K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ví dụ: Khi lặn trong biển

Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra.

Ví dụ: khi đi thang máy lên các tầng cao của các toà nhà cao tầng sẽ thấy ù tai.

14 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Ví dụ các trường hợp cần tăng áp suất:

+ Ngày tết bố mẹ em hay xếp bánh chưng ra mặt bàn và dùng vật nặng đè lên làm tăng áp lực lên bánh, tạo áp suất lớn ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn.

+ Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào tường vì khi đóng mũi đinh vào tường sẽ làm giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên tường giúp đinh xuyên vào tường được dễ hơn.

- Ví dụ các trường hợp cần giảm áp suất:

+ Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường để tăng diện tích mặt ép nhằm giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

+ Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm, người đỡ đau lưng hơn khi nằm trên phản gỗ vì đệm mút dễ biến dạng làm tăng diện tích tiếp xúc giúp giảm áp suất tác dụng lên thân người.

3 tháng 9 2023

- Ví dụ: Nung nóng một đầu thanh kim loại trên ngọn lửa, lát sau đầu kia cũng nóng lên.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Vì năng lượng nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao tới nơi có nhiệt độ thấp nên ngọn lửa đã truyền năng lượng nhiệt cho đầu thanh kim loại được hơ, các phân tử kim loại cấu tạo nên đầu đó chuyển động nhanh hơn làm các phân tử liền kề cũng chuyển động nhanh theo dần dần lan sang đầu còn lại của thanh làm năng lượng nhiệt của đầu thanh đó tăng lên dẫn tới ta thấy đầu còn lại của thanh cũng nóng lên.

Tham khảo!

 

- Ví dụ: Đun nóng một đầu thanh kim loại, lát sau cầm tay vào phía đầu kia cũng thấy nóng lên.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Năng lượng nhiệt được đèn cồn đang cháy chuyển sang đầu của thanh kim loại. Thanh kim loại có khả năng dẫn nhiệt nên năng lượng được truyền dọc theo thanh đến phía đầu bên kia, khiến đầu thanh bên kia cũng nóng lên.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Ví dụ: Cho dầu vào chảo bật bếp, một lúc sau, dầu sôi.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Nhiệt lượng từ ngọn lửa của bếp truyền qua đáy chảo làm cho lớp dầu ở sát đáy chảo nóng lên và nở ra, khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp dầu phía trên. Do đó, lớp dầu nóng ở phía dưới sẽ chuyển động lên, lớp dầu ở phía trên có khối lượng riêng lớn hơn sẽ đi xuống. Quá trình này tạo ra dòng đối lưu làm cho cả khối dầu trong chảo nóng lên.

- Ví dụ: Vào mùa hè khi bật điều hòa, nhiệt độ xung quanh điều hòa được làm lạnh sẽ di chuyển xuống phía bên dưới sàn của phòng, nhiệt độ nóng sẽ được đẩy lên phía trên điều hòa và tiếp tục được làm lạnh.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Lớp không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn hơn nên sẽ di chuyển xuống dưới đẩy lớp không khí nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn lên trên, cứ lần lượt tạo thành dòng đối lưu.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một ví dụ phổ biến về hiện tượng bức xạ nhiệt là ánh sáng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu không khí và chiếu vào một bề mặt nhất định, nó có thể gây ra hiện tượng bức xạ nhiệt.

Sự truyền năng lượng trong hiện tượng bức xạ nhiệt xảy ra thông qua sóng điện từ (EM) và sóng hạt nhân (particle). Khi ánh sáng đi qua không gian, nó được truyền qua các phân tử bầu không khí bằng sóng điện từ, truyền năng lượng đến các phân tử khác để nâng cao nhiệt độ của bề mặt nhận.

Khi tia sáng chiếu vào bề mặt, các phân tử bề mặt hấp thụ các tia sáng và phát ra năng lượng dưới dạng sóng hạt nhân, truyền đi từ bề mặt đó đến các phân tử xung quanh và làm cho chúng rung động, nâng cao nhiệt độ của chúng. Sự truyền năng lượng này được gọi là bức xạ nhiệt.

Khi bề mặt nhận được năng lượng đủ lớn, nó sẽ phát ra nhiệt và làm tăng nhiệt độ của các vật xung quanh. Sự truyền năng lượng trong hiện tượng bức xạ nhiệt làm tăng nhiệt độ và làm cho vật thể trở nên nóng hơn.

22 tháng 7 2023

a, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Mảnh giấy bị xé thành nhiều mảnh nhỏ và vụn

b, Sự thay đổi về tính chất hoá học => Nước trở nên ngọt hơn nhờ có đường

c, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Đinh sắt sau khi uốn có hình dạng cong hơn ban đầu

d, Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác => Mẩu giấy vụn cháy thành tro 

e, Hiện tượng chất biến đổi vật lí => Đường đun nóng sẽ từ các tinh thể rắn sang dạng lỏng, sôi.

g, Hiện tượng biến đổi chất thành chất khác => Đinh sắt bị môi trường làm gỉ (sự oxi hoá sắt thành oxit sắt)

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ví dụ cách làm tăng áp suất

- Trong thực tế, để tăng áp suất của đinh khi đóng vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép)

- Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất.

- Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn -> giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng.

Ví dụ cách làm giảm áp suất

- Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất.

- Kéo bánh xe đi trên mặt đất mềm không bị lún là tăng diện tích mặt bị ép.

- Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất

14 tháng 8 2023

- Trên nắp các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để lấy nước dễ dàng hơn.

- Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Đun nước sôi trong ấm: Khi đun nước, dòng nước bên dưới nhận được năng lượng sẽ nóng lên, nở ra, nhẹ đi và đi lên phía trên, phần nước ở phía trên lạnh và nặng hơn nên đi xuống dưới. Cứ như thế tạo thành dòng đối lưu, làm toàn bộ nước trong ấm nóng lên.

- Điều hòa làm mát không khí thường lắp ở phía trên cao để khi điều hòa tạo ra khí mát  có khối lượng riêng lớn hơn không khí thường di chuyển xuống dưới chiếm chỗ lớp không khí thường và đẩy lớp không khí thường nhẹ hơn bay lên trên, cứ như thế tạo thành dòng đối lưu, làm mát cả căn phòng.

- Hình thành gió: Trên biển, khi trời nóng, đất liền nhanh nóng hơn nước biển, vì vậy vào buổi nắng gắt thì luồng không khí từ biển tràn vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào rất mạnh, nhưng đất liền cũng giảm nhiệt nhanh hơn nước biển nên vào ban đêm luồng không khí từ đất liền tràn ra biển tạo ra gió thổi từ đất liền ra biển.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt:

+ Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần.

+ Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung phát triển dày lên dần → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì.

  

- Ý nghĩa của sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt: Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng khi thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Do đó, sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp (không quá mỏng cũng không quá dày) cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong đó, sự tăng độ dày niêm mạc sau giai đoạn hành kinh tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng, sẵn sàng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung.