K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2019

làm được câu 3 thôi

quang hợp là quá trình cây xanh nhờ có chất diệp lục sử dụng nước và khí Cacbonic 

để tạo ra tinh bột đồng thời nhả khí oxi

            nhớ k đúng nha

25 tháng 12 2019

sơ đồ quang hợp

nước + cacbonic  ---------ánh sáng,diệp lục---------->   tinh bột + khí oxi

1:viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ?những yếu tố nào là điều kiiện cần thiết cho quan hợp?2 cây k có lá hoạc lá sớm rụng thì chức năng bộ phận nào do cây đảm nhận ?vì sao?3 tế bào  thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào ?bao gồm những thành phần nào?mô là j ?kể tên một số mô thực vật.4 trình bày quá trình phân bào?sự lớn lên và phân phia tế bào có ý nghĩa j vs...
Đọc tiếp

1:viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ?những yếu tố nào là điều kiiện cần thiết cho quan hợp?
2 cây k có lá hoạc lá sớm rụng thì chức năng bộ phận nào do cây đảm nhận ?vì sao?
3 tế bào  thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào ?bao gồm những thành phần nào?mô là j ?kể tên một số mô thực vật.

4 trình bày quá trình phân bào?sự lớn lên và phân phia tế bào có ý nghĩa j vs thực vật
5.nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?
6 cây cần nước và các loại muối khoáng như thế nào? ộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụnước và muối khoáng ?

7.cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ?chức năng của một phần là gì ?
8 hô hấp ở cây là gì . viết sơ đồ tóm tắt hiện tượng hô hấp của cây
9. nêu ý ngĩa của sự thoát hơi nước qua lá ?
11 thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ?nêu ví dụ?
12. vì sao hô hấp và quang hợp trâí ngược nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ vs nhau

Giaỉ dùm mình nhé , đây là môn sinh lớp 6 ạ
 

1
28 tháng 11 2018

1: sơ đồ:

Nước (rễ hút từ đất)+ Khí các-bô-nic (môi trường ngoài)------- ánh sáng/chất diệp lục----->Tinh bột+khí ô-xi

Những yếu tố như: ánh sáng, nước, khí các-bô-nic cần thiết cho quang hợp

2,cây ko có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân đảm nhiệm vì trên thân có màu xanh chứng tỏ có chất diệp lục.

3,các loại tế bào khác nhau thì có hinh dạng và kích thước khác nhau, bao gồm: tế bào rễ, tế bào thân,tế bào lá,...

mô là nhóm tế bào có hình dạng,cấu tạo giống nhau,cùng thực hiện một chức năng riêng. Một số loại mô thực vật như: mô phân sinh ngọn,mô mềm,mô nâng đỡ....

4.

Quá trình phân chia tế bào:

      + Nhân phân chia: từ 1 nhân phân chia thành 2 nhân tách biệt nhau.

      + Phân chia tế bào chất, hình thành vách tế bào ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển

5,- Miền hút gồm 2 phần: Phần vỏ và trụ giữa.
(trong sách có ghi chức năng ở cái khung màu xanh đó bạn, bạn xem trong đó chứ chép ra mỏi tay lắm)

6.Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc,chuẩn bị ra hoa, kết quả. Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.

Bộ phận lông hút của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

7.

Biểu bì: có chức năng bảo vệ và thực hiện trao đổi khí

Thịt lá: có chức năng hấp thụ ánh sáng và tổng hợp chất hữu cơ

Gân lá: có chức năng vận chuyển các chất.

8.Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

sơ đồ:

chất hữu cơ+khí ô-xi--------> Năng lượng+khí các-bô-níc+hơi nước.

9.

Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước:
-Tạo lực hút nước của rễ .
- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước: tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
- Tạo điều kiện cho CO2 đi vào để cây quang hợp bình thường. 

10.Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên là hiện tưởng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng

VD:lá cây thuốc bỏng khi rơi xuống đất ẩm có thể mọc thành cây mới. 

