K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2020

* Tuyển sinh dục gồm:

- Tuyển sinh dục nam: tinh hoàn.

- Tuyển sinh dục nữ: buồng trứng.

* Chức năng:

- Tinh hoàn gồm:

+ Tế bào sinh tinh: sản xuất tinh trùng theo ống dẫn tinh về bọng chứa tinh (túi tinh).

+ Các tế bào kẽ: tiết ra testosteron là một hoocmôn có tác dụng tới sự phát triển những đặc điểm giới tính và khả năng sinh tinh (chúng thuộc tuyến nội tiết).

+ Buồng trứng bên cạnh khả năng sản xuất trứng, các tế bào bao noãn còn tiết ra dstrogen là hoocmôn có tác dụng tới sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ và kích thích trứng phát triển.

* Tác dụng của hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì

- Đối với nam: các tế bào kẽ của tinh hoàn tiết ra hoocmôn testôstêrôn ở độ tuổi 13 – 15 tuổi, hoocmôn này kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nam như: cơ bắp, bộ xương phát triển nhanh, ria mép và lông ở những chỗ kín bắt đầu mọc, bắt đầu vóc dáng của một thanh niên, sụn giáp phát triển, giọng nói thay đổi, bắt đầu có khả năng sinh tinh.

- Đối với nữ: vào khoảng 11 - 13 tuổi, buồng trứng bắt đầu hoạt động, các bao noãn phát triển và sản xuất hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen), kích thích sự Phát triển các đặc điểm giới tính nữ như: tuyến vú, chậu hông phát triển, lông ở chỗ kín bắt đầu mọc (lông mu, lông nách), tích mỡ dưới da, trứng phát triển và rụng, kéo theo hiện tượng kinh nguyệt lần đầu, báo hiệu bắt đầu khả năng sinh con (nếu trứng gặp tinh trùng).

24 tháng 4 2023

- Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết.

- Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testôsterôn); các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen)

24 tháng 4 2023

Đăng lên mỗi đại ka trl ._. đúng là em chỉ có mỗi đại ka =)

13 tháng 4 2022

-tuyến sinh dục là tuyến pha vì tuyến tụy tuyến sinh dục hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hormone insulin, glucagon… trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa).
- vì tuyến sinh dục phát triển , hormone tiết ra nhiều hơn 
- biến đổi quan trọng ở :
+) nữ : bắt đầu có kinh
+) nam : bắt đầu vỡ giọng , thay đổi về vóc dáng và ngoại hình 

9 tháng 9 2017

 - Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện các chức năng của tuyến nội tiết.

   - Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmon sinh dục nam (testôsterôn); các tế bào nang trứng tiết hoocmon sinh dục nữ (ơstrôgen).

23 tháng 6 2020

* Nam:

Những thay đổi về thể chất, thể lực:

- Ngực và vai phát triển, nở rộng hơn rõ rệt

- Tăng chiều cao nhanh chóng, nhiều nhất có thể lên tới 8 – 13cm/năm.

- Bắt đầu có hiện tượng mọc râu, thường là ở góc môi, sau đó ở cằm, má tùy thuộc vào yếu tố di truyền. Xuất hiện lông mu và lông nách, lông sẫm màu và mọc cong lên. Riêng phần lông mu có thể mọc lan lên bụng.

- Xuất hiện mụn trứng cá – dấu hiệu rất đặc trưng và hầu hết đều gặp phải ở tuổi dậy thì.

- Có mùi cơ thể đặc trưng.

- Thay đổi về giọng nói trở nên trầm hơn hoặc giọng ồm ồm.

Những thay đổi về sinh lý:

- Kích thước bộ phận sinh dục phát triển hơn và bắt đầu chức năng hoạt động, sinh sản.

- Nam giới thường xuyên gặp phải “giấc mơ ướt” hay còn được gọi là hiện tượng mộng tinh.

- Bắt đầu có tinh dịch xuất hiện. Trong tinh dịch chứa tinh trùng do tinh hoàn sinh ra và nằm trong túi tinh.

- Có xuất tinh ngoài ý muốn, thường là xuất tinh ban đêm với hiện tượng mộng tinh.

* Nữ:

Những thay đổi về thể chất:

- Dấu hiệu ngực phát triển rõ rệt và rất dễ nhận biết. Ban đầu, ngực sẽ nổi lên từng cục nhỏ ở một hoặc cả 2 bên và có khi không đều nhau, bên to bên nhỏ. Sau đó bầu ngực sẽ phát triển nhanh chóng.

- Xuất hiện lông mu mọc sau đó không lâu và phát triển dần sau đó. Dần dần lông nách cũng xuất hiện, lông cứng và đen nhưng không nhiều như ở nam giới.

- Chiều cao phát triển, tăng trung bình từ 7-8 cm/năm, và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh.

- Giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng, cao hơn.

- Xuất hiện mụn trứng cá.

- Cơ quan sinh dục phát triển, môi lớn, môi bé, âm đạo rộng ra và dày hơn,…

Những thay đổi sinh lí :

- Bắt đầu phóng noãn, rụng trứng và có thể sinh sản.

- Buồng trứng hoạt động dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Khi hành kinh có thể kèm theo các biểu hiện đau bụng,…

11 tháng 4 2022

Chức năng : 

- Tinh hoàn : Nuôi dưỡng và sản xuất tinh trùng

- Buồng trứng : Nuôi dưỡng và sản xuất trứng

21 tháng 2 2018

Đáp án : B.

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhậnCâu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thậnCâu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?

Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận

Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận

Câu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ phận nào?

Câu 5: Phân biệt bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên? Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và thần kinh sinh dưỡng

Câu 6: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị sốc nhiều?

Câu 7: Giải thích vì sao người say rượu lại có biểu hiện chân nam chân đá chiêu?

2

$Câu$ $1$

 Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

a. Lớp biểu bì

- Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

b. Lớp bì

+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.

+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.

+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. 

c. Lớp mỡ dưới da

Chức năng 

- Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC

- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)

- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.

- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.

- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

(Nội dung bài học của hoc24.vn) 

Da điều hòa thân nhiệt 

- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở các tầng lớp của da.

- Với mùa hè nóng mao mạch dưới da giãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi \(\Rightarrow\) Để hạ thân nhiệt.

- Trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co \(\Rightarrow\) Giảm sự thoát mồ hôi giữ ấm cơ thể.

Tác dụng của lớp mỡ dưới da 

- Có vai trò cách nhiệt và là nơi bảo vệ xương khỏi sự va đập mạnh.

- Là nơi lưu thông mạch máu dưới da.

$Câu$ $2$

- Khái niệm: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)​ hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

(Nội dung bài học của hoc24.vn)

Sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận.

- Phổi thải khí \(CO_2\)

- Thận bài tiết nước tiểu.

- Da thì thải ra mồ hôi.

4 tháng 5 2022

Biến đổi quan trọng nhất:

-Nam: Xuất tinh lần đầu

-Nữ: Có kinh nguyệt

Hai biến đổi trên cho thấy khả năng sinh sản