K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

Ví dụ về giác mút trong thực tế: Giác mút treo tường, Giác mút giữa mặt kính và chân bàn, giác mút thanh thông bồn cầu, giác mút trong các máy xung điện,...

Hoạt động của giác mút:
Ta ấn giác mút trên một bề mặt bất kỳ, lượng không khí bên trong của giác bị đẩy ra bên ngoài. 
Mặt trong của giác bị triệt tiêu áp lực, tạo thành không gian chân không. Tuy nhiên, bên ngoài núm cao su này vẫn có một áp lực nhất định, gây ra sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài giác. Từ đó khiến cho núm hút và dính chặt hơn lên bề mặt.

Khi ta kéo núm ra, không khí tràn vào lấp đầy không gian chân không của giác, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.

14 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Ví dụ các trường hợp cần tăng áp suất:

+ Ngày tết bố mẹ em hay xếp bánh chưng ra mặt bàn và dùng vật nặng đè lên làm tăng áp lực lên bánh, tạo áp suất lớn ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn.

+ Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào tường vì khi đóng mũi đinh vào tường sẽ làm giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên tường giúp đinh xuyên vào tường được dễ hơn.

- Ví dụ các trường hợp cần giảm áp suất:

+ Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường để tăng diện tích mặt ép nhằm giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

+ Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm, người đỡ đau lưng hơn khi nằm trên phản gỗ vì đệm mút dễ biến dạng làm tăng diện tích tiếp xúc giúp giảm áp suất tác dụng lên thân người.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Đun nước sôi trong ấm: Khi đun nước, dòng nước bên dưới nhận được năng lượng sẽ nóng lên, nở ra, nhẹ đi và đi lên phía trên, phần nước ở phía trên lạnh và nặng hơn nên đi xuống dưới. Cứ như thế tạo thành dòng đối lưu, làm toàn bộ nước trong ấm nóng lên.

- Điều hòa làm mát không khí thường lắp ở phía trên cao để khi điều hòa tạo ra khí mát  có khối lượng riêng lớn hơn không khí thường di chuyển xuống dưới chiếm chỗ lớp không khí thường và đẩy lớp không khí thường nhẹ hơn bay lên trên, cứ như thế tạo thành dòng đối lưu, làm mát cả căn phòng.

- Hình thành gió: Trên biển, khi trời nóng, đất liền nhanh nóng hơn nước biển, vì vậy vào buổi nắng gắt thì luồng không khí từ biển tràn vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào rất mạnh, nhưng đất liền cũng giảm nhiệt nhanh hơn nước biển nên vào ban đêm luồng không khí từ đất liền tràn ra biển tạo ra gió thổi từ đất liền ra biển.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ví dụ: Khi lặn trong biển

Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra.

Ví dụ: khi đi thang máy lên các tầng cao của các toà nhà cao tầng sẽ thấy ù tai.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ví dụ cách làm tăng áp suất

- Trong thực tế, để tăng áp suất của đinh khi đóng vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép)

- Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất.

- Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn -> giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng.

Ví dụ cách làm giảm áp suất

- Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất.

- Kéo bánh xe đi trên mặt đất mềm không bị lún là tăng diện tích mặt bị ép.

- Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất

23 tháng 7 2023

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là hiện tượng xảy ra khi hai vật cọ xát với nhau, gây ra sự chuyển động của các electron giữa hai vật, dẫn đến sự tích tụ hoặc mất điện tích trên các vật. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế:

1. Khi bạn chải tóc bằng lược nhựa, tóc của bạn có thể trở nên điện dương. Điều này xảy ra do sự cọ xát giữa lược và tóc, khiến các electron trên tóc chuyển từ tóc sang lược. Do đó, tóc tích tụ điện dương.

2. Khi bạn cọ xát một cây bút viết nhựa với tấm giấy, cây bút có thể trở nên điện âm. Sự cọ xát giữa bút và giấy gây ra sự chuyển động của electron từ giấy sang bút, dẫn đến tích tụ điện âm trên bút.

3. Trong môi trường khô hanh, khi bạn cởi áo len, áo của bạn có thể tạo ra điện tĩnh. Sự cọ xát giữa áo len và da của bạn gây ra sự chuyển động của electron, dẫn đến tích tụ điện trên áo len.

4. Khi bạn chà tay vào một chiếc cửa kính, bạn có thể cảm nhận được sự giật điện nhỏ. Điều này xảy ra do sự cọ xát giữa tay và kính, khiến các electron chuyển từ kính sang tay, dẫn đến tích tụ điện trên tay và tạo ra sự giật điện nhỏ.

5. Trong các máy xếp hình điện tử, sự cọ xát giữa các bộ phận nhựa và kim loại có thể tạo ra điện tĩnh. Điện tĩnh này có thể gây ra các hiện tượng như sự cháy chập, tĩnh điện và gây hỏng các linh kiện điện tử.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nhà máy nhiệt điện: chuyển nhiệt năng thành điện năng.

Động cơ hơi nước: Cho than vào lò đốt, than cháy tạo ra 1 lượng nhiệt lớn làm tăng áp suất của cơ đẩy bánh tàu hỏa: Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng.

26 tháng 12 2023

1. Kéo cưa:

Đòn bảy: Tay cầm cưa được coi là đòn bảy, vì nó là nơi áp dụng lực.Điểm tự: Điểm tự là nơi mũi cưa tiếp xúc với vật liệu.Hướng lực: Lực được áp dụng từ tay cầm xuống mũi cưa để cắt qua vật liệu.

2. Mở nắp chai:

Đòn bảy: Đầu nắp chai là nơi áp dụng lực.Điểm tự: Điểm tự là lớp góc nhỏ dưới nắp chai.Hướng lực: Lực được áp dụng từ đầu nắp chai để mở nắp, tận dụng cạnh của lớp góc nhỏ.

3. Cởi nút áo:

Đòn bảy: Nút áo là đòn bảy trong trường hợp này.Điểm tự: Điểm tự là nút dưới đỉnh của nút áo.Hướng lực: Lực được áp dụng từ nút áo để cởi nút, tận dụng trục của nút.

 

 
26 tháng 12 2023

 

1. Kéo cưa:

Đòn bảy: Tay cầm cưa được coi là đòn bảy, vì nó là nơi áp dụng lực.Điểm tự: Điểm tự là nơi mũi cưa tiếp xúc với vật liệu.Hướng lực: Lực được áp dụng từ tay cầm xuống mũi cưa để cắt qua vật liệu.

2. Mở nắp chai:

Đòn bảy: Đầu nắp chai là nơi áp dụng lực.Điểm tự: Điểm tự là lớp góc nhỏ dưới nắp chai.Hướng lực: Lực được áp dụng từ đầu nắp chai để mở nắp, tận dụng cạnh của lớp góc nhỏ.

3. Cởi nút áo:

Đòn bảy: Nút áo là đòn bảy trong trường hợp này.Điểm tự: Điểm tự là nút dưới đỉnh của nút áo.Hướng lực: Lực được áp dụng từ nút áo để cởi nút, tận dụng trục của nút.

 

14 tháng 8 2023

Ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế:

- Con người có thể nổi trên mặt nước và bơi.

- Tàu thuyền di chuyển trên sông, biển.