11.-Vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại. 
-Cùng chung nhiều sản phẩm trung gian, nhiều hệ enzim. 
-Nguồn năng lượng ở dạng ATP tạo ra trong quá trình này được sử dụng cho quá trình kia. 
Mỗi cơ thể sống thực vật đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và thiếu một trong hai hiện tượng này thì sự sống sẽ dừng lại

cho 3 k nha, mỏi lắm á.

             Đề kiểm tra Sinh học lớp 6 của các năm khác1. Trình bày sự lớn lên và sự phân chia tế bào thực vật ? Tế bào phân chia lớn lên có ý nghĩa gì ? Tế bào bộ phận của cây có khả năng phân chia không ?2. Trình bày cấu tạo miền hút của rễ. Có phải tất cả rễ cây đều có miền hút ?3. Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ .  Nêu chức năng của từng bộ phận 4. Trình bày chức năng...
Đọc tiếp

             Đề kiểm tra Sinh học lớp 6 của các năm khác

1. Trình bày sự lớn lên và sự phân chia tế bào thực vật ? Tế bào phân chia lớn lên có ý 

nghĩa gì ? Tế bào bộ phận của cây có khả năng phân chia không ?

2. Trình bày cấu tạo miền hút của rễ. Có phải tất cả rễ cây đều có miền hút ?

3. Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ .  Nêu chức năng của từng bộ phận 

4. Trình bày chức năng của nông hút và  Đường đi của nước và muối khoáng hòa tan

5. Kể tên 1 số loại thân biến dạng và nêu chức năng của chúng

6. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn 

7. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp ? Nêu ý nghĩa của quang hợp

8. Vì sao cần trồng cây vào đúng thời vụ ?

9. Mỗi em có thể làm gì để tham gia bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương

10. Muốn chứng minh được cây xanh có hô hấp không ta phải làm những thí nghiệm nào ?

11. Hô hấp là gì ? viết sơ đồ quá trình hô hấp . Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây ?

12. Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chắt chẽ với nhau ?

 

1
11 tháng 12 2018

 Cảm ơn bạn đã cho mik biết những câu hỏi Sinh hay để mik ôn học kỳ !

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I ( NĂM HỌC 2018-2019) MÔN SINH HỌC 6  Chương I:   TẾ BÀO THỰC VẬT    -     Kể tên các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật.- Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp.-         Nêu sơ lược quá trình phân bào.-         Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia đối với thực vật. Chương II:        RỄ-         Các loại rễ, chức năng của rễ, các miền...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I ( NĂM HỌC 2018-2019)

 MÔN SINH HỌC 6

 

 Chương I:   TẾ BÀO THỰC VẬT

    -     Kể tên các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật.

- Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp.

-         Nêu sơ lược quá trình phân bào.

-         Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia đối với thực vật.

 

Chương II:        RỄ

-         Các loại rễ, chức năng của rễ, các miền của rễ và chức năng các miền

-         Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.

 

Chương III:        THÂN

-         Trình bày cấu tạo ngoài của thân.

-         Trình bày được thân to ra do đâu

-         Ứng dụng của bấm ngọn, tỉa cành

-         Kể tên các loại thân biến dạng.

-          

Chương IV: LÁ

-         Đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành.

-         Khái niệm và sơ đồ quang hợp

-         Khái niệm và sơ đồ hô hấp

-         Nêu được các loại lá biến dạng và chức năng của chúng

Soạn với ~

0
câu 1 hãy các bộ phận của lá?có mấy loại lá?có mấy loại lá?có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành.cho vd minh họa.câu 2 lá có đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp  trên cây như thế nào để giúp nó nhận dc nhiều ánh sáng nhất .câu 3 cấu tạo trong của phiến lá gồm những thành phần nào?câu 4 lỗ khí có chức năng gi? Đặc điểm cấu tạo nào phù hợp vs chức năng đó?câu 5 lá cây cần sử...
Đọc tiếp

câu 1 hãy các bộ phận của lá?có mấy loại lá?có mấy loại lá?có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành.cho vd minh họa.

