K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

Cuối TK XIV, kinh tế nhà Trần suy giảm:

- Nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

- Ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, thuế má nặng nề (mỗi năm dân nghèo vẫn phải nộp ba quan tiền thuế đinh).

=> Đời sống nhân dân cực khổ.

22 tháng 12 2021

mới có kinh tế à bạn xã hội nữa

 

3 tháng 11 2016

giống nhau :

Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
Tư tưởng:
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).

2. Sự khác nhau:

Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

chúc bạn học giỏi hehe

13 tháng 1 2021

rất lâu thanghoa

1 tháng 12 2016

Sự giống nhau:

+ Nông nghiệp phát triển, ruộng đất công chiếm số lượng lớn.

+ Khai khẩn đất hoang.

+ Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.

+ Nhiều ngành nghề thủ công phát triển.

+ Nội thương, ngoại thương (buôn bán) đều rất phát triển.

Sự khác nhau:

Nhà Lý: RUộng đất thuộc quyền tố cao của nhà vua.

Nhà Trần: Ruộng đất của nhà nước, vương hầu, quý tộc, địa chủ,.....

 

1 tháng 12 2016

còn tình hình xã hội nx!!!

3 tháng 1 2021
I. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

   - Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Nhờ vậy, nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố   - Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diệc tích ruộng đất trong nước, là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Các làng, xã chia ruộng cho nông dân cày cấy và thu thuế. Ngoài ra còn có ruộng đất của vương hầu, quý tộc. Nhà Trần còn ban thái ấp cho họ. Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều   - Thủ công nghiệp rẩ phát triển, do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng, gồm nhiều ngành nghề khác nhau như nghề làm đồ gốm tráng men, dệt vải, lụa...   - Một số thợ thủ công cùng nghề như làm gốm, nhuộm, làm giấy... tụ họp lại thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề. Trình độ kĩ thuật được nâng cao tạo nên các mặt hàng thủ công tốt, đẹp hơn   - Xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước. Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh

   - Xã hội ngày càng phân hóa. Tầng lớp vương hầu, quý tộc ngày càng có nhiều ruộng đất, có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền. Tầng lớp địa chủ là những người giàu có, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô   - Nông dân cày ruộng công của nhà nước là tầng lớp bị trị, đông đảo nhất trong xã hội. Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng ngày một đông hơn   - Nông nô, nô tì bị lệ thuộc, bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.

II. Sự phát triển văn hóa1. Đời sống văn hóa

   - Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến và tiếp tục phát triển như tục thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc... Đạo Phật phát triển tuy không bằng thời Lý   - Nho giáo ngày càng phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao   - Nhân dân ta ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, đua thuyền,... Tập quán sống giản dị rất phổ biến.

2. Văn học

   - Nền văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, được phát triển mạnh. Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly...

3. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật

   - Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là thầy giáo tiêu biểu thời Trần   - Năm 1272, Lê Văn Hưu biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí, là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta. Tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo cũng đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt   - Thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh cho nhân dân. Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng đóng góp đáng kể. Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn.

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

   - Những công trình kiến trúc mới có giá trị ra đời như tháp Phổ Minh, thành Tây Đô... Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như cung điện và Hoàng thành ở Thăng Long, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)   - Ở các lăng mộ vua và quý tộc Trần có nhiều tượng hổ, sư tử, trâu chó và các quan hầu bằng đá.

1 tháng 5 2022

Tham khảo

1. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, quân Minh bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt .

- Thời Lê Sơ, chính quyền phong kiến Đại Việt hoàn thiện dần và hoàn chỉnh nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông.

- Ở Trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có quan đại thần và 6 bộ (Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có các cơ quan chuyên môn Hàn Lâm Viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và triều thần).

- Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng .

- Ở địa phương: thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông chia làm 5 đạo, đến thời vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chính); dưới có phủ, châu, huyện, xã

Tổ chức quân đội

- Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chính sách "Ngụ binh ư nông".

- Quân đội gồm 2 bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở địa phương.

- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới được canh phòng bảo vệ, không để giặc xâm chiếm.

Luật pháp

- Vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức)

- Nội dung là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Trong những nội dung của Luật Hồng Đức thì việc khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ là điểm tiến bộ nổi bật của bộ luật này.

 

29 tháng 12 2023

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ , KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

 

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều đình do Đào Cam Mộc khởi xướng, tôn quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý. Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

 

Thời Lý, cả nước được chia thành 24 lộ, phủ, miền núi có các châu. Tuy nhiên, do cách thức quản lí và chính sách của triều đình, cách gọi lộ, phủ, châu không thống nhất. Ở vùng đồng bằng chủ yếu là lộ hay phủ, ở miền núi gọi là châu hay đạo. Dưới phủ là huyện, dưới huyện có các hương.

 

Vĩnh Phúc thời kì này thuộc lộ (châu) Quốc Oai (đời Trần Thuận Tông đổi gọi là trấn Quốc Oai, gồm một phần đất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hà Tây trước đây) cùng một phần châu Chân Đăng (phạm vi gồm hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hiện nay).

 

Triều Lí kế thừa thành quả của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê tiếp tục xây dựng và không ngừng củng cố bộ máy triều chính, ban hành luật pháp, tổ chức quân đội, phát triển kinh tế...Đối với các thổ hào, tù trưởng địa phương, triều Lí thi hành chính sách chiêu dụ, chủ trương cai trị ràng buộc lỏng lẻo, song kiên quyết trấn áp những hành động chống đối, cát cứ. Vĩnh Phúc là vùng đất trọng yếu, tiếp giáp với kinh thành Thăng Long trên con đường hành quân lên vùng Tây Bắc, vì thế rất được triều Lí coi trọng.

 

Năm Thuận Thiên 15 (1024), vua Lí Thái Tổ hạ chiếu cho Khai Thiên vương Phật Mã cầm quân đi đánh Phong Châu. Năm Thông Thụy 4 (1037), Lí Thái Tông tiếp tục thân chinh "đi đánh đạo Lâm Tây, sai Khai Hoàng vương (Nhật Tông) làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn vương (Nhật Trung) làm kinh sư lưu thủ. Quân đi từ kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được".

 

Bên cạnh các cuộc hành quân trấn áp, nhằm thắt chặt sự ràng buộc các thủ lĩnh, hào trưởng địa phương với chính quyền trung ương, nhà Lý đã nhiều lần phong chức tước, gả các công chúa và ngược lại con em họ nhiều người được các vua Lý lấy làm vợ.

 

Nhiều sự kiện được sử ghi lại liên quan đến châu Chân Đăng cho thấy mối quan tâm đặc biệt của triều Lý đối với vùng đất này. Đại Việt sử kí toàn thư chép: tháng 2 năm 1033, châu Định Nguyên làm phản, vua Lý Thái Tông thân chinh tiễu phạt, đóng lại ở châu Chân Đăng, có người họ Đào dâng con gái, được vua nhận làm phi. Tháng 3 năm Bính Tị (1036), vua Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận. Con gái của Phụng Càn vương là công chúa Ngọc Kiều, được Lí Thánh Tông nuôi trong cung, sau gả cho châu mục châu Chân Đăng. Vua Lý Thần Tông (1116 - 1137) có 4 người vợ, bà thứ nhất là Cảm Thánh Hoàng hậu (mẹ đẻ của vua Lí Anh Tông), bà thứ tư là Phụng Thánh phu nhân đều là con gái châu mục châu Chân Đăng.

 

Để tỏ lòng kính thuận, cũng là đáp lại ân huệ của nhà vua, châu mục Chân Đăng thường dâng biếu vua Lý sản vật địa phương.

 

Dưới thời Lý nhà nước rất chăm lo sản xuất nông nghiệp. Nghi lễ cày ruộng tịch điền có từ thời Tiền Lê được các vua đầu triều Lý duy trì và rất coi trọng. Về ruộng đất, trên danh nghĩa, quyền sở hữu thuộc về nhà nước, triều đình trực tiếp quản lí các loại ruộng quốc khố, đồn điền, tịch điền, ruộng đất công làng xã, đồng thời sử dụng để ban thưởng phân phong cho các công thần. Ngoài ra, ruộng chùa là một loại hình sở hữu ruộng đất phổ biến ở thời kì Phật giáo phát triển thịnh đạt. Năm 1086, nhà Lý phân biệt chùa làm 3 loại: đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam. Cách phân biệt này có lẽ cũng phản ánh sự khác nhau về kinh tế giữa các chùa thời ấy. Thực tế thì ruộng chùa thời Lý chiếm một diện tích không nhỏ.

 

Bên cạnh ruộng công, thời Lý, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã khá phổ biến. Hiện tượng mua bán, kiện tụng và cúng tặng ruộng đất đã xuất hiện ở nhiều nơi. Nhà Lí đã ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu này. Năm 1123, nhân việc cấm giết trâu bò nhà Lí ra lệnh: "Từ nay về sau cứ 3 người làm 1 bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì bị trị tội theo hình luật”. Các năm sau (1137, 1143), nhà Lí lại tiếp tục khẳng định biện pháp cứ “3 nhà làm 1 bảo” liên kết với nhau, kiểm tra mùa màng và không được tự tiện giết trâu bò. Việc kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên số lượng dân đinh, số lượng hộ gia đình gắn liền với việc bảo vệ sức kéo trâu bò là một chính sách nông nghiệp tích cực trong điều kiện nước ta.

 

Thời Lí, thủ công nghiệp khá phát triển. Tại Vĩnh Phúc, nghề gốm phát triển khá mạnh. Người thợ nung gốm Vĩnh Phúc đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, kĩ thuật tinh xảo, đã làm được những viên gạch xây tháp Đạo Trù, tháp Kim Tôn, đặc biệt là tháp Bình Sơn rất đẹp. Tại Phong Châu, triều đình mở xưởng luyện sắt, do nhà nước quản lí. Công xưởng này thiết lập trên khu mỏ sắt lộ thiên tại Thanh Vân, Đạo Tú (hiện nay thuộc huyện Tam Dương)

 

Đạo Phật được truyền bá vào vùng đất Vĩnh Phúc từ sớm. Thời Lý, khi Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trên đất Vĩnh Phúc: chùa Cói (nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên), chùa Yên Nhiên (nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường), chùa Then (nay thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch)... Tháp Bình Sơn (Tam Sơn, Sông Lô) cao 16,115m, chân đế mỗi cạnh 4m có 11 tầng (không kể tầng bệ), là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng. Kết cấu và kiến trúc tháp khá đặc biệt, hoàn toàn bằng đất nung lắp ghép. Toàn bộ thân và móng đều bằng gạch. Bốn mặt tháp trang trí đầy hoa văn khắc chìm hoặc đắp nổi các hình hoa sen, lá đề, rồng, run, sư tử hí cầu, hoa chanh, dây leo.

 

Từ giữa thế kỉ XII, triều chính nhà Lí dần suy yếu. Kinh tế, nhất là nông nghiệp, ngày càng sa sút, các phe phái phong kiến đánh lẫn nhau. Vua Lí vì thế phải nhiều lần chạy loạn và nương tựa vào thế lực họ Trần. Từ thế kỉ XIII, họ Trần dần nắm quyền hành trong triều. Năm 1226, Trần Thủ Độ ép Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Triều Lí kết thúc, triều Trần được thành lập (1226 - 1400). Nhà Trần áp dụng nhiều biện pháp để khôi phục sức mạnh của chính quyền trung ương, củng cố nền thống trị của dòng họ, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình xã hội. Các vua Trần truyền ngôi cho con sớm, lên làm Thái thượng hoàng, cùng với vua trẻ lo việc chính sự.

 

Về mặt hành chính, năm 1242, nhà Trần đổi 24 lộ, phủ thời Lí thành 12 lộ (nhà Hồ đổi các lộ thành trấn). Dưới lộ (hay trấn) là các phủ, được phủ là châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là các xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở, đứng đầu là Đại tư xã (từ ngũ phẩm lên), Tiểu tư xã (từ ngũ phẩm xuống), đặt xã quan, xã chính, xã sử, xã giám.

 

Vùng đất Vĩnh Phúc cho đến cuối thời Trần thuộc vào các châu Tam Đới (sau đổi thành phủ Vĩnh Tường) lộ Đông Đô và trấn Tuyên Quang. Thuộc châu Tam Đới nay có các huyện Yên Lạc, huyện Lập Thạch; thuộc trấn Tuyên Quang nay có huyện Tam Dương (vốn là huyện Dương). Thời Hồ và thuộc Minh, về cơ bản đơn vị hành chính Vĩnh Phúc không thay đổi nhiều.

 

Về kinh tế, đầu triều Trần, nông nghiệp được triều đình quan tâm phát triển. Công cuộc khẩn hoang, xây dựng điền trang cũng được chú ý.

 

Về quân sự, nhà Trần rất chăm lo xây dựng và củng cố quân đội theo phương châm “binh lính cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, nhà Trần cho phép các vương hầu, các chủ trại, phụ đạo tự lập quân đội riêng. Ở các xã, nhà Trần thành lập lực lượng dân binh lo bảo vệ trật tự trị an, khi có giặc, tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương.

29 tháng 12 2023

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều đình do Đào Cam Mộc khởi xướng, tôn quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý. Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

 

Thời Lý, cả nước được chia thành 24 lộ, phủ, miền núi có các châu. Tuy nhiên, do cách thức quản lí và chính sách của triều đình, cách gọi lộ, phủ, châu không thống nhất. Ở vùng đồng bằng chủ yếu là lộ hay phủ, ở miền núi gọi là châu hay đạo. Dưới phủ là huyện, dưới huyện có các hương.

 

Vĩnh Phúc thời kì này thuộc lộ (châu) Quốc Oai (đời Trần Thuận Tông đổi gọi là trấn Quốc Oai, gồm một phần đất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hà Tây trước đây) cùng một phần châu Chân Đăng (phạm vi gồm hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hiện nay).

 

Triều Lí kế thừa thành quả của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê tiếp tục xây dựng và không ngừng củng cố bộ máy triều chính, ban hành luật pháp, tổ chức quân đội, phát triển kinh tế...Đối với các thổ hào, tù trưởng địa phương, triều Lí thi hành chính sách chiêu dụ, chủ trương cai trị ràng buộc lỏng lẻo, song kiên quyết trấn áp những hành động chống đối, cát cứ. Vĩnh Phúc là vùng đất trọng yếu, tiếp giáp với kinh thành Thăng Long trên con đường hành quân lên vùng Tây Bắc, vì thế rất được triều Lí coi trọng.

 

Năm Thuận Thiên 15 (1024), vua Lí Thái Tổ hạ chiếu cho Khai Thiên vương Phật Mã cầm quân đi đánh Phong Châu. Năm Thông Thụy 4 (1037), Lí Thái Tông tiếp tục thân chinh "đi đánh đạo Lâm Tây, sai Khai Hoàng vương (Nhật Tông) làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn vương (Nhật Trung) làm kinh sư lưu thủ. Quân đi từ kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được".

 

Bên cạnh các cuộc hành quân trấn áp, nhằm thắt chặt sự ràng buộc các thủ lĩnh, hào trưởng địa phương với chính quyền trung ương, nhà Lý đã nhiều lần phong chức tước, gả các công chúa và ngược lại con em họ nhiều người được các vua Lý lấy làm vợ.

 

Nhiều sự kiện được sử ghi lại liên quan đến châu Chân Đăng cho thấy mối quan tâm đặc biệt của triều Lý đối với vùng đất này. Đại Việt sử kí toàn thư chép: tháng 2 năm 1033, châu Định Nguyên làm phản, vua Lý Thái Tông thân chinh tiễu phạt, đóng lại ở châu Chân Đăng, có người họ Đào dâng con gái, được vua nhận làm phi. Tháng 3 năm Bính Tị (1036), vua Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận. Con gái của Phụng Càn vương là công chúa Ngọc Kiều, được Lí Thánh Tông nuôi trong cung, sau gả cho châu mục châu Chân Đăng. Vua Lý Thần Tông (1116 - 1137) có 4 người vợ, bà thứ nhất là Cảm Thánh Hoàng hậu (mẹ đẻ của vua Lí Anh Tông), bà thứ tư là Phụng Thánh phu nhân đều là con gái châu mục châu Chân Đăng.

 

Để tỏ lòng kính thuận, cũng là đáp lại ân huệ của nhà vua, châu mục Chân Đăng thường dâng biếu vua Lý sản vật địa phương.

 

Dưới thời Lý nhà nước rất chăm lo sản xuất nông nghiệp. Nghi lễ cày ruộng tịch điền có từ thời Tiền Lê được các vua đầu triều Lý duy trì và rất coi trọng. Về ruộng đất, trên danh nghĩa, quyền sở hữu thuộc về nhà nước, triều đình trực tiếp quản lí các loại ruộng quốc khố, đồn điền, tịch điền, ruộng đất công làng xã, đồng thời sử dụng để ban thưởng phân phong cho các công thần. Ngoài ra, ruộng chùa là một loại hình sở hữu ruộng đất phổ biến ở thời kì Phật giáo phát triển thịnh đạt. Năm 1086, nhà Lý phân biệt chùa làm 3 loại: đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam. Cách phân biệt này có lẽ cũng phản ánh sự khác nhau về kinh tế giữa các chùa thời ấy. Thực tế thì ruộng chùa thời Lý chiếm một diện tích không nhỏ.

 

Bên cạnh ruộng công, thời Lý, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã khá phổ biến. Hiện tượng mua bán, kiện tụng và cúng tặng ruộng đất đã xuất hiện ở nhiều nơi. Nhà Lí đã ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu này. Năm 1123, nhân việc cấm giết trâu bò nhà Lí ra lệnh: "Từ nay về sau cứ 3 người làm 1 bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì bị trị tội theo hình luật”. Các năm sau (1137, 1143), nhà Lí lại tiếp tục khẳng định biện pháp cứ “3 nhà làm 1 bảo” liên kết với nhau, kiểm tra mùa màng và không được tự tiện giết trâu bò. Việc kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên số lượng dân đinh, số lượng hộ gia đình gắn liền với việc bảo vệ sức kéo trâu bò là một chính sách nông nghiệp tích cực trong điều kiện nước ta.

 

Thời Lí, thủ công nghiệp khá phát triển. Tại Vĩnh Phúc, nghề gốm phát triển khá mạnh. Người thợ nung gốm Vĩnh Phúc đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, kĩ thuật tinh xảo, đã làm được những viên gạch xây tháp Đạo Trù, tháp Kim Tôn, đặc biệt là tháp Bình Sơn rất đẹp. Tại Phong Châu, triều đình mở xưởng luyện sắt, do nhà nước quản lí. Công xưởng này thiết lập trên khu mỏ sắt lộ thiên tại Thanh Vân, Đạo Tú (hiện nay thuộc huyện Tam Dương)

 

Đạo Phật được truyền bá vào vùng đất Vĩnh Phúc từ sớm. Thời Lý, khi Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trên đất Vĩnh Phúc: chùa Cói (nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên), chùa Yên Nhiên (nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường), chùa Then (nay thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch)... Tháp Bình Sơn (Tam Sơn, Sông Lô) cao 16,115m, chân đế mỗi cạnh 4m có 11 tầng (không kể tầng bệ), là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng. Kết cấu và kiến trúc tháp khá đặc biệt, hoàn toàn bằng đất nung lắp ghép. Toàn bộ thân và móng đều bằng gạch. Bốn mặt tháp trang trí đầy hoa văn khắc chìm hoặc đắp nổi các hình hoa sen, lá đề, rồng, run, sư tử hí cầu, hoa chanh, dây leo.

