K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Thời gian không vô hình mà là một khối vật chất có thể cân đo đong đếm, có thể cầm được trên tay.

- Hình ảnh lá khô: hình tượng ẩn dụ có tính khái quát cao hé mở một góc nhìn về thời gian vào cuộc sống - quy luật của thời gian.

- Kỉ niệm như tiếng sỏi: kỷ niệm hiện về nhưng không để lại âm thanh gì vì lòng giếng đời người đã cạn. Khi lòng giếng bị lấp đầy cũng là lúc kỷ niệm biến mất cùng khói sương.

- Thời gian làm khô chiếc lá đời người nhưng lại làm tươi xanh chiếc lá thơ chiếc lá nhạc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hình ảnh trong bài thơ mang tính tượng trưng, rõ nét hơn cả là: Hình ảnh tiếng hò quê hương.

- Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương.
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng => Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.

- Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:

+ Hoa hồng: Cái đẹp.

+ Hái hoa: Hành trình đi tìm cái đẹp.

+ Gai: Nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó.

+ Gai cào: Sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

29 tháng 3 2018

Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thực người đi trên bãi cát

    + Con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, trắc trở, gập ghềnh

    + Con người đi trên bãi cát vẫn tất tả bước về phía trước vì danh lợi, hào nhoáng

→ Cao Bá Quát về sự cần thiết của đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ mưu cầu danh lợi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

      “Con đường mùa đông” là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã gợi lên ấn tượng sâu sắc với người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách và vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường ấy, cảnh vật vắng lặng, bao la và buồn man mác. Một đêm Đông quạnh hiu với làn sương mờ, ánh trăng mờ, cánh đồng mờ xa. Không gian đó trải dài tít tắp tưởng chừng vô tận. Không gian đó, ngoài những hình ảnh, đường nét, màu sắc còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa Đông” tĩnh lặng, hiu quạnh quá. Ở đây, nhà thơ đã “lấy động để tả tĩnh”. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm Đông. Không cần đến những màu sắc rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực, tự nhiên, gần gũi và sống động lạ thường. Nó rất “Nga” và đậm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc thiên nhiên mùa Đông nước Nga đã được Puskin miêu tả một cách tinh tế, chọn lọc.

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Thông tin về nhà thơ Xuân Diệu

+ Xuân Diệu (1916 – 1985) -  Ngô Xuân Diệu

+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo

+ Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

+ Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.