K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Vùng duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng. Ở phía tây là miền đồi núi, phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp và không liên tục do bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển.

NG
2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...
-  Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông,  nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa

NG
2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
Đặc điểm địa hình vùng Duyên hải miền Trung
- Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng:
+ Phần phía tây là dãy Trường Sơn.
+ Phần phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển.
+ Dọc ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá,...
- Trong vùng Duyên hải miền Trung có Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng với nhiều hang động kì vĩ.

NG
2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa và bão tập trung vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 11).
- Khí hậu có sự khác biệt giữa phần phía bắc và phần phía nam dãy Bạch Mã:
+ Phần phía bắc, mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh.
+ Phần phía nam không có mùa đông lạnh.
- Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão và gió Tây khô nóng nhất nước ta.

26 tháng 11 2023

Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...

- Lễ hội Cầu Ngư:

+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.

+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....

- Lễ hội Ka-tê:

+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).

+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...

- Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông,  nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa mưa.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi.

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông, nhưng  phần lớn là sông ngắn và dốc.

NG
26 tháng 11 2023

- Hình bên là cảnh biển ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Một số địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
+ Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).

NG
2 tháng 8 2023

THAM kHẢOloading...

9 tháng 6 2021

THAM KHẢO!

- Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang được xây dựng. Đời sống mọi mặt của người dân đang được nâng cao.

- Địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất chân núi-ven biển. Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng

Tham khảo :

- Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi , kênh rạch , nhà cửa đơn sơ. Nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang được xây dựng, ..... Đời sống mọi mặt của người dân đang được nâng cao .

- Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m, và có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liên tục. Bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đầm phá. Cùng thời gian đó hình thành nên các đảo và bán đảo.

- Ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những cồn cát cao tới 40-50m, và giữa chúng hình thành những mạch nước ngọt ngầm phun lên như ở Bàu Tró (Quảng Bình)

- Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển như: dãy núi Hoành Sơn-đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, dãy núi Nam Bình Định-đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất chân núi-ven biển.

- Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát → đụn cát → đồi núi sót → mõm đá.

- Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác nông nghiệp. Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc.