K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

-Lợi ích:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

- Thách thức:

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

+ Cần có vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

 

25 tháng 10 2019

a. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế.

- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hóa có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vị trí ngày càng to lớn.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – năm 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 1999 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới toàn cầu đã và đang mở ra trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ty xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh.

Các công ty xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới.

b. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?

- Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế tòan cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.

- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Những tổ chức tiêu biểu của Quốc tế và khu vực như: 

+ Quốc tế: WHO,UNESCO,UNICEF,.. UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người, cung cấp viện trợ nhân đạo,..

+ Khu vực: APEC,.. là diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế, thúc đẩy hóa thương mại và đầu tư trong khu vực,..

24 tháng 10 2019

Toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới.

   Có những hệ quả:

      - Tích cực:

         + Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

         + Đầu tư tăng và khai thác triệt để khoa học và công nghệ.

         + Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

      - Hạn chế: làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

21 tháng 12 2018

Giải thích Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước. Chính vì thế, trong chuỗi liên kết này mà một khâu bị đứt sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống, có nghĩa là khi nào khủng hoảng nền kinh tế thế giới thì tất cả các nước đều ít nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp.

Đáp án: A

17 tháng 2 2016

a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.

- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

b. Hệ quả.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.

- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.

- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.

c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.

- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:

+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

+ Liên minh Châu Âu (EU).

+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).

+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).

+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:

+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.

+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.

d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.

* Năm 2009:

- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).

- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.

- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.

- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.

- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).

* Năm 2010:

- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.

- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.

- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.