K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở . giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa . tôi tỉnh dậy tr bình mình khi tiếng gà gáy vang, vỗ cách phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. bước ra sân nhà phía trc tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. hoa vải đã nở . từng chùm hoa li ti hân hoan kết lại vs nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải hòa quyện vào nhau tạo nên hk gian bạt ngàn trong lành trc những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may.. đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào dồi vải bạt ngàn ấy . với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. bao cánh ong vo ve thành bản hợp cuống cổ súy cho những cánh hoa nỏ rộn rã với đất trời

( trích về quê vải , thu hà góc xanh khoảng trời )

câu 1 ; chỉ ra các từ láy trong đoạn trích và cho biết trong số đó từ nào là từ tượng thanh?

câu 2 nêu tác dụng của bptt trong câu ; bước ra sân nhà phía trc tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng

câu 3 qua đoạn văn trên em hiểu gì về tình cảm của tác giả vs miền đất đc gọi là miền hpa của giấc mơ ngọt ngào ?

mọi người trả lời nhanh giúp em

1
10 tháng 9 2018

1. Từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngào ngạt, li ti, hân hoan, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã.

=> Từ tượng thanh: phành phạch, vo ve, rộn rã.

2. Tác dụng của BPTT: so sánh.

Tác giả so sánh "sắc hoa ngào ngạt" như "một dòng sữa" => Vẻ đẹp của hoa vải được gợi ra bằng cả ấn tượng của thị giác, khứu giác và vị giác. "Dòng sữa" vốn để chỉ mạch nguồn nuôi dưỡng mỗi người từ thuở lọt lòng. Việc so sánh hương vải như dòng sữa cho thấy sự gần gũi, gắn bó máu thịt của hương vị quê hương trong tâm hồn con người. Hương vải vì thế mà hiện lên vừa đẹp, vừa ngọt ngào, làm say đắm lòng người.

3. Qua đoạn văn ta thấy được tâm hồn tinh tế, trong trẻo và sự gắn bó máu thịt của tác giả đối với mảnh đất, hương vị của quê hương. Bởi có yêu mến quê hương, tác giả mới có thể mở rộng hồn mình để đón nhận và cảm nhận về cảnh đẹp của quê hương đầy chân thực, sống động như thế.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].

Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.

  a) Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu

  b) Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên 

  c) Xác định phép liên kết trong đoạn trích

  d) Xác định và nếu tác dụng của biện pháp tu từ : " Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. " 

   e) Qua đoạn văn trên, em hiểu j về tình cảm của tác giả đối với miền đất đc gọi là " miền hoa của giấc mơ ngào ngạt  "  ( Trả lời ngắn gọn, không phân tích )

1
4 tháng 6 2021

a.PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm

b.rút: đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy

c. phép lặp: tôi, hoa

d.so sánh.

td: gợi cảnh những đồi hoa vải thiều hương thơm ngào ngạt và trải rộng mênh mang.

e.yêu say, gắn bó tha thiết

4 tháng 6 2021

lần sau em nhớ cách dòng các câu, ghi đầy đủ các ý ra nhé, như vậy bạn ý sẽ dễ đọc và dễ hiểu hơn nhe ^^

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi.  Khi biết sự tình ông lão nói...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. 

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi.  Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

- Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .

Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. 

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó.  Phải khó khăn lắm cô  mới  trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh... hai cánh... ba cánh... bốn cánh... năm cánh.  Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ?  Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao?  Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên,  nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. 

a,  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của phương thức  biểu đạt đó. 

b,  Xét theo mục đích nói, câu :"Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. "thuộc kiểu câu gì? 

c,  Trong văn bản trên, cánh cửa bông hoa ban đầu có đặc điểm gì? Vì sao sau đó bông hoa đó có nhiều cánh hơn? 

d, Bài học ý nghĩa nhất mà văn bản trên để lại cho em là gì? 

2
9 tháng 5 2020

Câu trần thuật 

9 tháng 5 2020

Câu trần thuật 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

(Bích Loan, “Nhà vườn bên dòng sông Hương”)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?

A. Thuyết minh và miêu tả

B. Nghị luận và thuyết minh

C. Tự sự và nghị luận

D. Miêu tả và tự sự

1
15 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

'' Mỗi năm, đã thành tập quán, khi mùa thu tới, họ hàng nhà Ngỗng chúng tôi lại bay về phương Nam chống rét. Năm nay, tôi là thành viên lần đầu được tham sự vào chuyến hành trình này. Mẹ dặn tồi rất nhiều điều, còn tôi thì háo hức về những miền đất mới nên nghe câu được câu không. Đúng lịch trình, chúng tôi khăn gói lên đường. Chao ôi! Khung cảnh dưới mặt đất, trên bầu trời,...
Đọc tiếp

'' Mỗi năm, đã thành tập quán, khi mùa thu tới, họ hàng nhà Ngỗng chúng tôi lại bay về phương Nam chống rét. Năm nay, tôi là thành viên lần đầu được tham sự vào chuyến hành trình này. Mẹ dặn tồi rất nhiều điều, còn tôi thì háo hức về những miền đất mới nên nghe câu được câu không. Đúng lịch trình, chúng tôi khăn gói lên đường. Chao ôi! Khung cảnh dưới mặt đất, trên bầu trời, những vầng mây ... như một thế giới kì diệu trong mắt tôi. Đến chiều, giông bão từ đâu nổi lên. Tôi cuống quýt, sợ hãi, bay lung tung, đôi cánh có lẽ vì gặp lực cản lớn quá nên bị thương. Mùa đông năm đó, gia đình tôi phải ở lại vừng đất phương Bắc lạnh giá''.

Từ câu chuyện trên em hãy vào vai con ngỗng và kể lại cho mọi nguwòi nghe về mùa đông năm đó

0
Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng,tím,đỏ,hồng phấn,tổ ong… ngay lúc dưới kia đang mùa hè,đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên,cô đỡ lấy”. 

(Lặng lẽ Sa Pa–Nguyễn Thành Long,SGK lớp9 tập1,trang 182) 

1.Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 

2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 

3.Qua đoạn trích trên,em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 

4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phầnthểhiệnchủđềtácphẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ.(gạch dưới câu  phủ định và thành phần khởi ngữ) 

1
1 tháng 6 2020

1. Hoàn cảnh:

- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.

- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).

Tình huống truyện

- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.

- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già.  Đánh giá khách quan

- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.

Cho đoạn văn sau:Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!

Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!

Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Miêu tả

1
6 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Thuyết minh về cây kim.

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?Hà Nội có Hồ GươmNước xanh như pha mựcEm thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn...
Đọc tiếp

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

A. Không

B. Có

1
7 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A

Tuổi thần tiên là độ tuổi tươi đẹp nhất.(1) Thế giới của độ tuổi ấy cũng đầy chất thơ. (2)Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm.(3) Bất cứ thứ gì chỉ cần chạm nhẹ là dây đàn ấy lại ngân lên những giai điệu thánh thót và mở ra những chân trời với bao ước vọng phía trước.(4) Những biến đổi của những cô nhóc bỗng chốc đầy bất ngờ thành thiếu...
Đọc tiếp

Tuổi thần tiên là độ tuổi tươi đẹp nhất.(1) Thế giới của độ tuổi ấy cũng đầy chất thơ. (2)Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm.(3) Bất cứ thứ gì chỉ cần chạm nhẹ là dây đàn ấy lại ngân lên những giai điệu thánh thót và mở ra những chân trời với bao ước vọng phía trước.(4) Những biến đổi của những cô nhóc bỗng chốc đầy bất ngờ thành thiếu nữi đầy bí ẩn... một bông hoa mẫu đơn...một rung động "dịu dàng" trong sáng đầu đời... và một đêm chợt cảm nhận thấy sững sờ vẻ đẹp quen thuộc của ánh trăng.(5) Nó đã làm nên một sự hóa thân kì diệu.(6)

Câu 1: Xác định PTBĐ chính trong đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung cơ bản của đoạn trích?

Câu 3: Nêu tác dụng của bptt so sánh trong câu: (3)

Câu 4: Điều đẹp đẽ nhất em luôn khắc ghi trong những năm tháng tuổi thần tiên của mình là j?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
23 tháng 5 2018

1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn: biểu cảm.

2. Nội dung cơ bản: Nói về tuổi thần tiên là tuổi tươi đẹp nhất.

3. Tác dụng của phép so sánh trong câu 3: Nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn của tuổi thần tiên, rất hồn nhiên, nhạy cảm và dễ rung động.

4. Điều đẹp đẽ nhất của tuổi thần tiên có thể là: những năm tháng cắp sách đi học, được gặp thầy gặp bạn và học những điều bổ ích; được khám phá thế giới và tìm kiếm những điều mình yêu thích; ...

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 3 tới câu 7:Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 3 tới câu 7:

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.

Trong đoạn trích trên câu nào sử dụng biện pháp liệt kê, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

1
11 tháng 9 2019

Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê: “Buổi ấy, biết bao nhiêu những loại trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.

Các từ ngữ liệt kê: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh.

    - Nhấn mạnh những thứ quý hiếm trong dân gian đều bị chúa ra sức vơ vét, chiếm làm của riêng. Chúa Trịnh là kẻ tham lam, tàn ác.