câu 2 lá có đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp  trên cây như thế nào để giúp nó nhận dc nhiều ánh sáng nhất .

câu 3 cấu tạo trong của phiến lá gồm những thành phần nào?

câu 4 lỗ khí có chức năng gi? Đặc điểm cấu tạo nào phù hợp vs chức năng đó?
câu 5 lá cây cần sử dụng nhg nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột?Những nguyên liệu đó dc lấy ở đâu?viết sơ đồ hiên tượng quang hợp?

câu 6 hiện tượng quang họp đã cung cấp nhg chất khí nào để duy trì sự sống?cần lmj để môi trg trong lành

câu 7diệp lục của cây xanh cớ tác dụng gì

câu 8 hãy nêu nhg điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự quang hợp và sự thoát hơi nc của cây

câu 9 ko có ánh nắng thì ko có sự sông trên trái đất.điều này đúng hay sai.hãy giải thích.

câu 10 giải thích vì sao trong nhg ngày nắng nóng ta ngồi dưới cây thấy mát mẻ dể chịu

câu 11 hô hấp là gì?vì sao hô hấp có ý nghĩa quân trọng đối vs cây?viết sơ đồ hô hấp.và cho bt cây hô hấp như thế nào.

câu 12 tế bào ở nhg bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?quá trình phân bào diễn ra như tế nào?

câu 13 bộ phận thực hiện sự thoát hơi nc ở cây là gì?vì sao thoát hơi nc có ý nghĩa đối vs cây.

câu 14 có nhg loại lá biến dạng nào?kể tên 1 vài dạng lá biến dạng mà em đã hc.

câu 15 lông hút có cấu tạo như thế nào.có phải tất cả các rễ cây đều có lông hút ko.vì sao.kể tên các loại rễ biến dạng,mỗi loại lấy 2 vd.

câu 16 hãy kể tên các hình thức sinh sản,sinh dưỡng cho người và sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.mỗi hình thức lấy 2 vd cho cây

câu 17 hãy trình bày cấu tạo của thân và chức năng của các thành phần đó.em hãy tìm sự khác nhau giữa giác và dòng.

câu 18 hãy kể 2 cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ.muốn diệt cỏ dại ng ta phải km như thế nào.tại sao phải lm như v

                              Xin lỗi ko phải tv lớp 6 mà là sinh lớp nhé.các bn giúp mk vs.nếu nhanh mk cho 5 like luôn

1
18 tháng 12 2018

thôi bn ơi

cái này cả cái đề cương

dài thế này ai làm dc

cho dù có thì chắc lười

lên GOOGLE mà tìm

6 tháng 11 2018

Câu 6 : Cấu tạo trong của thân :

Vỏ: biểu bì, thịt vỏ

+ Trụ giữa: bó mạch và ruột .

So sánh :

-    Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.

-   Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.

-   Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.

Câu 7 : 

Có 3 loại thân chính, đó là:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành(bàng, phượng,...)
+ Thân cột: cứng, cao, không cành(cau, dừa,...)
+ Thân cỏ: thấp, mềm, yếu(đậu, hành,...)

Câu 8 :  Thân dài ra do :

Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.

Câu 9 : 

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

      + Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để cây chuyển sang giai đoạn trưởng thành (ra hoa, tạo quả) nhanh hơn và tạo thêm nhiều chồi nách. Từ đó giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

      Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, cây đậu, cà chua, bông, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Cây hoa khi bấm ngọn sẽ cho nhiều bông hơn.

      + Tỉa cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

      Ví dụ: Cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan ... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn; cây đào, mai, quất, cam, chanh, bưởi,… tỉa cành giúp cây tạo các dáng đẹp, tạo số lượng quả vừa phải, chất lượng quả tốt hơn,...

