiều cao nên ở những vùng núi cao dọc biên giới rất thuận lợi lợi trồng các loại hoa quả
cận nhiệt đới, ôn đới như đào, mận Lê nổi tiếng là mận hậu ở Bắc Hà, đào Sa Pa, quýt bắc Sơn, Bưởi Đoan Hùng, Xoài Mộc
Châu....

+Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều lợi thế trồng các loại dược liệu quí trên các vùng núi cao như Tam Thất, Sầm Quy,
Đỗ Trọng, Hà thủ ô...

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có nhiều thuận lợi với trồngvà gieo giống , nhiều loại giống rau ôn đới như Su
hào, cải Bắp, Súp Lơ...

*Thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm
-Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về kinh tế như về kinhtế với phát triển CN:
-về tự nhiên:

+ Trước hết trung du miền núi phía Bắc có S tự nhiên rộng và tren đó có nhiều dồng cỏ tự nhiên lớn cùng với nhiều thung
lũng sườn đồi... là địa bàn rất tốt để chăn thả trâu bò.

+về khí hậu: do khí hậu phân hoá rõ từ Đông sang Tây trong đó vùng Đông Bắc khí hậu lạnh vào mùa Đông lại kéo dài,ẩm
ướt, nên thích hợp với chăn nuôi Trâu (vì Trâu chịu rét giỏi) còn Tây Bắc không những có nhiều Cao Nguyên, nhiều đồng cỏ lại có
khí hậu khô hơn,nóng hơn nên thích hợp với nuoi bò.

+Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là đông Bắc có nhiều vùng trũng ngập nước lại có lượng mưa lớn có nhiều trung tâm
mưa lớn ở khu vực phía Bắc nổi tiếng như khu vực Bắc Giang, Hà Giang chân núi Tây Côn Lĩnh càng phù hợp với sinh thái nuôi
trâu

+Trung du miền núi phía Bắc với địa hình đá vôi là phổ nên rất phù hợp phát triển dàn Dê quy mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có diện tích rừng lớn với nhiều loại thực vật phong phú, nhiều loài hoa quả đa
dạng, nhiều loại dược liệu quí (điển hình như Vải, Nhãn, đào...) chính là cơ sở để đẩy mạnh ngành chăn nuôi ong mật quy mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh trồng nhiều loại hoa màu, lương thực như Ngô, khoai, sắn, đặc biệt nhiều năm
gần đây do ổn định được vấn đề lượng thực cho con người, nhờ chính sách đối lưu nông sản giữa miền núi và đồng bằng nên có sản
lượng hoa màu, lương thực dồi dào (ngô, khoai sắn chính là nguồn thức ăn phát triển dàn lợn qui mô lớn)

+Nguồn năng lượng để phát triển chăn nuôi ở Trung du miền núi phía Bắc rất dồi dào, đặc biệt có truyền thống nuôi trâu,bò,
lợn thả rông vừa chi phí ít về nhân lực, vừa có khả năng mở rộng quy mô đàn gia súc.

+Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng với nhiều giống gia súc địa phương với chất lượng tốt như lợn Mường Khương, lợn
Móng Cái, Trâu Tuyên Quang, Yên bái...

+Trung du miền núi phía Bắc lại có thị trường tiêu thụ nguồn thực phẩm gia súc rất lớn là ĐBSH.

Trên cơ sở các thế mạnh trên mà Trung du miền núi phía Bắc đã phát triển ngành chăn nuôI gia súc, gia cầm quy mô lớn
biểu hiện là các chỉ tiêu sau:

.đàn trâu có quy mô lớn nhất cả nước khoảng 1,7 triệu con chiếm 3/5 đàn trâu cả nước. Mà vùng nuôi nhiều là cá tỉnh Yên
Bái, Cao bằng, Lạng Sơn.
Đàn bò đứng thứ 2 cả nước với quy mô khoảng 800 ngàn conchiếm khoảng 20% đàn bò cả nước. Vùng nuôi Bò nhiều nhất
ở Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh Sơn la, lai Châu. tại đây có đàn bò sữa Mộc Châu có quy mô lớn nhất cả nước.

- Trung du miền núi phía Bắc có qui mô đàn Dê lớn nhất cả nước chiếm trên 50% dàn Dê cả nước và ngành chăn nuôi Dê
được phát triển rộng khắp ở các tỉnh trong vùng nhưng nuôI nhiều Dê nhất là các tỉnh Hoà Bình, Sơn la vì vùng này ngoài có địa
hình núi đá vôi còn có khí hậu khô thích hơp với nuôi Dê.

.Nhờ có sản lượng hoa màu, lương thực Ngô, KHoai, Sắn lớn nên có quy mô đàn Lợn lớn, năm 1999 đạt 5 tr con lợn chiếm
26% đàn lợn cả nước.
Ngoài đàn gia súc, gia cầm lớn nêu trên Trung du miền núi phía Bắc còn mạnh thứ 2 cả nước về nuôi ong mật trong các hộ
kinh tế gia đình (sau ĐBSCL).

