K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2018

I. ĐỊNH NGHĨA OXIT

- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

VD: Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi, sản phẩm tạo thành là những chất gì ?

GIẢI:

- Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3)

- Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều:

+ Có 2 nguyên tố.

+ 1 trong 2 nguyên tố là oxi.

*Cách gọi tên:

- Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + “Oxit”

VD: Fe2O3: sắt (III) oxit và FeO :sắt (II) oxit .

- Tên oxit axit =(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

Chỉ số Tên tiền tố

1: Mono (không cần ghi)

2 : Đi

3: Tri

4 : Tetra

5: Penta

… …

VD:

SO3: Lưu huỳnh trioxit.

N2O5: Đinitơpentaoxit.

CO2: Cacbon đioxit.

SO2: Lưu huỳnh đioxit.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT

1. Tính chất hoá học của oxit bazơ

a) Tác dụng với nước:

- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, …tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2 , …

Oxit bazơ + nước → Bazơ tương ứng

VD:

Na2O + H2O → NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

BaO + H2O → Ba(OH)2

Chú ý: Một số oxit không phản ứng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

b) Tác dụng với axit:

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Oxit bazơ + axit → muối + nước

VD:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

c) Tác dụng với oxit axit:

- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Oxit bazơ + oxit axit → muối

VD:

Na2O + CO2 → Na2CO3

CaO + CO2 → CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

2. Tính chất hoá học của oxit axit:

Chú ý: oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.

VD:

SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)

a) Tác dụng với nước:

- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3,NO2, N2O5, CO2 , CrO3… tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7, …

VD:

2NO2 + H2O + 1/2O2 → 2HNO3.

CO2 + H2O → H2CO3

CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.

N2O5 + H2O → 2HNO3.

Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).

b) Tác dụng với bazơ:

- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

VD:

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

SO3 + NaOH → NaHSO4 (Muối axit)

NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (Muối trung hòa)

hay SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

c) Tác dụng với oxit bazơ:

- oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tạo thành muối.

VD:

Na2O + SO2 Na2SO3

CO2( k) + CaO CaCO3

* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…

VD:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

* Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…


12 tháng 8 2019

a. TCHH của axit:

- Axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ.   (0.25 điểm)

- Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O

- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O

- Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.   (0.25 điểm)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl   (0.25 điểm)

b. Khi axit gặp nước sẽ xảy ra quá trình hidrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn. Axit đặc lại nặng hơn nước nên khi cho nước vào axit thì nước sẽ nổi lên trên mặt axit, nhiệt tỏa ra làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.   (0.75 điểm)

Nếu TCHH không có phương trình thì sẽ không chấm điểm phần đó.

22 tháng 9 2021

CaO,FeO,SO2,NO2

12 tháng 6 2018

câu 1:

các chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một

KOH với HCl: KOH + HCl ➝ KCl + H2O

KOH với H2SO4 loãng: 2KOH + H2SO4 ➝ K2SO4 + 2H2O

KOH với AL2O3: 2KOH + Al2O3 ➝ 2KAlO2 + H2O

KOH với khí CO2: 2KOH + CO2 ➝ K2CO3 + H2O

hoặc KOH + CO2 ➝ KHCO3

HCl với Fe(OH)3: 6HCl + 2Fe(OH)3 ➝ 2FeCl3 + 6H2O

HCl với Al2O3: 6HCl + Al2O3 ➝ 2AlCl3 + 3H2O

H2SO4 với Fe(OH)3: 3H2SO4 + 2Fe(OH)3 ➝ Fe2(SO4)3 + 6H2O

câu 2:

HCl và H2SO4 loãng tác dụng được với kim loại tạo muối và khí H2:

HCl + Zn ➝ ZnCl2 + H2↑

H2SO4 + Zn ➝ ZnSO4 + H2↑

HCl và H2SO4 loãng tác dụng với oxit kim loại tạo muối và nước:

HCl + MgO ➝ MgCl2 + H2O

MgO + H2SO4 ➝ MgSO4 + H2O

còn lại là tương tự bạn tự giải nha ^^

29 tháng 8 2021

$A_5 :  PbS ; B_5 : BaSO_4$

$A_4 : Na_2S ; B_4 : Na_2SO_4$

$A_3 : B_3 : CuSO_4$

$A_2 : NaHS; B_2 : CuO$

$A_1 : H_2S ; B_1 : Cu$

$A : FeS ; B : FeSO_4$

9 tháng 11 2021

a. PTHH:

Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2 (1)

Ta có: \(n_{Fe}=\dfrac{2,8}{56}=0,05\left(mol\right)\)

\(n_{HCl}=\dfrac{150}{1000}.2=0,3\left(mol\right)\)

Ta thấy: \(\dfrac{0,05}{1}< \dfrac{0,3}{2}\)

Vậy HCl dư.

Vậy trong X chứa FeCl2 và HCl dư.

b. PTHH: 

2NaOH + FeCl2 ---> Fe(OH)2 + 2NaCl (2)

HCl + NaOH ---> NaCl + H2O (3)

Theo PT(1)\(n_{H_2}=n_{Fe}=0,05\left(mol\right)\)

=> \(V_{H_2}=0,05.22,4=1,12\left(lít\right)\)

c. Theo PT(1)\(n_{FeCl_2}=n_{Fe}=0,05\left(mol\right)\)

Theo PT(2)\(n_{Fe\left(OH\right)_2}=n_{FeCl_2}=0,05\left(mol\right)\)

=> \(m_{Fe\left(OH\right)_2}=0,05.90=4,5\left(g\right)\)

12 tháng 4 2022

a, Bảo toàn C: \(n_C=n_{CO_2}=\dfrac{44}{44}=1\left(mol\right)\)

Bảo toàn H: \(n_H=2n_{H_2O}=2.\dfrac{27}{18}=3\left(mol\right)\)

Bảo toàn O: \(n_O=\dfrac{23-3-12}{16}=0,5\left(mol\right)\)

A có chứa C, H và O

b, \(M_A=23.2=46\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)

\(CTPT:C_xH_yO_z\\ x:y:z=1:3:0,5=2:6:1\\ CTPT:C_2H_6O\)

23 tháng 12 2021

\(n_{Fe_2O_3}=\dfrac{32}{160}=0,2\left(mol\right)\)

PTHH: Fe2O3 + 3H2SO4 --> Fe2(SO4)3 + 3H2O

______0,2----->0,6------------>0,2

=> mFe2(SO4)3 = 0,2.400 = 80(g)

mH2SO4 = 0,6.98 = 58,8 (g)

=> \(m_{dd\left(H_2SO_4\right)}=\dfrac{58,8.100}{19,6}=300\left(g\right)\)