K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trình bày các biện pháp phòng bệnh do virus.

Với thực vật

- Chọn giống cây sạch bệnh.

- Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.

- Tạo giống trồng kháng virus.

Với động vật và con người

- Vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh.

- Giữ gìn môi trường sống sạch.

- Ăn uống đủ chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phun thuốc khử trùng, tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, bọ chét,...

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu.

- Không dùng chung bơm kim tiêm.

- Không tiếp xúc trực tiếp, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

- Khoanh vùng, tiêu huỷ động vật bị bệnh.

- Đối với các bệnh lây lan qua đường hô hấp cần có các biện pháp cách li, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc với người bệnh phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang y tế,...

- Tiêm vaccine để phòng bệnh do virus, bên cạnh việc tiêm cho người, chúng ta cần chú ý tiêm cho  vật nuôi.

Biện pháp nào sẽ giúp cơ thể chúng ta chủ động hình thành kháng thể kháng virus là: tiêm vaccine.

22 tháng 3 2023

- Các cơ chế gây bệnh của virus:

+ Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.

+ Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

- Biện pháp để phòng chống virus SARS-CoV-2: Tiêm vaccine để kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, cần thực hiện biện pháp 5k để đảm bảo an toàn sức khỏe.

23 tháng 3 2023

Các biện pháp làm tăng sức đề kháng virus cho con người, động vật và thực vật:

- Cho con người:

+ Ăn uống hợp lí.

+ Có lối sống lành mạnh: tập thể dục, giảm bớt căng thẳng, ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống lành mạnh, không lạm dụng các chất kích thích,…

+ Sử dụng thuốc hợp lí, đúng cách, đúng bệnh nhằm hạn chế tính kháng thuốc.

+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

- Cho động vật:

+ Chọn giống vật nuôi có sức chống chịu tốt, tính đề kháng cao.

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn, các loại vitamin, khoáng, kháng sinh,…

+ Vệ sinh cơ thể vật nuôi và chuồng trại sạch sẽ.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

- Cho thực vật:

+ Chọn giống cây trồng có sức chống chịu tốt, tính đề kháng cao.

+ Có biện pháp chăm bón cây trồng hợp lí.

+ Sử dụng vaccine kích kháng cây trồng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 9 2023

9 tháng 2 2023

Tiêm vắc xin phòng Cúm chủ động trước lúc giao mùa đông-xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết chống lại vi rút gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

Tiêm vắc xin COVID-19 các mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4) đúng lịch cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 hai mũi cơ bản đạt thấp, không có khả năng bảo vệ cho trẻ. Đề nghị các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.

Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.  Không khạc nhổ bừa bãi. 

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát, lưu thông không khí, tránh ở những nơi có độ ẩm cao, vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển. Lau chùi các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc. 

Đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.

Đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh như sốt, ho, nhức đầu, đau họng,… Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

25 tháng 3 2022

TK:Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết,  chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng

25 tháng 3 2022

Tham Khảo

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng

8 tháng 11 2023

Tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả vì: Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi đưa vào trong cơ thể nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay trước khi kháng nguyên gây hại.

8 tháng 11 2023

• Biện pháp phòng bệnh đề hạn chế sự lây truyền của HIV:

- Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.

- Không sử dụng chung kim tiêm hay các dụng cụ có nguy cơ dính máu hay dịch tiết. Thực hiện truyền máu an toàn.

- Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn. Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn sinh con thì cần được tư vấn và chăm sóc thai nghén, xét nghiệm và dùng thuốc kháng virus vào thời điểm thích hợp, sinh đẻ an toàn, tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.

- Không kì thị người nhiễm HIV, phát hiện sớm và quản lí tốt người nhiễm HIV.

• Biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây truyền của virus cúm trong cộng đồng:

- Vệ sinh môi trường bằng thuốc khử trùng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tụ tập nơi đông người.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp gần với người bệnh, đeo khẩu trang.

- Giữ ấm cơ thể, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

- Không ăn thịt gia cầm, thịt động vật chết do dịch bệnh.

- Tiêm định kì vaccine phòng bệnh cúm cho người và vật nuôi.

8 tháng 11 2023

COVID-19 là một bệnh hô hấp cấp tính do một loại coronavirus mới SARS-CoV-2 gây ra. Virus SARS-CoV-2 có con đường lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc như:

- Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.

- Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.

→ Vì vậy, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang sẽ có tác dụng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.

23 tháng 3 2023

Một số biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian:

- Hạn chế tiếp xúc với các vật chủ trung gian: mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt; tránh tiếp xúc với các động vật có khả năng truyền virus như chuột, dơi,…

- Đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với vật nuôi trong quá trình chăm sóc.

- Tiêm vaccine đầy đủ cho vật nuôi.