Để tiếp tục thực hiện phát triển ngành chăn nuôi và phát huy hết tiềm năng tụ nhiên kinhtế của vùng thì Trung du miền núi
phía Bắc cần phải đầu tư nghiên cứu phát triển mạng lưới giao thông thuận lợi để vận chuyển nhanh chóng sản phẩm thịt, sữa về
tiêu thụ ở Hà Nội và ĐBSh (tạo ra thị trường kích thích CN phát triển)

Để phát triển mạnh ngành CN gia súc lớn Trâu Bò cần phải dầu tư nghiencứu cải tạo đồng cỏ bằng cách quy hoạch phát
triển đồng cỏ tự nhiên, nhập các giống cỏ từ nước ngoài có chất lượng cao để nuôi bò sữa như cỏ Goatêmala.

Cần phải nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại chỗ để tạo ra thị trường tiêu thụ và đào tạo một đội ngũ
cán bộ thú y có tay nghề cao.

*Thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch
- Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch là do những cơ sở sau:

+Trung du miền núi phía Bắc có bờ biển tỉnh Quảng Ninh dài trên 200 km, chính đó là cửa thông ra biển rất quan trọng của
vùng. CHo nên Trung du miền núi phía Bắc không những thuận lợi với mở rộng giao thông bằng đường biển với cac vùng trong cả
nước mà cả với các nước trong khu vực và châu á.

+Nhờ có bờ biển dài, vùng biển rộng nên Trung du miền núi phía Bắc có nguồn tài nguyên hải sản rất phong phú điển hình
là ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh lớn nhất khu vưc phía Bắc với trữ lượng hải sản chiếm khoảng 20% cả nước. Chính đó là
cơ sở để phát triển chăn nuôi đánh bắt, chế biến hải sản qui mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cửa sông thông ra biển lớn như cửa sông Bạch đằng, nhiều vũng vịnh kín gió như
vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long là cơ sở xây dựng nhiều cảng biển cảng sông biển quy mô lớn như cảng sài gòn, Cẩm Phả, Cái lân
trong đó cảng Cái lân là cảng lớn và là cảng nước sâu nhất cả nước.

+Vùng biển Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với nhiều hang động, nhiều
bãi tắm đẹp nổi tiếng như Bãi Cháy, Trà Cổ, chính là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển ngành du lịch trong nước, quốc tế quy
mô lớn.

+để phát huy được thế mạnh kinh tế biển và du lịch thì cần thiết phải:

.Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá CSVcHT mà điển hình là xây các khách sạn hiẹn đại; phát triển GTVT - TTLL để làm thoả
mãn cho nhu cầu của du khách quốc tế.

.nghiên cứu, quy hoạch lại phát triển kinh tế biển và du lịch trong đó đầu tư nâng cấp hiện đại các cảng biển lớn mũi nhọn là
cảng Cái Lân, xây dựng nhiều khu du lịch mới như khu du lịch Hùng Thắng- Quảng Ninh.

.Trên cơ sở phát triển CN điện, công nghiệp khai thác than, đánh bắt hải sản cần phải được xâydựng thành 1 cụm công
nghiệp tổng hợp lấy cảng Cái Lân lâm tung tâm. để khai thác triệt để các tàI nguyên ở vùng này và cũng tạo cơ sở để thu hút vốn
nước ngoài.

29 tháng 1 2016

234

23 tháng 2 2019

a) Thuận lợi

* Vị trí địa lí: là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa. Các đảo, quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình - đất đai:

+ Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải dồng bằng hẹp phía đông, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh.

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển chủ yếu là đất cát pha thích hợp để trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, bông vải, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (dừa) và trồng lúa ngô, khoai, rau quả.

+ Đất feralit trên đá badan Phú Yên, Quảng Ngãi và rải rác ở một số nơi khác; đất feralit trên các loại đá khác phân bố khắp vùng núi của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm,...

+ Các vùng gò đồi, đất rừng chân núi có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Khí hậu: Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông.

- Nguồn nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh họat. Tiềm năng thủy điện trên các sông không lớn nhưng cũng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng ở Tây Nguyên. Ngoài gỗ, rừng còn có một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm. Độ che phủ rừng của vùng là 39% (năm 2002).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khoáng sản:

+ Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa).

+ Vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

+ Đá axít: Quy Nhơn, Phan Rang.

+ Ngoài ra còn có sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Qung Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên biển:

+ Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi thuỷ sán (nuôi tôm hùm, tôm sú).

+ Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

+ Có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lốt, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

+ Vùng ven biển thuận lợi cho việc sản xuất muối. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh...

+ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân s gần 8,4 triệu người (năm 2002), nguồn lao động tương đối dồi dào. Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, người Chăm).

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

+ Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Qung Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện phát triển du lịch.

b) Khó khăn

- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...; hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

- Đồng bằng hẹp bị chia cắt, đất xấu.

- Độ che phủ rừng còn thấp.

- Nghèo tài nguyên khoáng sản.

- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn.

- Môi trường một số vùng đồi núi, ven biển bị suy thoái do mất rừng và do ô nhiễm môi trường.

- Đời sống của một bộ phận dân còn nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.

- Chịu nhiều tổn thất về người và của trong chiến tranh.