K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

đây là sinh học lớp 6 mà!

Rễ củ(sắn dây. khoai lang)

rễ móc ( hồ tiêu, trầu không)

rễ thở( cây bần , bụt mọc)

Giác mút( tầm gửi, dây tơ hồng)

k nha !!!! ^_^

7 tháng 11 2018

- Rễ củ

Đặc điểm: Rễ phình to

Chức năng đói với cây: Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa tạo quả

Ví dụ: cây cà rốt

- Rễ móc

Đặc điểm: Rễ phụ mọc từ thân vầ cành trên mặt đất, móc vào trụ bám

Chúc năng đối với cây: giúp cây leo lên

Ví dụ: cây trầu không

- Rễ thở: 

Đặc điểm: Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất

Chức năng đối với cấy: giúp cây hô hấp trong không khí

Ví dụ:Cây bụt mọc, cây bần, cây mắm

-Giác mút

Đặc điểm : Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân cây hoặc cành của cây khác

Chức năng đối với cấy: lấy thức ăn của cây chủ.

học tốt nhé

25 tháng 12 2019

làm được câu 3 thôi

quang hợp là quá trình cây xanh nhờ có chất diệp lục sử dụng nước và khí Cacbonic 

để tạo ra tinh bột đồng thời nhả khí oxi

            nhớ k đúng nha

25 tháng 12 2019

sơ đồ quang hợp

nước + cacbonic  ---------ánh sáng,diệp lục---------->   tinh bột + khí oxi

6 tháng 11 2018

Câu 6 : Cấu tạo trong của thân :

Vỏ: biểu bì, thịt vỏ

+ Trụ giữa: bó mạch và ruột .

So sánh :

-    Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.

-   Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.

-   Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.

Câu 7 : 

Có 3 loại thân chính, đó là:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành(bàng, phượng,...)
+ Thân cột: cứng, cao, không cành(cau, dừa,...)
+ Thân cỏ: thấp, mềm, yếu(đậu, hành,...)

Câu 8 :  Thân dài ra do :

Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.

Câu 9 : 

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

      + Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để cây chuyển sang giai đoạn trưởng thành (ra hoa, tạo quả) nhanh hơn và tạo thêm nhiều chồi nách. Từ đó giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

      Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, cây đậu, cà chua, bông, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Cây hoa khi bấm ngọn sẽ cho nhiều bông hơn.

      + Tỉa cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

      Ví dụ: Cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan ... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn; cây đào, mai, quất, cam, chanh, bưởi,… tỉa cành giúp cây tạo các dáng đẹp, tạo số lượng quả vừa phải, chất lượng quả tốt hơn,...

MẠCH GỖ :CÓ CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG TỪ RỄ LÊN THÂN.

MẠCH RÂY :CÓ CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY.

Câu 10 : 

1.Rễ củ:
- Rễ phình to thành củ
- Dự trữ chất hữu cơ khi cây ra hoa tạo quả.
- VD: Cây củ mì, củ cà rốt, củ cải…
2.Rễ móc:
- Rễ mọc từ thân cành trên mặt đất.
- Móc vào trụ bám giúp cây leo lên.
- VD: Cây trầu không, cây hồ tiêu…
3.Rễ thở:
- Rễ mọc ngược lên mặt đất, lấy không khí cho rễ hô hấp.
- VD: Cây bụt mọc, cây đước…

4.Rễ giác mút:
- Rễ mọc vào thân cây khác, lấy chất hữu cơ cho cây
- VD: Cây tầm gởi, cây tơ hồng…

học tốt nhé

18 tháng 11 2018

Câu 1 :

Đặc điểm chung của thực vật là:

+ Tự tổng hợp chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

Câu 2

29 tháng 10 2018

Giống nhau:

- Đều cấu tạo từ tế bào 

- Đều lớn lên và sinh sản

Khác nhau:

- Động vật không có thành Xenlulozo tế bào

- Động vật không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể

- Động vật có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan.

29 tháng 10 2018
Động vật Thực vật
Không có thành Xenlulozo tế bàoCó thành Xenlulozo tế bào
Không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thểLấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể
Có thẻ di chuyển, có hệ thần kinh và giác quanHầu hết không thể di chuyển, không có hệ thần kinh và giác quan
  


Có 3 loại thân biến dạng 

+Thân củ 

+Thân rễ

+Thân mọng nước

3. Có 4 loại rể biến dạng

+rể củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.VD:cây cà rốt, cây cải củ,củ sắn,...

+Rể móc: bám vào trụ giúp cây leo lên. Vd:cây trầu, cây hồ tiêu,...

+Rể thở: giúp cây hô hấp trong không khí. VD: Cây bụt mọc, cây bần, cây mắm,...

+giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: cây tơ hồng, tơ xanh, cây tầm gửi,...

Thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vẫn chuyển là:

Cắm cành hoa vào bình nước màu để ra chổ thoáng.Sau 1 thời gian quan sát và nhận xét sự thay đổi màu sắc của cành hoa.Cắt vài lát mỏng ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuôm màu

==học tốt==

#Nấm#


 

19 tháng 3 2020

Câu 1: 

  • Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
  • Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
  • Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
  • Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
19 tháng 3 2020

Bạn ❤Hắc Long Vương❤ copy mạng nhớ ghi nguồn vaò nhé

:>>>

#hoc_tot#

1 tháng 1 2020

Câu 1:Các bộ phận sinh sản của hoa: nhị và nhụy

Cấu tạo của chúng:

* Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn chứa các hạt phấn

* Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Trong bầu nhụy có chứa noãn.

- Đài hoa, tràng hoa:

* Làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy*

Thu hút sâu bọ.- Nhị hoa: có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

- Nhụy hoa: có bầu chứa nõn mang tế bào sinh dục cái.Nhị và nhụy là hai bộ phận sinh sản chính của hoa, giúp hoa duy trì và phát triển nòi giống

Câu 2:Cọc:Cây đậu xanh,nhãn,xoài,hồng xiêm,dưa hấu

           Chùm:cau,dừa,lúa,chuối,cỏ dại

Câu 3:Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây.Tuy nhiên, một số loại cây có lá biến dạng để thực hiện những chức năng khác giúp cây thích nghi với điều kiện sống của chúng.Lá một số loại cây như xương rồng lá lại biến thành gai là vì: Chúng thường sống trong những điều kiện khô hạn. khắc nghiệt, nên lá biến thành gai giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.

Câu 4:Cắm 2 cành hoa màu trắng vào 2 cốc nước, một cốc nước có pha màu (cốc A) và một cốc nước thường (cốc B) rồi để ra chỗ sáng.

Kết quả:

-Cốc A: Cánh hoa chuyển sang màu đỏ.
-Cốc B: Cánh hoa không đổi màu.

Nhận xét:-Màu sắc của cánh hoa giống với màu dung dịch trong cốc thí nghiệm.
Cắt ngang cành hoa dùng kính lúp quan sát thấy bó mạch gỗ màu đỏ chứng tỏ bó mạch gỗ làm nhiệm vụ vận chuyển nc màu ở cốc lên cánh hoa

------------>Từ thí nghiệm trên chứng tỏ nc và muối khoáng được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ

16 tháng 2 2021

Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

Bn tham khảo nha

16 tháng 2 2021

Gồm hai loại:

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

2. TỪ GHÉP

Từ ghép là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.VD: ông bà, ăn uống...

Bn tham khảo nha

10 tháng 11 2018

Quá trình phân bào : đầu tiên hình thành 2 nhân , sau đó chất tế bào phân chia , vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển .

Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con . VD:cây bưởi , hồng xiêm ,...........

Rễ chùm có các rễ con mọc từ gốc thân .VD: cây tỏi tây , cây cải ,.............

Các miền của rễ : miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền ; miền hút hấp thụ nước và muối khoáng ; miền sinh trưởng giúp rễ cây dài ra ; miền chóp rễ che chở cho đầu rễ

Mình mới kiểm tra Sinh lúc sáng  được 8,5 nè