K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có hai kiểu so sánh:So sánh ngang bằngSo sánh không ngang bằng*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở...
Đọc tiếp

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có hai kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có hai kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

*Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ: hình thức - cách thức - phẩm chất – chuyển đổi cảm giác

*Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Câu hỏi: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa

a, So sánh và ẩn dụ

b, Nhân hóa và ẩn dụ

c, Ẩn dụ và hoán dụ

4
18 tháng 3 2019

c,

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

a) -Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

24 tháng 1 2020

Con thú nhồi bông đó như một con mèo.

Hok tot~

24 tháng 1 2020

TL :

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

19 tháng 7 2018

Những sự vật được mang so sánh: trẻ em - búp trên cành; rừng đước - cao ngất như hai dãy trường thành.

- Giữa các sự vật trong 2 vế có nét tương đồng nên có thể so sánh như vậy

- So sánh sự vật, sự việc với nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm co sự diễn đạt

 

29 tháng 6 2017

Nếu tả lại và liên tưởng cảnh buổi sáng trên quê hương:

- Mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa

- Bầu trời như tấm thảm lụa xanh trong khổng lồ

- Những hàng cây như thắp nến hai hàng

- Núi đồi nhấp nhô như những chiếc gai khổng lồ

- Những ngôi nhà như những chiếc tổ chim cu

8 tháng 1 2019

Trời đất vẫn vận hành đúng theo quy luật bốn mùa nhưng mưa thì hầu như không tháng nào không có. Mưa thường đổ nhiều vào mùa hạ, mùa xuân. Mưa cũng có chỗ bình thường nhưng cũng có nơi đặc biệt, ví như mưa ở xứ Huế quê tôi.

Tôi chưa thấy nơi nào mưa nhiều như ở Huế. Mưa rả rích bắt đầu từ cuối đông và vào dần vào lúc sang thu khi đã loáng thoáng có những cơn gió heo may từ miền Bắc thổi vào. Mưa gần như quanh năm làm cho Huế lúc nào cũng mát mẻ. Cây trái ở Huế xanh non và bốn mùa hoa trái sum suê, đặc biệt là ở vùng thôn Vĩ Dạ. Cỏ ở Huế, nhất là cỏ ở ven bờ sông Hương non tơ đến mỡ màng. Có lúc, chúng mềm oặt đi vì mưa nhiều và vì pải ngâm mình nhiều trong mưa.

Song điều đáng nói nhất về mưa Huế chính là những cơn mưa cuối xuân đầu hạ. Có lẽ không ở đâu mưa lại dài và dai như thế. Nó là thứ mưa khác hẳn mưa ngâu, mưa phùn, hai thứ mưa cũng dai dẳng hay diễn ra ở miền Bắc Bộ. Mưa Huế ào ào, xối xả khiến người ta có cảm giác như trời đang trút tất cả nước xuống Thừa Thiên. Chả thế mà, lúc còn sống, nhà thơ Tố Hữu đã đề những câu thơ bất tử về mưa Huế:

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

Đúng! Mưa Huế hình như là thứ mưa của những nỗi niềm thì phải. Người Huế thư thái nhưng bao giờ cũng suy tư. Có vẻ như thói quen ấy sinh ra từ mưa thì phải

Những cơn mưa dài tạo cho họ sở thích ngồi bên một bình trà nóng hay một cốc cà phê. Ngồi một mình hay cùng bạn bè uống trà, ngắm mưa và suy ngẫm.

Trên nền những ngôi nhà cổ, dấu ấn của mưa thể hiện sâu sắc nhất. Những cơn mưa lâu ngày làm cho mái ngói và những bức tường phủ đầy những đám rêu xanh. Cảnh tạo nên vẻ đẹp cổ kính và nỗi buồn mân mác cho những du khách đã từng có lần đến Huế.

Tôi nhớ, có lần theo bố đi bên sông Hương vào một buổi chiều mưa. Con thuyền đậu lặng trên bến sông Hương suốt một ngày mưa xối xả. Tôi ngồi co ro trong lòng bố dưới cái lạnh của trời mưa. Mưa trút xuống mái thuyền ào ạt rồi xả xuống dòng sông Hương không biết là bao nhiêu bong bóng nước cứ vừa nhô lên lại vỡ. Mưa cũng khiến tôi cảm thấy buồn rồi lăn ra ngủ ngon lành trong lòng bố.

Huế cũng hay có những cơn mưa bất chợt ào đến rồi đi vội vã. Mưa đuổi theo những tà áo trắng, những giây phút vội vàng hiếm thấy của các nữ sinh Đồng Khánh trên đường tan học.

Ngày nay mưa Huế lại trở thành một tiềm năng du lịch, là một thú vui của du khách trong mỗi lần có dịp đến đây. Du khách thăm Huế vào mùa mưa sẽ có thêm chương trình nghe ca Huế ngắm mưa trên cạn hay trên bến nước sông Hương. Những làn điệu dân ca trong những ngày mưa càng làm cho du khách cảm nhận sâu sắc hơn cái vẻ trầm tư của Huế, khiến cho họ dù chỉ đến một lần nhưng dấu ấn về Huế thì sẽ mãi không phai nhạt.

Mưa Huế buồn nhưng đẹp. Song điều khiến tôi thích nhất là mưa Huế rất hợp với tình cảm của con người. Mưa cùngvới người hiền hoà, thấm đậm và cuốn hút rất khó rời ra.

8 tháng 1 2019

Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.

Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.

Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.

Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em.

Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.

Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.

7 tháng 1 2018

a,con nhà mình ngu hơn con nhà người ta.

b,Cái máy chiếu hữu dụng hơn cái bảng.

c,Con chó còn hơn cả con nhà mình.

d,Con đi chăm núi ngàn khe không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

7 tháng 1 2018

a, So sánh người với người:

- Người là Cha ,là Bác ,là Anh

b,So sánh vật với vật:

-Tiếng suối trong như tiếng hát xa

c,So sánh vật với người:

-Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng 

d,Công cha như núi Thái Sơn

26 tháng 7 2018

mặt trời như chiếc đĩa tròn trĩnh, nhô lên từ phía đằng đông

ánh trăng sàng như cô tiên soi sáng cho vạn vật khi mang đên bao phủ

dòng sông dài tựa tấm vải lụa xanh ngọc

cánh đồng nhát ngát mênh mông như gợi lại bao kí ức tuổi thơ cho tôi

hàng tre xanh ngát như đang vẫy tay chào dân làng

26 tháng 7 2018

-Ông mặt trời như một quả cầu lửa.

-Ánh trăng sáng như gương ngày Trung Thu.

-Dòng sông đêm nay trông giống như một dải lụa đào.

-Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng.

-Hàng tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn.