K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2016

Chữ "trươc" chưa có dấu sắc kìa ^_^

25 tháng 4 2016

Sửa lại: Tất cả các buổi lễ chào cờ, buổi lễ nào cũng để lại trong em nhiều ấn tượng, nhất là buổi lễ chào cờ thứ 2 tuần trước.

9 tháng 4 2016

Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ... Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa....”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ...”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em.

9 tháng 4 2016

Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.

le chao co
Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em


Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em

 

 
24 tháng 4 2016

Lỗi :

​- Thiếu tên người viết đơn

​- Thiếu thời gian, địa điểm

​- Thiếu chữ kí

​Sửa :

​- Thiếu chỗ nào thêm chỗ ý

12 tháng 8 2018

chà! mùa hè sao trôi qua nhanh vậy ta. thấm thoắt đã đến ngày đi học rùi. hôm nay là buổi sớm thứ 2, không khí thật khang trang, mọi vật như khoác trên mình một hình tượng mới để chuẩn bị cho một tuần học đầu tiên đc vui vẻ và thành công. những bông hoa mười giờ nhỏ bé đã bắt đầu khoe sắc chào đón học sinh. bác bàng già ngày nào đã thay một màu áo mới. trông xa, nó như một ngọn nến xanh khổng lồ được thắp sáng trên bầu trời cao xanh.cây phượng hoa đỏ tháng năm đã tàn lụi những sắc đỏ. hàng ghế đá cx như sống lại bởi sự lau chùi sạch sẽ. tất cả của ngày đầu tuần thật tươi đẹp để đem lại nhiều may mắn cho cả tuần học mới.

27 tháng 4 2016

Tra mạng cho nhanh nha bnok

Chỉ ra lỗi trong các đơn sau, nêu lí do và đè xuất cách sửa:1.            ĐƠN XIN NGHỈ HỌCKÍNH Gửi:Cô giáo chủ nhiệmHôm qua đi học về chẳng may bị ngã xe đạp chân đau không thể đi đến lớp học được, vì vậy em viết đơn này xin cô cho em nghỉ học, khi nào khỏi em sẽ tiếp tục đi học.Em xin trân thành cảm ơn cô.2                                Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam                  ...
Đọc tiếp

Chỉ ra lỗi trong các đơn sau, nêu lí do và đè xuất cách sửa:

1.            ĐƠN XIN NGHỈ HỌC

KÍNH Gửi:Cô giáo chủ nhiệm

Hôm qua đi học về chẳng may bị ngã xe đạp chân đau không thể đi đến lớp học được, vì vậy em viết đơn này xin cô cho em nghỉ học, khi nào khỏi em sẽ tiếp tục đi học.

Em xin trân thành cảm ơn cô.

2                                Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

                                                                    Độc lập-Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN XIN HỌC LỚP CỜ VUA

Kính gửi:Cô giáo phụ trách lớp học cờ vua

Sau khi tìm hiểu về tác dụng của môn cờ vua, 1 môn thể thao gốp phần không nhỏ vào việc phát triển trí tuệ, bố mẹ đã đồng ý cho em đi học lớp này tại trường. Vì vậy em xin phép cô cho em được học. Em hứa sẽ thưc hioeenj nghiêm túc các quy định của lớp 

Em xin trân thành cảm ơn cô!

Học sinh
NGUYỄN THU MAI

5
18 tháng 4 2016

Đơn 1: Thiếu tiêu đề , tiêu ngữ;ngày tháng năm; người viết; lời cam đoan; kí tên.

Đơn 2: Ngày tháng năm; người viết;

Đơn 1: Thiếu:

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

       Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Ngày, tháng, năm

Tên người viết.

Ngày nghỉ học.

Lời cam kết.

Học sinh kí tên.

Phụ huynh kí tên.

 

Đơn 2: Thiếu:

Ngày, tháng, năm viết

Tên người viết đơn

17 tháng 3 2016

Ngay sau khi buổi học kết thúc. Thầy Ha-men cùng người em gái của mình ra đi, rời xa vĩnh viễn vùng An - dát, rời xa vĩnh viễn ngôi trường mà thầy giáo gắn bó bốn mươi năm.

Chiếc xe ngựa đưa thầy ra khỏi trường. Thầy thẫn thờ đưa mắt nhìn ngôi trường. Cả tới khi xe đã ra tới con dốc ở phía đầu làng, thầy vẫn cố ngoái lại nhìn, Rồi thầy quay đi, rút khăn mùi xoa lau nước mắt. Thật tội nghiệp cho thầy.