 

Từ giữa thế kỉ XII, triều chính nhà Lí dần suy yếu. Kinh tế, nhất là nông nghiệp, ngày càng sa sút, các phe phái phong kiến đánh lẫn nhau. Vua Lí vì thế phải nhiều lần chạy loạn và nương tựa vào thế lực họ Trần. Từ thế kỉ XIII, họ Trần dần nắm quyền hành trong triều. Năm 1226, Trần Thủ Độ ép Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Triều Lí kết thúc, triều Trần được thành lập (1226 - 1400). Nhà Trần áp dụng nhiều biện pháp để khôi phục sức mạnh của chính quyền trung ương, củng cố nền thống trị của dòng họ, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình xã hội. Các vua Trần truyền ngôi cho con sớm, lên làm Thái thượng hoàng, cùng với vua trẻ lo việc chính sự.

 

Về mặt hành chính, năm 1242, nhà Trần đổi 24 lộ, phủ thời Lí thành 12 lộ (nhà Hồ đổi các lộ thành trấn). Dưới lộ (hay trấn) là các phủ, được phủ là châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là các xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở, đứng đầu là Đại tư xã (từ ngũ phẩm lên), Tiểu tư xã (từ ngũ phẩm xuống), đặt xã quan, xã chính, xã sử, xã giám.

 

Vùng đất Vĩnh Phúc cho đến cuối thời Trần thuộc vào các châu Tam Đới (sau đổi thành phủ Vĩnh Tường) lộ Đông Đô và trấn Tuyên Quang. Thuộc châu Tam Đới nay có các huyện Yên Lạc, huyện Lập Thạch; thuộc trấn Tuyên Quang nay có huyện Tam Dương (vốn là huyện Dương). Thời Hồ và thuộc Minh, về cơ bản đơn vị hành chính Vĩnh Phúc không thay đổi nhiều.

 

Về kinh tế, đầu triều Trần, nông nghiệp được triều đình quan tâm phát triển. Công cuộc khẩn hoang, xây dựng điền trang cũng được chú ý.

 

Về quân sự, nhà Trần rất chăm lo xây dựng và củng cố quân đội theo phương châm “binh lính cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, nhà Trần cho phép các vương hầu, các chủ trại, phụ đạo tự lập quân đội riêng. Ở các xã, nhà Trần thành lập lực lượng dân binh lo bảo vệ trật tự trị an, khi có giặc, tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương.

8 tháng 1 2022

Tham Khảo 
 Nông nghiệp :

-Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển .

-Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư,điền trang , thái ấp của quý tộc ,vương hầu , ruộng của địa chủ ngày càng nhiều.

-Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế , là nguồn thu nhập chính của nhà nước.

-Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển. *Thủ công nghiệp phát triển :

-Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa ,đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

-Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm , rèn sắt , đúc đồng , làm giấy …….

-Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm

-Bát Tràng ,tại Thăng Long thành phường nghề .Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

*Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời , buôn hàng chuyến bằng thuyền .

-Trung tâm buôn bán là Thăng Long. Nam Xang

-Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài. 

12 tháng 5 2022

REFER

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.



sample documents

16 tháng 11 2021

tham khảo:

Kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Khi có những công trình xây dựng lớn như xây cung điện, xây thành, làm đường thì họ phải tham gia. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.

Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.

Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc.

Phật giáo: Một điểm đặc biệt của thời Ngô - Đinh - Lê là sự hưng thịnh của phật giáo. Các nhà vua đã lấy lý thuyết Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho việc trị dân và việc giải hóa ảnh hưởng của nhà Hán sau ngàn năm Bắc thuộc. Vào thời Ngô - Đinh - Lê, sau khi đất nước giành lại được độc lập, những nhà nho được đào tạo theo kiểu Trung Hoa bị gạt ra ngoài cuộc sống chính trị, nhà nước trọng dụng các nhà sư và chính họ đã có một vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước

16 tháng 11 2021

dài thế ạ? batngo