K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2019

1.Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.

Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

2. Hình tượng

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...

3. Vần điệu và sự hòa đối

Ða số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.

Nhịp điệu là yếu tố quan trọng trong tục ngữ. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca ...

Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý.

1. Nghị luận dân gian Việt Nam- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ Việt Nam: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người;nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật đối, hiệp vần.- Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ.2. Nghị luận hiện đại...
Đọc tiếp

1. Nghị luận dân gian Việt Nam

- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ Việt Nam: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người;nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật đối, hiệp vần.

- Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ.

2. Nghị luận hiện đại Việt Nam

- Hiểu, cảm nhận đượcnghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nội dung của một số tác phẩm hoặc trích đoạn nghị luận hiện đại Việt Nam (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh; Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng).

3. Truyện hiện đại Việt Nam

- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại Việt Nam (Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn): hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, tàn bạo, nghệ thuật tự sự hiện đại, cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, sinh động

0
13 tháng 3 2018

nhanh len

10 tháng 2 2022

Câu 1 : Em tự làm 

Câu 2 :

`-` Cái răng, cái tóc là góc con người

`+` Nội dung : Tôn vinh giá trị con người, nói lên tính nết tốt đẹp của mỗi con người

`+` Nghệ thuật : 

`@` Diễn đạt ngắn gọn hàm xúc.

`@` Sử dụng hình  ảnh  hoán dụ tạo sinh động cho lời văn.

`-` Một mặt người bằng mười mặt của

`+` Nội dung : nói lên con người, sức khỏe của con người còn quý hơn vàng bạc.

`+` Nghệ thuật : 

`@` diễn đạt ngắn gọn , xúc tích.

`@` Sử dụng hình ảnh  so sánh, ẩn dụ, nói quá, nhằm nói lên giá trị con người.

 

14 tháng 1 2022

Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

6 tháng 2 2022

+ "Mực" : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.

+ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.

refer:

6 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuộc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thói hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

21 tháng 4 2018

Thế nào là tục ngữ? Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về chủ đề thiên nhiên - lao động sản xuất và một câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ ấy? Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với câu tục ngữ đó?

*Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày

Câu tục ngữ: "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

Về nội dung:

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

Về nghệ thuật:

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Câu tục ngữ khác về thiên nhien và lao động, sản xuất: - Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

-Ráng mỡ gà thì gió, ráng.

Câu tục ngữ:"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Về nội dung:

*Nghĩa đen: Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành *Nghĩa bóng: Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ

Về nghệ thuật:

-Ngắn gọn: Số lượng từ: 6 từ

-Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.

Câu tục ngữ đồng nghĩa:

-Uống nước nhớ nguồn

-Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

-Ăn cháo đá bát.

-Qua cầu rút ván.