Bọn học trò nhỏ chúng tôi đưa tiễn thầy mãi đến tận ngã ba, nơi con đường làng nhập và một con đường lớn. Thầy quay về phía chúng tôi, giọng nghẹn ngào:

-      Thôi, các con về đi! Thầy mong các con hãy nhớ những gì thầy đã nói với các con lúc nãy.

Chúng tôi oà lên khóc.

-      Hãy can đảm lên các con - Thầy an ủi chúng tôi và vẫy chào từ biệt.

Rồi chiếc xe ngựa chở thầy cứ xa dần, xa dần, mất hút vào con đường cái lớn. Lúc bấy giờ chúng tôi mới quay về làng. Chúng tôi im lặng đi bên nhau, thẫn thờ như vừa đánh mất một thứ gì quý giá lắm mà không thể nào tìm thấy được!

Hôm sau, thầy giáo dạy tiếng Đức đến thay thế thầy Ha­men...Ông thầy mới này cũng là người Pháp, nhưng không hiểu sao mới gặp chúng tôi đã có ác cảm. Phải chăng vì thầy dạy Đức văn chứ không phải Pháp văn? Sao thầy có thể nhồi nhét vào đầu óc chúng tôi thứ ngôn ngữ lạ hoắc và chán ngắt này?

 

Tôi không hứng thú gì với bài học Đức văn này cả. Tôi nghe thầy giáo giảng bài với một thái độ dửng dưng, lạnh nhạt.

Đên khi thầy giáo mới bảo chúng tôi tập viết những từ tiếng Đức theo mẫu thì tôi lại viết những phân từ tiếng Pháp mà thầy Ha-men đã dạy chúng tôi. Vì tôi mới biết viết tập toạng nên tôi cũng chẳng viết được mấy từ. Bực mình, tôi cắm ngòi bút xuống bàn. Ngòi bút cong vênh lên khi đâm vào mặt bàn cứng. Tôi tự giận mình trước đây sao không chú trọng vào việc học tập, thường hay trốn học và rong chơi ngoài đồng nội? Giá tôi chăm chỉ hơn..,!

Chao ôi, càng nghĩ, tôi càng đau lòng. Và tôi nhớ tới thầy Ha-men, nhớ da diết. Tôi nhớ cái ánh mắt vừa nghiêm khắc, vừa dịu dàng của thầy. Tôi nhớ hình ảnh lớn lao của thầv với bộ trang phục trang trọng tròng buổi học cuối cùng. Tôi nhớ những lời giảng say sưa, xúc động của thầy. Tôi nhớ những từ mẫu viết bằng chữ rông rất đẹp: “Pháp, Andát, Pháp, An-dát” như những lá cờ bay phấp phới trước các dãy bàn. Tôi nhớ cả những lần tôi không thuộc bài, bị thầy phạt trước lớp, hoặc những lần tôi viết nguệch ngoạc, mực giây đầy vở, bị thầy phạt xoè hai bàn tay vụt thước kẻ xuống...Những lúc ấy tôi cho rằng thầy ác quá và rất ghét thầy...

Nhưng lúc này đây tôi lại thèm được thầy trở lại đây dạy chúng tôi những bài Pháp văn, thèm được thầy phạt chúng tôi như vậy. Bây giờ tôi mới thấm thía những hình phạt của thầy là muốn chúng tôi tiến bộ.

Đang nghĩ miên man thì bỗng “cốp”, một cái thước vút mạnh xuống đầu tôi. Tôi choáng váng ngẩng lên. Thầy giáo dạy Đức văn mặt hằm hằm nhìn tôi:

-     Thằng nhãi, mày học hành thế này à? Mày có muốn nhừ đòn không? Liệu hồn đấy! Đồ nô lệ thối tha!

Tôi cố kìm nén sự tức giận và cả những giọt nước mắt chỉ trực trào ra.

Tôi bỗng thấy ánh mắt buồn rầu, trìu mến của thầy Ha­men: Can đảm lên các con. Và bên tai tôi văng vẳng lời thầy Ha-men:

-      Các con ạ, các con nên nhớ rằng: tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù...

Những tiếng ấy át đi lời sỉ nhục của thầy giáo dạy Đức văn, khiến tôi bình tĩnh dần trở lại.

Bao giờ thầy Ha-men trở lại?.

16 tháng 4 2016

Hôm nay em đi học sớm hơn thường lệ.  Từ xa, em đã nhìn thấy ngôi trường thân yêu lấp ló sau những hàng cây xanh.

Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say. Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ nên càng rộng thênh thang. Giữa sân trường, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác sà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thoả thích. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió.

Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường.Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp.Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng. Vì thế, đã có rất nhiều bạn vào nhầm lớp nếu không chú ý đến tấm biển nhỏ được treo trên cửa lớp. Toàn bộ khu trường hiện ra trước mắt em, tất cả đều sáng lên trong nắng sớm. Cái không khí tấp nập, ồn ào cứ dần dần rộ lên bao trùm cả khu trường.Gió như thổi mạnh lên trên những tán lá bàng. Ông mặt trời chiếu tia nắng đầu tiên xuống sân trường làm những giọt sương mai còn đọng trên khóm hoa mẫu đơn long lanh như hạt ngọc. Rồi mọi người cũng đã đến đông đủ. Tiếng bác trống trường lại vang lên quen thuộc giục chúng em vào lớp.

Có lẽ đã rất lâu em mới lại có dịp ngắm kĩ quang cảnh trường em trước buổi học để cảm nhận hết tình cảm sâu đậm của mình với mái trường thân yêu.



 

16 tháng 4 2016

mình xin lỗi bạn nha

mình ghi nhần địa chỉ

chứ câu hỏi bn đưa ra khó quá mik ko có bik lm

13 tháng 4 2016

 Đang giữa mùa hè oi ả của thành phố nhộn nhịp, tôi nhớ da diết buổi trưa ở quê tôi, những buổi trưa không ngủ, lén mẹ ra đầu làng đùa nghịch cùng lũ bạn. Những buổi trưa dưới khóm tre đầu làng ấy ghi sâu trong kí ức tuổi thơ tôi “Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..”
 Làng tôi nằm bên bờ sông Ba, một trong những con sông lớn nhất miền Trung. Có thể nói, quê tôi là một vùng đất trù phú của miền Trung. Quê tôi có những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu do sông Ba tắm mát phù sa. Nhưng khí hậu quê tôi cũng khắc nghiệt như bất cứ nơi nào trên dãi đất miền Trung này. Mùa đông thì bão lụt triền miên. Mùa nắng thì thiêu đốt bởi những trận gió Lào nóng bức. Thế nên những lũy tre làng có thể xem là lá phổi xanh của quê tôi. Có ngồi dưới lũy tre đầu làng mới có thể quan sát và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của quê tôi.
 Từ lũy tre đầu làng này, chúng tôi có thể nhìn thấy dòng sông Ba uốn khúc như con rắn khổng lồ trườn xuống uống nước biển Đông. Nằm trên bờ biển Đông là thành phố Tuy hòa, thành phố trẻ của quê tôi đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhịp sống sôi động của thành phố thể hiện ở
những ngôi nhà cao tầng, ở những dòng người và xe tấp nập. 
 Quê tôi nằm ở ngoại vi thành phố. Cách chỉ mấy cây số thôi, mà dường như cái sôi động của thành phố không ảnh hưởng gì đến không khí êm đềm của quê tôi. Gió từ biển Đông thổi về, đồng lúa xao động từng đợt như những con sóng xanh. Lúa đang thì con gái, tươi tốt mỡ màng báo hiệu vụ hè thu của quê tôi sẽ bội thu. Giữa trưa, trời trong xanh, những đám mây trắng, mỏng manh như dãi lụa lửng lơ trôi theo chiều gió. Trên con đường xã lộ, thi thoảng lắm mới có chiếc xe vụt qua. Ai nấy cũng như vội vã tránh khỏi con đường nắng rát ấy để về đến đầu làng, được che mát dưới những khóm tre xanh.
 Dưới bóng mát của những khóm tre ấy, bọn trẻ chúng tôi bày ra đủ các trò chơi. Nào là rượt bắt, nào chơi bắn bi… Chơi chán, chúng tôi ngồi trầm ngâm ngắm cảnh như những “ông cụ non”. Bóng tre trùm mát rượi lên chúng tôi, những cành lá xao động rì rào theo gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho bọn trẻ chúng tôi. Những bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kỳ dị trên mặt đất. Từ trong xóm, tiếng gà trưa vang lên như báo thức mọi người chuẩn bị công việc buổi chiều.
 Xa quê, theo ba mẹ vào thành phố sinh sống, nhưng hình ảnh quê hương với những khóm tre làng như sống mãi trong lòng tôi. Những buổi trưa bức bối giữa lòng thành phố lớn, tôi lại thèm được ngồi dưới bóng tre, thèm được hưởng làn gió mát quê nhà.

9 tháng 4 2018

Mình rất thích bài viết này banhqua

 

10 tháng 12 2016

Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đà dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi có độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi

 

6 tháng 4 2016

VNEN hả

6 tháng 4 2016

ờ bạn. Rồi sao? biết k? haha