K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Giai đoạn

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp

Thái độ và đối sách của triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Kết quả, ý nghĩa

1858

đến

1873

- Tháng 9/1858, tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp.

- Phối hợp cùng quân triều đình để chống Pháp.

- Bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

- Tháng 2/1859, tấn công thành Gia Định.

- Chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã.

- Tự động nổi lên đánh giặc.

- Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp thất bại.

- Đầu năm 1860, rút bớt lực lượng ở Gia Định để san sẻ cho các chiến trường khác

- “Thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa.

- Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi

- Triều đình bỏ lỡ thời cơ đánh đuổi quân Pháp.

- Đầu năm 1861, tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng đánh chiếm Gia Định.

- Kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc.

- Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi

- Pháp làm chủ được Gia Định.

- Đầu năm 1862, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long

- Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

- Yêu cầu nhân dân bãi binh.

- Kiên quyết chống Pháp bất chấp lệnh bãi binh của triều đình.

- Pháp chiếm được 3 tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

- Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Nuôi hi vọng giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường thương thuyết.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

- Pháp chiếm được 3 tỉnh Tây Nam Kì; củng cố bộ máy cai trị và chuẩn bị cho các bước xâm lược tiếp theo.

1873 đến 1884

- Cuối năm 1873, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

- Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại.

- Kí hiệp ước Giáp Tuất

- Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,…

- Nhà Nguyễn công nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

- Pháp có điều kiện gây dựng cơ sở để tiếp tục xâm lược.

- Năm 1882, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai.

- Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại.

- Cầu viện nhà Thanh.

- Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,…

- Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc kì gây cho Pháp nhiều tổn thất.

- Năm 1883, tấn công cửa biển Thuận An

- Kí Hiệp ước Hác-măng (1883) sau đó tiếp tục kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

- Tiếp tục nổi dậy chống Pháp ở khắp nơi.

- Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. (ảnh 1)

13 tháng 8 2023

Sơ đồ tham khảo:

Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884.

 
NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Tháng 10/1873, Ph. Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

+ Ngày 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu cản địch nhưng không được. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, sau đó mở rộng đánh chiếm một số tỉnh thành lân cận.

+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) đã khiến Gác-ni-ê và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tháng 3/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.

+ Ngày 25/4/1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị rơi vào tay giặc.

+ Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp, gây cho kẻ địch nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã khiến Ri-vi-e và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

- Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1883 - 1884):

+ Ngày 18/8/1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế). Sau vài ngày chống trả quyết liệt, triều đình Huế buộc phải đình chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), với nội dung cơ bản là: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì; Vùng đất Trung Kì do triều đình Huế cai quản dưới quyền điều khiển của viên Khâm sứ Pháp chỉ bao gồm từ Đèo Ngang đến giáp Bình Thuận,…

+ Việc triều đình kí Hiệp ước Hác-măng làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), trong đó sửa lại một số điều của Hiệp ước Hác-măng nhằm xoa dịu dư luận.

=> Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

13 tháng 8 2023

tl nhiều vậy

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. => Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chống trả quyết liệt, khiến cho Pháp không thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

- Tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo vào Nam Kì, đánh chiếm thành Gia Định. => Quan quân triều đình chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã. Nhân dân Gia Định tự tổ chức lực lượng chống Pháp, ngày đêm quấy rối, đột kích khiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn.

- Đầu năm 1860, Pháp phải điều quân sang chiến trường khác, chỉ để lại Gia Định gần 1000 quân canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km. => Nguyễn Tri Phương huy động lực lượng tập trung củng cố Đại đồn Chí Hoà, tổ chức phòng thủ.

- Trong những năm 1861 - 1862, Pháp tập trung quân về Gia Định, tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hoà, sau đó lần lượt đánh chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. => Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng thua và rút chạy. Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Trương Định (1861 - 1864). Đến tháng 6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

- Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, sau đó tuyên bố 6 tỉnh Nam Kì là đất của Pháp và chỉ có chính quyền duy nhất ở đây là chính quyền thuộc địa Pháp. => Trong khi triều đình bất lực, phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, nhưng cuối cùng đều bị dập tắt.

 
NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

- Giai đoạn từ 1862 - 1874:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

14 tháng 9 2023

Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.  Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Charles Robert Darwin (1809 –  1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.