K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được nâng tầm lên Đối tác chiến lược toàn diện. Cơ hội hợp tác đang được mở ra khi hai nước tiến hành chính sách đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, tháng 10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), điều này góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương phát triển lên tầm cao mới.

- Mặc dù có những khó khăn do Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng động lực hợp tác tích cực trong lĩnh vực kinh tế với Việt Nam vẫn tiếp tục. Khối lượng kim ngạch thương mại song phương giảm nhẹ, nhưng Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước thành viên ASEAN.

- Hai bên đang tích cực phối hợp tổ chức các sự kiện và buổi làm việc dưới hình thức đối thoại kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg năm 2022 (SPIEF-2022) và một sự kiện văn hóa nhân kỷ niệm 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Liên bang Nga.

- Các dự án hợp tác dầu khí giữa hai nước mang tính chiến lược lâu dài cả về chính trị và kinh tế, đã và đang được triển khai một cách hiệu quả. Đến nay, hợp tác với Nga chiếm khoảng 85% tổng sản lượng khai thác dầu và khí của Việt Nam, đặc biệt, lĩnh vực dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro năm 2021 kỷ niệm 40 năm thành lập và vẫn tiếp tục là biểu tượng của hợp tác Việt-Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam. Liên doanh RusVietPetro tại Nga là một trong những dự án đầu tư ở nước ngoài thành công nhất của PetroVietnam, đồng thời là biểu tượng của hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực cho cả hai bên.

NG
30 tháng 10 2023

Mối quan hệ kinh tế và xã hội giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển tích cực. Trong lĩnh vực kinh tế, việc tăng cường thương mại và đầu tư đã tạo cơ hội cho cả hai quốc gia. Các thỏa thuận thương mại tự do đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, thực phẩm và máy móc. Nga đã đầu tư vào một số dự án ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và tài chính.

Quan hệ xã hội và văn hóa cũng được tăng cường thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, trao đổi học sinh và giảng viên, và hợp tác giáo dục. Điều này đã góp phần củng cố tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Tổng cộng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga được xem là tích cực và có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cả hai quốc gia.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

Nhật Bản - đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam

- “Vương quốc Mặt Trời mọc” là nhà tài trợ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác du lịch lớn thứ ba và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

- Đại sứ Nhật Bản khẳng định sẽ làm hết sức mình để góp phần thúc đẩy và củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản; nhấn mạnh, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đều hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược về kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam, góp phần đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều sâu, bền vững.

- Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 42,7 tỷ USD, đạt mức tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 20,1 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 22,6 tỷ USD, lần lượt tăng 4,4% và 11,3% so với năm trước đó.

- Trong ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đã đạt 11,2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy mối quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

- Quan hệ đầu tư giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh mẽ. Tính đến ngày 20/3, Nhật Bản có 4.828 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt hơn 64,4 tỷ USD.

- Trong khi đó, xét riêng năm 2021, số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư và tăng 64,6% so với năm 2020. Con số này chỉ đứng sau Singapore và Hàn Quốc.

- Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tháng 1/2022, có đến 55,3% doanh nghiệp được hỏi mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động và rút khỏi Việt Nam chỉ lần lượt là 1,9% và 0,3%.

- Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam kể từ khi viện trợ ODA được nối lại năm 1992. Tính đến hết năm 2019, số vốn mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam đạt 2.578 tỷ yên - tương đương khoảng 23,76 tỷ USD - chiếm gần một phần tư tổng số ODA mà quốc tế dành cho Việt Nam.

- Nguồn vốn này đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình quan trọng với đất nước như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại, cầu Nhật Tân, hầm đường bộ Hải Vân…

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.

- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.

- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.

- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP (20% năm 2020). Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,0% GDP (2020).

+ Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Nga và có cơ cấu đa dạng, đóng góp 56,3% GDP (2020).

- Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông.

7 tháng 11 2023

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

12 tháng 7 2017

Đáp án B.

Giải thích: Quan hệ Việt – Xô đã chính thức được thiết lập vào 30 tháng 1 năm 1950, khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết mở đại sứ quán tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

21 tháng 2 2019

Chọn đáp án A

Vùng Trung ương là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mát-xcơ-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước.

Như vậy, vùng kinh tế trung ương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga là vì tập trung đông dân cư và có tiềm năng kinh tế lớn.

11 tháng 12 2021

Tham khảo

"Từ những năm cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, nhân dân Việt Nam đã tham gia cùng với Hoa Kỳ và Đồng minh trong mặt trận chung chống phát xít. Chỉ đúng 45 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, vào ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Việt - Mỹ thân hữu Hội (tiền thân của Hội hữu nghị Việt - Mỹ ngày nay)

10 tháng 8 2018

Đáp án A.

Giải thích: Vùng kinh tế Viễn Đông là vùng giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. Đây là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.