MẠCH GỖ :CÓ CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG TỪ RỄ LÊN THÂN.

MẠCH RÂY :CÓ CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY.

Câu 10 : 

1.Rễ củ:
- Rễ phình to thành củ
- Dự trữ chất hữu cơ khi cây ra hoa tạo quả.
- VD: Cây củ mì, củ cà rốt, củ cải…
2.Rễ móc:
- Rễ mọc từ thân cành trên mặt đất.
- Móc vào trụ bám giúp cây leo lên.
- VD: Cây trầu không, cây hồ tiêu…
3.Rễ thở:
- Rễ mọc ngược lên mặt đất, lấy không khí cho rễ hô hấp.
- VD: Cây bụt mọc, cây đước…

4.Rễ giác mút:
- Rễ mọc vào thân cây khác, lấy chất hữu cơ cho cây
- VD: Cây tầm gởi, cây tơ hồng…

học tốt nhé

18 tháng 11 2018

Câu 1 :

Đặc điểm chung của thực vật là:

+ Tự tổng hợp chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

Câu 2

1 tháng 1 2020

Câu 1:Các bộ phận sinh sản của hoa: nhị và nhụy

Cấu tạo của chúng:

* Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn chứa các hạt phấn

* Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Trong bầu nhụy có chứa noãn.

- Đài hoa, tràng hoa:

* Làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy*

Thu hút sâu bọ.- Nhị hoa: có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

- Nhụy hoa: có bầu chứa nõn mang tế bào sinh dục cái.Nhị và nhụy là hai bộ phận sinh sản chính của hoa, giúp hoa duy trì và phát triển nòi giống

Câu 2:Cọc:Cây đậu xanh,nhãn,xoài,hồng xiêm,dưa hấu

           Chùm:cau,dừa,lúa,chuối,cỏ dại

Câu 3:Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây.Tuy nhiên, một số loại cây có lá biến dạng để thực hiện những chức năng khác giúp cây thích nghi với điều kiện sống của chúng.Lá một số loại cây như xương rồng lá lại biến thành gai là vì: Chúng thường sống trong những điều kiện khô hạn. khắc nghiệt, nên lá biến thành gai giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.

Câu 4:Cắm 2 cành hoa màu trắng vào 2 cốc nước, một cốc nước có pha màu (cốc A) và một cốc nước thường (cốc B) rồi để ra chỗ sáng.

Kết quả:

-Cốc A: Cánh hoa chuyển sang màu đỏ.
-Cốc B: Cánh hoa không đổi màu.

Nhận xét:-Màu sắc của cánh hoa giống với màu dung dịch trong cốc thí nghiệm.
Cắt ngang cành hoa dùng kính lúp quan sát thấy bó mạch gỗ màu đỏ chứng tỏ bó mạch gỗ làm nhiệm vụ vận chuyển nc màu ở cốc lên cánh hoa

------------>Từ thí nghiệm trên chứng tỏ nc và muối khoáng được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ

15 tháng 11 2018

4)

Truyền thuyết Cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Con Rồng cháu Tiên Sọ dừa Ếch ngồi đáy giếng Treo biển
Bánh chưng, bánh giầy Thạch Sanh Thầy bói xem voi Lợn cưới, áo mới
Thánh Gióng Em bé thông minh Đeo nhạc cho mèo
Sơn Tinh Thủy Tinh Cây bút thần Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Sự tích Hồ Gươm Ông lão đánh cá và con cá vàng
22 tháng 11 2016

kể tên những văn bàn trong truyện dân gian mà bạn đã học trong chương trình lớp 6 thì ở giữa bạn vẽ một hình tròn và ghi là truyện dân gian rồi bạn kẻ từng ý một ra và ghi những văn bản đó vào là được.Các câu khác cũng thế.Nếu trong sách không có câu trả lời thì bạn tìm trong vở cô giáo đã cho bạn ghi những cái gì.